Tình hình đạo đức XH hiện nay

Một phần của tài liệu đề cương TT hồ chí minh potx (Trang 34 - 37)

I. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ

Tình hình đạo đức XH hiện nay

Việt Nam đang bước vào giai đoạn hiện đại hóa – công nghiệp hoá đất nước để theo kịp các nền kinh tế trong khu vực; và để, không có cách nào khác, đi vào tiến trình toàn cầu hoá của cả hành tinh. Sự chuyển đổi cơ cấu

kinh tế như thế không thể không kéo theo nhiều biến đổi khác, trong đó có sự biến đổi về đạo đức. Trong thời gian gần đây, đất nước Việt Nam đang phải đối diện với nhiều tệ nạn xã hội, hoặc do chính cơ chế kinh tế thị trường; hoặc do việc du nhập nhiều phong cách sống của các nước tư bản; hoặc do những nền tảng “văn hoá xã hội” đã không còn thích hợp nữa trong tình hình mới : tham nhũng, ma tuý, ăn chơi xa sỉ, phung phí, đua xe, thanh thiếu niên đua đòi tại các vũ trường, hiện tượng thanh niên sau 0 giờ, thanh niên lao vào các trang xấu trên Internet....

Bên dưới tất cả những hiện tượng tiêu cực nổi cộm trong xã hội hiện nay, chúng ta có thể thấy một tình trạng sâu xa hơn : suy thoái giá trị đạo đức mà mức độ của nó có thể nói là một sự khủng hoảng. Hoàn cảnh mới của tình hình kinh tế thị trường vừa cho thấy giá trị đạo đức trong thời kỳ bao cấp trước đây đã không còn đủ, không còn thích hợp cho tình hình mới; đồng thời, cũng cho thấy những quan niệm căn bản của một nền triết học đang chi phối xã hội chúng ta không đủ hay ít là không toàn diện để có thể “đồng hành” cùng dân tộc trong quá trình lịch sử của mình.

Song mặt trái của kinh tế thị trường đã thâm nhập rất mạnh, ngày càng mạnh và sẽ còn tiếp tục gay gắt hơn nữa trong những thập kỷ tới.

Những mặt trái này đã chậm được nhận thức, chậm phát hiện, chậm xử lý. Hiểu biết phiến diện về kinh tế thị trường, trong đó điều đáng nói là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, đạo đức và lối sống tư sản đã không được nghiên cứu đầy đủ, không thấy hết những ảnh hưởng, tác động tiêu cực của nó vào nước ta khi mở cửa và hội nhập... đã dẫn tới sự xem nhẹ, coi thường những bảo đảm đạo đức và văn hóa nói chung đối với xã hội khi bước vào kinh tế thị trường.

Những yếu kém trong quản lý kinh tế và xã hội, việc buông lỏng kiểm tra, kiểm soát, giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực của công tác tổ chức và cán bộ, kể cả trong Đảng và Nhà nước... đã tạo nên những kẽ hở cho mặt trái của kinh tế thị trường thâm nhập và lũng đoạn vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, kể cả trong chính trị.

Pháp luật lại không đầy đủ, thiếu đồng bộ, kém hiệu lực và hiệu quả với không ít những biểu hiện nhu nhược, yếu kém của 'những tổ chức, cơ quan có trọng trách thi hành, bảo vệ pháp luật, sự hư hỏng, thoái hóa của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức có chức có quyền. Xử lý theo pháp luật chưa nghiêm. Nguyên tắc mọi người bình đẳng trước pháp luật không được thực hiện nghiêm minh. Tình trạng đó chẳng những làm suy yếu thể chế, quyền dân chủ của mọi người dân và nguyên tắc công bằng xã hội bị vi phạm, mà còn tạo ra mảnh đất dung dưỡng cho những hành vi phản đạo đức, những cái ác, cái xấu, cái giả, phi nhân tồn tại và phát triển. Môi trường đạo đức và nhân văn xã hội bị đe dọa nghiêm trọng.

Giáo dục đạo đức, văn hóa đạo đức, nhất là giáo dục truyền thông (bao gồm truyền thống lịch sử dân tộc, truyền thống cách mạng, truyền thống và bản sắc văn hóa tinh thần, đạo đức...) bị xem nhẹ, thậm chí đã có lúc bị bỏ trống. Đồng tiền lên ngôi, lối sống vụ lợi, vị kỷ, thực dụng, tôn thờ các giá trị vật chất, các tiện nghi tiêu dùng và hưởng lạc, sự trỗi đậy của chủ nghĩa cá nhân cực đoan... đã lấn át và làm xói mòn các giá trị tinh thần, làm hủy hoại đạo đức, nhân cách. Hậu quả này là do sự xem nhẹ giáo dục đạo đức và giáo dục truyền thống gây nên mà giờ đây xã hội đang phải hứng chịu, phải trả giá đắt.

Phát triển có nguy cơ biến thành phản phát triển bởi sự coi thường đạo đức và các giá trị nền tảng của đạo đức xã hội khi đi vào kinh tế thị trường.

Tình trạng thương mại hóa trong lĩnh vực giáo dục, y tế đến mức nghiêm trọng và gây ra những hậu quả tai hại. Đạo đức của người thầy giáo và người thầy thuốc bị xâm phạm, làm vẩn đục, hoen ố các quan hệ con người, làm tha hóa nghiêm trọng con người, đạo đức và nhân cách.

Thương mại hóa còn thâm nhập vào các lĩnh vực khác của đời sống tinh thần: báo chí, văn học, nghệ thuật, sáng tác, biểu diễn, cảm thụ và tiêu dùng các giá trị văn hóa.

Hoạt động nghiên cứu và quản lý khoa học các quan hệ xã hội trong đời sống của giới trí thức cũng có không ít những biểu hiện thiếu lành mạnh, xa lạ với các chuẩn mực văn hóa, xa lạ với đạo đức và nhân cách khoa họe của những người trí thức chân chính với truyền thống trọng đạo lý và chân lý.

Cơ chế "xin - cho" từ kinh tế và quản lý kinh tế cũng như quản lý nhà nước nói chung không được ngăn chặn, xóa bỏ đã gây tác hại khôn lường, không chỉ gây tổn thất trong kinh tế, đẩy quan liêu - tham nhũng vốn đã là "quốc nạn" và "trọng bệnh" từ bao lâu nay tới chỗ gay gắt và trầm trọng hơn mà còn làm biến động các quan hệ đạo đức, xuyên tạc phương thức đánh giá giá trị, làm lệch lạc các định hướng giá trị, cách ứng xử và hành xử

của con người.

Mất mát tiền của vật chất là to lớn, mất mát về đạo đức, về các giá trị tinh thần còn lớn hơn, nhất là sự xuất hiện nguy cơ khủng hoảng tinh thần, mất phương hướng lựa chọn giá trị - niềm tin và lối sống ở thế hệ trẻ. Họ đang lớn lên, đang vào đời và chuẩn bị vào đời (thanh, thiếu niên) mà không biết tìm những điểm tựa tinh thần, tư tưởng, những chuẩn mực đạo đức và lối sống ở đâu, với những tấm gương nào để noi theo.

Thói đạo đức giả với những biểu hiện của nó trong lối sống, nói không đi đôi với làm ở không ử những người lớn, trong gia đình, nhà trường, cơ quan, công sở và ở ngoài xã hội đã gây ra những phản cảm nặng nề đối với lớp trẻ, làm cho họ mất niềm tin. mất phương hướng trong cuộc sống.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) trước hết phải có con người XHCN". Chúng ta sẽ tiến lên, sẽ chiến thắng trong cuộc thách thức mới của thời đại, chủ yếu là bằng sức mạnh sáng tạo của con người Việt Nam XHCN.

Bởi vì, đối tượng của sự thách thức chính là con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, và người đứng ra gánh vác nhiệm vụ phải giành thắng lợi trong cuộc thách thức ấy cũng không phải là ai khác, mà chính là con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Con người luôn đứng ở trung tâm của mọi quá trình lịch sử, trên đất nước ta đã như vậy, ở các nước khác trên thế giới và trong toàn bộ lịch sử loài người cũng như vậy.

