CHƯƠNG III: TỔ CHỨC THI CÔNG CỐPPHA TRƯỢT CHO CÁC CÔNG TRÌNH DẠNG ĐỨNG

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng công nghệ thi công cọc nhồi đường kính nhỏ cho công trình xây dựng tại hải phòng (Trang 58 - 76)

- Bố trí máy vận chuyển theo phương đứng trong mặt bằng thi công cần

CHƯƠNG III: TỔ CHỨC THI CÔNG CỐPPHA TRƯỢT CHO CÁC CÔNG TRÌNH DẠNG ĐỨNG

CÔNG TRÌNH DẠNG ĐỨNG

III.1 Khái niệm, đặc điểm các công trình đứng dạng ống. III.1.1 Khái niệm.

Các công trình dạng ống có chiều cao lớn so với kích thước trên mặt bằng với tiết diện hình tròn, vuông hoặc đa gia giác, bố trí độc lập hoặc theo cụm. Tiết diện và chiều dày thành không thay đổi hoặc thay đổi theo chiều cao.

III.1.2 Đặc điểm.

Phương pháp đổ bê tông kết cấu và công trình sử dụng cốp pha trượt được thực hiện theo một quy trình công nghệ có tổ chức cao, thể hiện đầy đủ và rõ nét tính chất và các đặc trưng của phương pháp dây truyền trong xây dựng. Đặc điểm nổi bật của công nghệ là tổ chức sản xuất xây dựng theo phương pháp dây chuyền tốc độ với cách tổ chức rất khoa học và kinh tế. Sử dụng cốp pha trượt đã đạt được hiệu quả cao theo xu hướng của công nghiệp hóa, do đã tạo lập được một dây chuyền liên hoàn có hình thức dáng dấp của một dây chuyền công nghệ trong các phân xưởng của nhà máy.

Cốp pha trượt thuộc loại cốp pha dịch chuyển lên cao. Đặc trưng cơ bản của nó là việc nâng chuyển cốp pha được duy trì theo một quá trình liên tục theo suốt quá trình đổ bê tông, cho đến hết chiều cao công trình. Việc lắp dựng cốt thép trong cốp pha trượt được tiến hành thường xuyên cùng với các quá trình đổ bê tông. Thi công sử dụng cốp pha trượt không cho phép sử dụng ghép cùng với bất cứ loại ván khuôn cố định hay luân lưu tháo lắp nào khác.

Cốp pha trượt dùng khi xây dựng các kết cấu có bề mặt thẳng đứng của nhà và công trình có tiết diện không đổi, thay đổi hoặc dạng bậc, có yêu cầu đổ bê tông liên tục theo chiều cao. Các kết cấu được áp dụng thi công bằng cốp pha trượt có thể có dạng: kết cấu công trình tháp cao, tường, vách cứng, lõi cứng, cột, dầm.

Thiết bị cốp pha trượt là một thiết bị hoàn chỉnh, còn trong trạng thái dịch chuyển nó lại là một cơ cấu phức tạp. Khi dịch chuyển phải hướng theo một chiều thẳng (tránh làm biến dạng công trình), tuân thủ nghiêm ngặt về tốc độ nâng để đảm bảo cho bê tông thực hiện quá trình đông cứng trong ván khuôn theo yêu cầu quy định. Trong thi công chú ý để bê tông không được tách lớp, phân lớp đổ giữa các lớp cũ và mới. Đồng thời tốc độ trượt phải đảm bảo, nếu trượt nhanh quá, vượt tốc độ trượt lớn nhất sẽ làm bê tông sụt xuống có thể gây nguy hại phá hỏng công trình.

III.2 Tổ chức thi công cốp pha trượt cho các công trình dạng đứng theo phương pháp dây chuyền.

III.2.1 Tổ chức thi công phần móng.

- Công tác đào đất: Đào đất bằng máy đào chuyên dụng theo bản vẽ thiết kế và biện pháp thi công của nhà thầu được chủ đầu tư phê duyệt. Sau đó dùng nhân công sửa lại bằng thủ công theo đúng kích thước hình học thiết kế bản vẽ

- Công tác đổ bê tông lót. - Công tác cốt thép:

+ Công tác cốt thép được bắt đầu gia công ngay khi tiến hành đào đất móng.

+ Các loại thép tròn dùng làm cốt thép trong bê tông móng được phân loại theo đúng thiết kế (đúng nhóm, đúng số hiệu, đúng đường kính, cường độ

…). Thép trước khi đưa vào công trường đều phải qua thí nghiệm đạt cường độ mới được chấp nhận thi công.

