- Công ước về phòng ngừa và trấn áp các tội chống lại người được hưởng sự bảo hộ quốc tế, kể cả viên chức ngoại giao năm 1973 quy định tộ
3.2.2. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật, Tòa án với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân trong việc phát hiện,
với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân trong việc phát hiện, xử lý, cải tạo, giáo dục người phạm tội
Mục đích của hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009) là nhằm cải tạo, giáo dục người phạm tội. Giáo dục phạm nhân trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc xử sự trong cuộc sống xã hội, không phạm tội mới, vi phạm pháp luật và giúp họ tái hịa nhập cộng đồng là mục đích cuối cùng của công tác thi hành án hình sự. Đặc biệt là những người phạm tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân, bởi lẽ, trên thực tế các vụ khủng bố xảy ra ở Việt Nam, các đối tượng thực hiện hành vi khủng bố chủ yếu là các thành viên trong các tổ chức phản động lưu vong người Việt như tổ chức Chính phủ Việt Nam tự do, Liên đảng cách mạng Việt Nam, Việt Tân… Đây là những đối tượng có tư tưởng chống đối Nhà nước ta rất rõ rệt, chúng tiến hành các hành vi khủng bố nhằm lật đổ chính quyền, lập chính phủ lâm thời hoặc gây mất ổn định chính trị, phá hoại chính sách đại đồn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.
Vì vậy, để giáo dục, cải tạo, chuyển hóa những đối tượng này là cơng tác đặc biệt khó khăn; phải tạo cho họ niềm tin vào chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Để làm được điều này, có thể thực hiện các cơng tác sau:
- Trong thời gian chấp hành án phạt tù, phạm nhân thường xuyên được học pháp luật, giáo dục cơng dân, phổ biến thơng tin thời sự, chính sách của Đảng và Nhà nước. Từ đó, giúp cho họ có niềm tin vào chế độ, nhận thức được hành vi phạm tội của mình và cải tạo tốt trong thời gian chấp hành án.
- Trong công tác giáo dục cải tạo, khơi dậy khát vọng hoàn lương, hướng thiện cho phạm nhân là việc làm rất quan trọng, góp phần hình thành nhân cách tích cực cho họ. Để đạt được mục đích này, cơ quan thi hành án phải tạo ra các hình thức giáo dục mới, tạo sân chơi mới mang tính giáo dục sâu sắc.
- Thực hiện Nghị định số 80/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù, Bộ Công an đã chỉ đạo các trại giam tổ chức thực hiện nghiêm túc. Tại các trại giam, khi sắp hết thời hạn chấp hành án phạt tù, phạm nhân được học và củng cố những kiến thức cần thiết về pháp luật, tâm lý, nghề nghiệp, được thơng tin về tình hình kinh tế - xã hội. Cơng an địa phương đến các trại giam để rà soát và cấp giấy chứng minh nhân dân cho số phạm nhân chưa có hoặc đã bị mất; tư vấn và giải quyết khó khăn về nơi cư trú; phối hợp liên hệ, tìm kiếm việc làm cho số có hồn cảnh đặc biệt khó khăn. Nhằm nâng cao kiến thức pháp luật, khả năng tự giải quyết khó khăn, vướng mắc trong q trình tái hịa nhập cộng đồng, các cơ quan, ban ngành và đoàn thể phải hợp tác về phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật, hỗ trợ cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù và người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng.