Trong tố tụng hình sự của tiểu bang Victoria, Australia

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện địa vị pháp lý của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 38 - 126)

1.3. Địa vị pháp lý của bị can,bị cáo là ngƣời chƣa thành niên

1.3.3. Trong tố tụng hình sự của tiểu bang Victoria, Australia

Những quy định về xử lý trẻ em phạm tội chủ yếu được quy định trong Bộ luật về trẻ em và thanh niên 1989 (Vic). Bộ luật này tồn tại song song với Bộ luật hình sự 1958 của Tiểu bang Victoria.

Về tuổi chịu trách nhiệm hình sự, theo Bộ luật về trẻ em và thanh niên 1989 (Vic) thì trẻ em từ 10 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Cũng theo bộ luật này, trẻ em được định nghĩa là những người từ đủ 10 tuổi đến dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, Toà án dành cho trẻ em không xét xử những người từ đủ 19 tuổi kể cả khi phạm tội người đó là trẻ em theo định nghĩa nói trên.

Về quyền được thông báo về tội phạm mà mình bị điều tra và quyền im lặng, pháp luật tại Victoria quy định rằng trước khi tiến hành việc thẩm vấn, người thẩm vấn phải thông báo cho người bị thẩm vấn về tội phạm mà người đó bị tình nghi và đồng thời phải thông báo cho người bị thẩm vất biết rằng họ có quyền im lặng và bất kỳ điều gì mà họ khai ra có thể được dùng làm bằng chứng chống lại họ. Toà án cũng phán xét rằng khi cơ quan cảnh sát thông báo cho người bị tình nghi về một tội phạm cụ thể thì lời nhận tội liên quan đến tội phạm đó thì chỉ được dùng làm chứng cứ cho việc xét xử tội phạm đó, không được dùng làm chứng cho việc xét xử tội phạm khác.

Về quyền có cha mẹ, người đại diện hợp pháp hoặc người khác khi thẩm vấn, Điều 464E (1) quy định rằng một người dưới 18 tuổi đang bị giam giữ thì việc thẩm vấn chỉ được tiến hành khi có mặt cha mẹ, hoặc người giám hộ của người đó, nếu không có cha mẹ, người giám hộ thì phải có một người

phải cho phép người dưới 18 tuổi đang bị giam giữ này liên lạc với cha mẹ, người giám hộ hoặc một người độc lập khác và phải bảo đảm rằng việc liên lạc này không bị nghe lén. Điều luật này đã được Toà án giải thích rằng việc có mặt của người thân hoặc của người thứ ba độc lập là yêu cầu bắt buộc trong các cuộc thẩm vấn trẻ em. Trong trường hợp cha mẹ, người thân không thể tham dự, thì cơ quan cảnh sát phải mời một người thứ ba độc lập tham gia

Về quyền được xét xử theo thủ tục giản lược Toà án vị thành niên có thẩm quyền xét xử giản lược tất cả các loại tội phạm nghiêm trọng trừ năm tội là: giết người, giết người chưa đạt, vô ý làm chết người, gây hỏa hoạn dẫn đến chết người và lái xe cẩu thả dẫn đến chết người.

Về nguyên tắc “Suy đoán trẻ em không có đủ năng lực hành vi thực hiện tội phạm”, ngoài việc phải chứng minh yếu tố lỗi (mens rea) trong cấu thành tội phạm, đối với các tội phạm được thực hiện bởi trẻ em và tại thời điểm thực hiện tội phạm đứa trẻ trong độ tuổi từ đủ 10 đến dưới 14 tuổi thì pháp luật buộc bên công tố có nghĩa vụ chứng minh ngược lại “Suy đoán trẻ em không có đủ năng lực hành vi thực hiện tội phạm”. “Theo án lệ, trẻ em dưới 14 tuổi được suy đoán là chưa đạt độ tuổi để nhận thức về những việc mình làm. Nhưng suy đoán này có thể bị chứng minh ngược lại với chứng cứ rõ ràng, có ngọn ngành về tội phạm của đứa trẻ… Nghĩa vụ chứng minh ngược lại suy đoán trẻ em không có đủ năng lực hành vi thực hiện tội phạm được áp dụng không chỉ ở Toà án vị thành niên mà ở tất cả các Toà án khác. Như vậy, Toà án đã phân tích nguyên tắc “suy đoán trẻ em không có lỗi” với xu hướng mở rộng yếu tố lỗi của tội phạm để bao hàm cả nguyên tắc này. Cũng cần phải lưu ý rằng, việc xét xử với bồi thẩm đoàn thì viện công tố phải đưa ra đủ chứng cứ để thuyết phục bồi thẩm đoàn, chứ không phải thẩm phán, rằng đứa trẻ khi thực hiện hành vi phạm tội đã hiểu rằng hành vi đó là sai trái nghiêm trọng. Chính bồi thẩm đoàn sẽ quyết định việc bị cáo có tội hay không

Chương 2

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN

2.1. Khái quát lịch sử pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về địa vị pháp lý của bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên trƣớc khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

Nghiên cứu một cách có hệ thống lịch sự pháp luật Việt Nam về địa vị pháp lý của bị can, bị cáo là người chưa thành niên sẽ giúp chúng ta có được cách nhìn toàn diện và khái quát về quá trình phát triển của pháp luật Việt Nam về quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo là người chưa thành niên, qua đó sẽ có cơ sở để có được sự đánh giá đúng đắn thực trạng của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về địa vị pháp lý của bị can, bị cáo là người chưa thành niên, từ đó đưa ra phương hướng hoàn thiện địa vị pháp lý này. Lịch sử lập pháp nói chung và lịch sử lập pháp về người chưa thành niên phạm tội nói riêng cũng được nghiên cứu dựa trên lịch sử dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ: thời kỳ trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, thời kỳ từ năm 1945-1988, thời kỳ hiện nay. Mỗi một thời kỳ đều có những thành tựu lập pháp nhất định cần được nghiên cứ làm rõ.

2.1.1. Quy định về địa vị pháp lý của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trước Cách mạng tháng 8-1945

Thế kỷ XV đánh dấu bước phát triển mới trong hoạt động lập pháp của Nhà nước phong kiến Việt Nam, nó được coi là cái mốc hết sức quan trọng trong lịch sử pháp quyền nước ta. Hệ thống pháp luật được bắt đầu từ thời vua Lê Thái Tổ đến đời vua Lê Cung Hoành với đỉnh cao là những thành tựu lập pháp dưới đời vua Lê Thánh Tông. Tuân theo những giáo lý cơ bản của Nho giáo, Lê Thánh Tông cũng chủ trương đức trị, tức là lấy giáo lý đạo đức

nhiên, nhà vua cũng thấy được tầm quan trọng đặc biệt của pháp luật trong việc trị nước, nên ông cũng chủ trương pháp huy những điểm mạnh của pháp trị. kết quả là, tên tuổi của Lê Thánh Tông gắn liền với hàng loạt văn bản pháp luật quan trọng được ban hành trong giai đoạn này như: Hồng Đức Thiện chính thư, Thiên Nam dư hạ tập, Quốc Triều hình luật, còn thường gọi là Bộ luật Hồng Đức hay Luật hình Triều lê, một chỗ dựa pháp lý quan trọng bậc nhất để quản lý và ổn định đất nước thời trung đại. Bộ luật Hồng Đức được lưu lại đến ngày nay bao gồm 13 chương với 722 điều.

Trong bộ luật Hồng Đức, nhà lập pháp triều Lê đã quy định việc áp dụng hồi tố đối với người chưa thành niên phạm tội. Bộ luật Hồng Đức quy định: “Người nào khi phạm tội chưa già cả, tàn tật đến khi già cả, tàn tật mới phát hiện thì xử tội theo luật khi già cả, tàn tật và khi nhỏ mà phạm tội đến khi lớn mới phát giác thì xử tội theo luật khi còn nhỏ” [47, Điều 17]. Có thể nói với nguyên tắc hồi tố cho thấy các nhà lập pháp triều Lê đã rất quan tâm đến thời điểm phạm tội sao cho việc xử lý người chưa thành niên phạm tội theo hướng có lợi khi áp dụng luật.

Quốc Triều Hình Luật không quy định mức độ khoan hồng chung cho các độ tuổi, mà qui định các mức độ khoan hồng khác nhau tuỳ theo độ tuổi. Cụ thể:

Những người từ 15 tuổi trở xuống:

Theo các nhà lập pháp triều Lê, trẻ em ở độ tuổi từ 15 tuổi trở xuống thì về mặt thể chất cũng như nhận thức xã hội chưa hoàn thiện. Vì vậy, những người ở độ tuổi này chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi phạm vào nhóm tội thập ác (mười tội ác). Đối với những trường hợp phạm từ tội lưu trở xuống thì được áp dụng nguyên tắc chuộc tội bằng tiền. Bộ luật Hồng Đức còn nghiêm cấm áp dụng hình thức tra khảo với người từ 15 tuổi trở xuống: “Những người đáng được nghị xét giảm tội như 70 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống, người bị phế tật

thì không được tra khảo họ, chỉ cần căn cứ lời khai của nhân chứng mà định tội” [47, Điều 665]. Như vậy, theo Bộ luật Hồng Đức, việc xử lý những người 15 tuổi trở xuống phạm tội chủ yếu là nhằm giáo dục, qua đó giúp họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh chứ không nặng về trừng phạt.

Những người từ 10 tuổi trở xuống:

Những người ở độ tuổi này phải chịu trách nhiệm hình sự khi phạm vào nhóm tội thập ác. Tuy nhiên, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ phải được cân nhắc thận trọng và chỉ có nhà vua - người đứng đầu nhà nước phong kiến mới có thẩm quyền trực tiếp xem xét, giải quyết vụ việc. Quy định đặc biệt này của Bộ luật Hồng Đức thể hiện rõ nét sự quan tâm sâu sắc của nhà nước phong kiến Hậu Lê đối với thiếu niên, nhi đồng.

Những người từ 7 tuổi trở xuống:

Là người chưa đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Quan điểm nhất quán của các nhà làm luật thời kỳ này là khẳng định không buộc tội đới với trẻ em dưới 7 tuổi ngay cả khi họ phạm vào tử tội. Tuy vậy, nhà lập pháp cũng đã dự liệu những tình huống thực tế có thể xảy ra và thể hiện rõ thái độ của nhà nước đối với nhóm người này.

Ngoài ra, Bộ Luật Hồng Đức còn quy định một số điều bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em và người chưa thành niên. Điều 313 quy định:

Trẻ nhỏ mồ côi và phụ nữ tự bán mình làm người ở nếu không người bảo lãnh thì kẻ mua và kẻ viết văn khế, kẻ làm chứng đều bị xử roi, trượng theo luật (nữ bị đánh 50 roi, nam bị đánh 80 trượng) đòi lại tiền trả cho kẻ mua, hủy bỏ văn khế. Kẻ cô độc, khốn cùng từ 15 tuổi trở lên tự nguyện bán mình thì cho phép [47, Điều 313]. Kẻ nào trấn lột lấy quần áo và đồ vật của trẻ con... thì phải chịu tội đồ và phải bồi thường gấp đôi [47, Điều 436].

chứng thật, có ai đến nhận thì được lấy tiền nuôi dưỡng (mỗi tháng 5 tiền) trái luật không cho người ta nhận con thì xử tội nhẹ hơn tội quyến rũ một bậc [47, Điều 604]. Trường hợp kẻ nào làm chuyện ngược ngạo (lượm trẻ lạc về, không nuôi còn hành hạ) để đến nỗi con người ta chết thì đánh 80 trượng, đền 5 quan tiền nhân mạng cho cha mẹ đứa trẻ chết [47, Điều 605].

Có thể nói Bộ luật Hồng Đức hay Quốc triều hình luật là đỉnh cao của thành tựu pháp luật Việt Nam so với các triều đại trước đó. Đánh giá về giá trị của Bộ luật Hồng Đức, sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú viết:

Đời vua Lê có ban hành Bộ Hồng Đức hình luật, các đời sau vẫn theo Bộ luật ấy. Tuy có vài sự sửa đổi nhỏ trong lời văn, hay trong cách xếp đặt loại mục tuỳ theo thời kỳ, song các điều khoản căn bản vẫn không thay đổi. Bộ luật ấy đã được dùng làm quy củ để cai trị trong nước và cải thiện lòng người [14].

Bộ luật Hồng Đức ra đời cách đây hơn 500 năm nhưng tư tưởng pháp lý tiến bộ và tinh thần nhân văn cao cả của các nhà lập pháp triều Lê đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên vẫn có giá trị to lớn, đáng trân trọng và kế thừa trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói chung và trong việc hoàn thiện pháp luật hình sự nói riêng.

Trong thời kỳ thực dân Pháp xâm lược, có 3 BLTTHS khác nhau được áp dụng tại Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. Trong đó, theo Điều 20 và Điều 31 của BLTTHS tại Bắc kỳ đã phân loại NTGTT thành: bị can, bị cáo, người làm chứng, người bị hại. Theo BLTTHS Bắc Kỳ:

Người bị nã, sau khi nã được trong vòng 24 giờ sẽ do quan thẩm phán sơ cấp hoặc đệ nhị cấp quan nào đã tiếp nhận được thì phải dương đường củ vấn (xét hỏi) và hiểu thị cho bị can biết về tội

gì. Sự củ vấn ấy và tất cả sự củ vấn về sau phải làm biên bản. Biên bản ấy phải tuyên đọc cho người bị can biết, người ấy sẽ cùng quan thẩm phán đều ký tên. Nếu người ấy không ký tên hoặc không muốn ký tên trong biên bản cũng phải nói đến [4, Điều 17].

Quy định này của pháp luật đã thể hiện sự công khai minh bạch của pháp luật khi quy định cho phép bị can có quyền được biết mình bị buộc tội gì, được nghe lại biên bản hỏi cung bị can. Ngoài ra bị can cũng có thể không ký tên vào biên bản hỏi cung để xác nhận biên bản hỏi cung đó. Điều 42 quy định:

Phàm bị can còn tại ngoại và các người chứng mà quan chánh phẩm xét nên hỏi chứng ở trước phiên tòa thì sẽ bị đòi gọi chiếu như cách thức đã định ở điều thứ 20 [4, Điều 42]. Và Điều 43 quy định: ở trước phiên tòa, quan chánh thẩm phán tòa án tỉnh phải thân hành củ vấn và đối chất với các người bị can.. [4, Điều 43] Điều 51 quy định:… người đương sự có quyền năng kháng cáo là người bị can về tội vi cảnh hoặc bị can về khinh tội, trọng tội… hoặc người đại biểu đúng phép hoặc người thừa kế của các người ấy [4, Điều 51].

Như vậy, Bộ luật Bắc kỳ không quy định rõ khi nào người bị buộc tội mang tư cách bị can, khi nào có tư cách bị cáo. Mà ngay trong giai đoạn xét xử thì tư cách tố tụng của người bị buộc tội vẫn là bị can. Nhưng quy định trên cũng thể hiện được quyền của người bị buộc tội đó là quyền tham gia phiên tòa, được tiến hành tranh luận tại phiên tòa và được quyền kháng cáo.

2.1.2. Quy định về địa vị pháp lý của bị can, bị cáo là người chưa thành niên giai đoạn 1945 - 1988

Từ khi cách mạng tháng 8 thành công đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự 1985 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 là thời kỳ nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa mà sau này là nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam vừa phải tiến hành hai cuộc kháng chiến trường kỳ bảo vệ nền độc lập của dân tộc và thống nhất toàn vẹn Tổ quốc, vừa phải tiến hành công cuộc kiến thiết lại đất nước. Trong tình hình ấy, công tác xây dựng pháp luật nói chung, cũng như pháp luật hình sự và tố tụng hình sự nói riêng, đặc biệt là quy định về quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo là người chưa thành niên không được quy định một cách có hệ thống, mà nằm rải rác ở các văn bản khác nhau. Thậm chí vấn đề về người chưa thành niên phạm tội còn được quy định, đề cập trong các báo cáo tổng kết có tính chất hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của ngành Tòa án. Sau đây là một số quy định về địa vị pháp lý của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong hệ thống các văn bản pháp luật thời kỳ này.

Ở giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954, chủ yếu, thời kỳ này về pháp luật, chúng ta vẫn sử dụng một số chế định tiến bộ trong Bộ luật, văn bản Luật do thực dân Pháp và triều đình phong kiến ban hành trên cơ sở có sự sửa đổi, bổ sung phù hợp với chế độ xã hội mới. Đặc biệt là luật TTHS - một trong những luật cơ bản của hệ thống pháp luật cũng chưa được xây dựng thành Bộ luật riêng. Mọi hoạt động tố tụng giải quyết vụ án hình sự chủ yếu tuân thủ và dựa trên cơ sở các quy định mang tính hiến định cho toàn bộ hoạt động tư pháp Việt Nam trong Hiến pháp 1946 (Chương VI từ Điều 63

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện địa vị pháp lý của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 38 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)