+ Bề mặt thép được đánh sạch sẽ, không dính bùn đất, sơn vôi, dầu mỡ hoặc han gỉ, không có các vẩy thép. Thép chuyển tới hiện trường được che mưa nắng và được kê cao 20-30 cm.

+ Cốt thép được gia công tại xưởng tại công trường, khi gia công qua các công đoạn nắn thẳng, gia công nguội, đo cắt, uốn, nối và đặt vào khuôn đòi hỏi sự chính xác trong từng công đoạn.

+ Nắn thẳng cốt thép bằng máy, riêng các loại thép có đường kính > 18mm phải dùng máy cắt thép để cắt.

- Công tác ván khuôn thường và tháo dỡ ván khuôn:

+ Trước khi ghép cốp pha phải tiến hành kiểm tra cốt thép theo bản vẽ thiết kế. Kết quả kiểm tra phải được ghi bằng văn bản. Kiểm tra theo đúng bản vẽ, đúng vị trí và độ sai số cho phép.

+ Dùng cốp pha thép định hình kết hợp với ván khuôn gỗ ghép đến cao độ đỉnh móng.

+ Ghép cốp pha móng và dầm giằng móng sao cho các chỗ giáp nối không được có các khe hở làm chảy mất nước hồ xi măng, ảnh hưởng đến chất lượng bê tông móng.

- Công tác đổ bê tông phần móng: Thi công theo tiêu chuẩn TCVN 4453-1995.

Lập tiến độ ngang cho phần móng.

Phần móng có những đầu việc tổ chức sản xuất tương đối đơn giản, rõ ràng. Vì thế chọn tiến độ ngang rất thích hợp cho phần móng công trình.

Mô hình kế hoạch tiến độ ngang của phần móng

III.2.2 Tổ chức thi công phần thân (tác giả tập trung nghiên cứu tổ chức cốp pha trượt phần thân theo phương pháp dây chuyền).

III.2.2.1 Công nghệ thi công phần thân.

- Công tác cốt thép: Các thanh thép phần thân công trình được nối với các thanh thép phần móng bằng phương pháp nối hoặc hàn theo TCVN 4453:1995. Ngoài ra thi công cốp pha trượt cốt thép cần phải tuân thủ những đặc điểm sau đây:

+ Chiều dài của cốt thép nằm ngang không nên lớn hơn 7 m

+ Cốt thép nằm ngang phải được đặt chính xác và tương ứng với điểm đỡ, phải được liên kết chắc chắn với cốt thép đứng hoặc với các điểm đỡ tương ứng để không bị xê dịch trong khi trượt và đầm đổ bê tông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Sau khi đổ xong mỗi lớp bê tông, trên mặt bê tông tối thiểu phải có một lớp cốt thép nằm ngang đã buộc

+ Sau khi buộc xong, đoạn trên của cốt thép đứng cần được cố định tạm thời bằng giá hoặc bằng cốt đai để giữ ổn định vị trí.

+ Nếu cốt thép có uốn mỏ thì khi lắp đặt phần lưng của mỏ quay về phía mặt cốt pha.

+ Có biện pháp khống chế khoảng cách giữa cốt thép với mặt cốp pha để đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ đúng với thiết kế.

+ Cốt thép đưa lên sàn công tác cần được bó gọn hai đầu và đặt đúng vị trí quy định. Trọng lượng mỗi bó phải phù hợp với thiết bị nâng.

- Công tác ván khuôn trượt: Sau khi bê tông móng được thực hiện xong sẽ tiến hành xác định tim trục của ống khói, vạch bán kính ngoài, bán kính trong và các cửa.

+ Xác định các điểm đặt khung đà trượt.

+ Tiến hành lắp đặt hệ thống khung đà trượt, gông cốp pha và các chi tiết liên kết của mâm sàn.

+ Lắp đặt hệ thống trụ thang tải.

+ Lắp đặt cốp pha trượt, ván sàn và các thiết bị khác.

+ Lắp đặt thiết bị trượt, chạy thử không tải toàn bộ hệ thống thiết bị trượt.

Sau khi toàn bộ kết cấu thiết bị mâm sàn trượt được lắp đặt hoàn chỉnh, nghiệm thu kỹ thuật đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế sẽ tiến hành tổng vệ sinh mặt bằng và xây chèn chân cốp pha trượt

- Công tác đổ bê tông: Tổ đổ bê tông tiến hành 02 giai đoạn nối tiếp nhau. Giai đoạn 1: khi chưa nâng cốp pha, giai đoạn 2: Kể từ khi bắt đầu nâng cốp pha cho đến khi trượt và đổ bê tông tới cao trình thiết kế.

- Công tác bảo dưỡng: Sau khi bê tông được trượt ra khỏi cốp pha, có những phần bê tông bị sứt, mẻ, ba via, phình... các tổ đội bảo dưỡng sẽ phải làm ngay. Thời gian bảo dưỡng bê tông tính theo tốc độ trượt của cốp pha cho mỗi phân đoạn thi công.

- Công tác hoàn thiện: Tổ hoàn thiện cũng như tổ bảo dưỡng tính khoảng thời gian hoàn thiện một phân đoạn theo vận tốc trượt của cốp pha. III.2.2.2 Xác định thông số của các dây chuyền.

- Khối lượng ván khuôn phụ thuộc vào tiết diện công trình. Từ đó tính được nhân công và ca máy để lắp thiết bị ván khuôn và vận hành.

Công thức tính tốc độ trượt khống chế (V) theo cường độ bêtông ra ngoài tấm cốppha được xác định như sau:

max H - h - a V = V = cm/h T Trong đó: Vmax: Tốc độ trượt lớn nhất

H: Chiều cao của tấm CPT, H = 1,0-1,2 m

h: Chiều dày mỗi lớp đổ bêtông, h = 20 - 30 cm.

T: Thời gian cần thiết để bêtông có thể trượt ra khỏi tấm cốppha, a: Khoảng cách từ mặt bêtông đổ đầy đến mép trên của tấm cốp pha (a = 5 -10 cm).

Theo (hình 2.1) diện tích tiết diện công trình là : S = 3,14(R22 – R12) Khối lượng bê tông đổ mỗi đợt là: Q =3,14(R22 – R12)xh

Trong đó:

R1,R2: Bán kính đường tròn trong và ngoài D: Chiều dày thành vách

h: Chiều cao mỗi lớp đổ bêtông, h = 20 - 30 cm. - Nhân công đổ bê tông được tính: Ni =

i i

SQ Q

Trong đó: Ni là số công nhân đổ bê tông Qi là khối lượng bê tông

Si định mức một nhân công đổ bê tông trong 1 ca

- Khối lượng thép thi công theo một phân đoạn. Qj = µ x Qi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó: Qj là khối lượng cốt thép

Qi là khối lượng bê tông theo một phân đoạn

µ hệ số hàm lượng cốt thép trên bê tông theo kinh nghiệm (µ = 3-5%)

- Nhân công gia công cốt thép được tính: Nj =

j j

SQ Q

Trong đó: Nj là số công nhân thi công cốt thép Qj là khối lượng cốt thép

Sj định mức một nhân công làm cốt thép trong 1 ca

- Tổ bảo dưỡng bê tông và tổ hoàn thiện làm việc trên sàn treo trong và sàn treo ngoài, khối lượng công việc phụ thuộc vào tốc độ trượt cốp pha, từ đó căn cứ vào định mức để tính ra được số nhân công làm việc trên sàn treo.

1 2 3 4 5 6 71 1 2 3 v.t Hình vẽ 3.1

Từ hình vẽ 3.1 các dây chuyền làm việc như sau:

- 1 Lắp đặt ván khuôn trong (chiều cao ván khuôn H = 1,0-1,2)

- 2 Lắp dựng cốt thép ngang và thẳng đứng được nối từ thép chờ cổ móng, cốt thép ngang được buộc cao hơn ván khuôn từ 5-10cm

- 3 Lắp dựng ván khuôn ngoài

- 4 Đổ bê tông theo đợt, mỗi đợt có chiều dày từ 30-40cm.

- 5 Buộc cốt thép ngang có chiều cao h = Vxt (v tốc độ trượt ván khuôn, t thời gian trượt)

- 6 Trượt ván khuôn với vận tốc V - 7 Đổ bê tông vào ván khuôn

... Sau đó trượt bình thường 3 dây chuyền cốt thép, ván khuôn, bê tông làm việc xen kẽ nhau cho đến một khoảng chiều cao H vừa đủ để lắp giá treo

(trong và ngoài) ngay dưới sàn thao tác để bố trí dây chuyền bảo dưỡng và hoàn thiện.

III.2.2.4 Tiến độ thi công cốp pha trượt phần thân công trình.

- Từ các thông số xác định ở trên và chọn chiều cao là tổng phân đoạn trượt của ván khuôn.

1 2 3 4 5 4 2 3 1 4 III.2.3.Giải pháp tổng mặt bằng công trình.

Các công trình có diện tích thi công nhỏ như ống khói, lõi thang máy. Vì thế công việc thiết kế tổng mặt bằng phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Mặt bằng trên mâm trượt: bố trí các vị trí đặt thép thi công, thùng chứa bê tông phải đều nhau. Nếu bố trí không đều sẽ làm ảnh hưởng đến mâm trượt như nghiêng, xoay vặn...

- Thiết bị vận chuyển lên cao như thang tải được lắp vào cạnh của mâm trượt có vị trí giao thông đi lại tốt nhất để vận chuyển thiết bị hoặc nhân công đi lại. Vận chuyển vật liệu cốt thép, bê tông lựa chọn tời điện số lượng tời điện phụ thuộc vào khối lượng vật liệu thi công, vị trí tời điện đặt gần vị trí cốt thép hoặc bê tông trên mâm trượt.

- Mặt bằng dưới mặt đất: Nếu đổ bê tông bằng máy trộn bê tông nhỏ tại công trường (thường máy trộn bê tông 250l) thì phải bố trí kho chứa bê tông, bãi cát vàng, bãi đá, bể nước, máy phát điện dự phòng, máy trộn bê tông dự phòng...

1 2 2 1 2 1 2 1 2 3 3 3 3 4 6 5 6 7 8 9 10 11 13 1 2 3 4 5 6 8 9 10 11 12 5 12 7 13

III.2.3.2.Mặt bằng thi công những công trình có diện tích lớn.

Các công trình có diện tích thi công lớn như xi lô, cụm xi lô... Công việc thiết kế tổng mặt bằng khác với tổng mặt bằng công trình có diện tích nhỏ ở những điểm như sau:

- Mặt bằng trên mâm trượt: bố trí 2 loại vật liệu chính là bê tông, cốt thép, không bố trí tời điện như tổng mặt bằng công trình diện tích nhỏ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thiết bị vận chuyển người lên xuống bằng thang tải (thông thường bố trí 02 cái đối xứng nhau qua mâm trượt).

- Thiết bị vận chuyển vật liệu bê tông, cốt thép lựa trọn cần trục tháp số lượng cần trục tháp phụ thuộc vào công trình.

- Mặt bằng dưới mặt đất: Công trình có diện tích lớn, khối lượng đổ bê tông lớn nên hay dùng bê tông thương phẩm. Nhiều công trình bố trí trạm bê tông thương phẩm ngay trong công trường thi công. Bố trí bãi tập kết bê tông và bãi tập kết cốt thép dưới chân công trình phải thuận lợi cho việc chuyên chở.

1 2 2 3 4 1 2 3 4 5 6 3 5 8 9 7 7 8 6 9 2 2 2 1 1 1

III.3.Tổ chức thi công cốp pha trượt cho một ống khói điển hình theo phương pháp dây chuyền.(tác giả tổ chức phần thân công trình)

III.3.1 Quy mô hạng mục công trình.

Ống khói khu coke Nhà máy Gang thép Thái Nguyên “Khu Gang Thép – TP Thái Nguyên” với các đặc tính kỹ thuật cơ bản như sau:

* Phần móng ống khói: - Chiều cao móng: Từ cốt - 6.500 đến cốt +1.000 H = 7,5m - Bán kính đế móng: R1 = 8.500 R2 = 5.800 R3 = 4.420 - Cốt thép móng: 3 lớp có đường kính từ φ10 đến φ25 * Phần thân ống khói: - Từ cốt +1.000 đến cốt +95.00 H = 94m

- Đường kính ngoài ống khói: + Tại cốt +1.000 D = 8.700

+ Tại cốt +95.000 D = 4.000 - Chiều dày tường:

+ Tại cốt +1.000 d = 350 + Tại cốt +95m d = 180

- Độ thu côn:

+ Từ cốt +1m đến cốt +95m i= 5% - Khối lượng phần thân từ cốt +1.000 đến +95.000

+ Khối lượng bê tông thân ống khói mác B30 = 520 m3 + Khối lượng cốt thép thân = 105 tấn

III.3.2 Xác định thông số dây chuyền.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng công nghệ thi công cọc nhồi đường kính nhỏ cho công trình xây dựng tại hải phòng (Trang 58 - 76)