Con người Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã sáng tạo ra lịch sử của dân tộc, làm nên những sự tích phi thường, xây dựng nên truyền thống vẻ vang trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Con người ấy sớm có tinh thần độc lập tự chủ, lòng yêu nước nồng nàn, chí khí đấu tranh bất khuất, dũng cảm và thông minh trong chiến đấu, cần cù và sáng tạo trong lao động.

Thời đại ngày nay đòi hỏi con người Việt Nam mới phải là con người vừa cách mạng vừa khoa học, vừa có tinh thần làm chủ, vừa có năng lực làm chủ. Con người ấy kế thừa và không ngừng nâng cao những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và của Đảng, phải thường xuyên đổi mới kiến thức văn hoá, nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ, có thể lực mạnh khoẻ, tâm hồn trong sáng, trí tuệ và tài năng ngày càng được phát huy, có tầm hiểu biết rộng lớn về chính trị, tư tưởng, về kinh tế và xã hội.

Song ở đây cần phải nhìn thẳng vào sự thật. Bên cạnh bản chất tốt đẹp và những tiến bộ lớn về nhiều mặt, con người Việt Nam hiện nay vẫn còn có những hạn chế và thói quen do nền sản xuất nhỏ lâu đời để lại, những ảnh hưởng của cách làm ăn tản mạn, bảo thủ trì trệ, thiếu đầu óc tổ chức. Trong những năm gần đây, các nhân tố tiêu cực trong xã hội đang làm xói mòn phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam mà Đảng đã dầy công vun đắp. Trong một bộ phận thế hệ thanh niên ngày nay, đang xuất hiện những hiện tượng thoái hoá về tinh thần và thể lực rất đáng lo ngại.

Một nhiệm vụ cực kỳ to lớn và nặng nề của Đảng và Nhà nước là phải chăm lo giáo dục và đào tạo con người Việt Nam, làm cho mỗi người đều trở nên những con người mới XHCN có đầy đủ phẩm chất và tài năng để đảm nhận công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Bởi vì, chất lượng toàn diện của con người Việt Nam XHCN là nhân tố quyết định vận mệnh của đất nước, tương lai của dân tộc.

Bằng chính sách xã hội và bằng công tác giáo dục và đào tạo, chúng ta phải ra sức phấn đấu để không ngừng nâng cao chất lượng của con người mới Việt Nam trên hai phương diện: Với tư cách là người làm chủ tập thể XHCN, đồng thời với tư cách là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội nước ta, là "lực lượng sản xuất vĩ đại nhất" như Mác đã từng khẳng định.

Con người mới XHCN ở nước ta phải được rèn luyện và đào tạo trong quá trình tổng hợp của ba cuộc cách mạng, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt. Với những bước phát triển mới của cách mạng khoa học - kỹ thuật, cuộc cách mạng giáo dục phải được coi là một bộ phận hữu cơ không thể thiếu, phải mở rộng cửa của giáo dục cho khoa học và kỹ thuật.

"Giáo dục toàn diện", "giáo dục thường xuyên", "giáo dục liên tục". Giáo dục trong nhà trường, trong gia đình, trong xã hội, trong các cơ sở sản xuất, trong lực lượng vũ trang, trong các đoàn thể quần chúng. Nội dung của cuộc cách mạng giáo dục phải kết hợp chặt chẽ khoa học - kỹ thuật với lao động sản xuất; "kết hợp lao động sản xuất của tất cả mọi người với việc giáo dục cho tất cả mọi người"1 . Làm cho con người mới Việt Nam, từ giai cấp công nhân, nông dân lao động, trí thức XHCN, mọi công dân thuộc các tầng lớp, các dân tộc đều trở thành những con người mới, vừa cách mạng, vừa khoa học. Với trình độ khác nhau và ngày càng được nâng cao, mọi người đều tiếp cận với những kiến thức về văn hoá và khoa học, những tri thức về kỹ thuật và công nghệ mà xã hội cần đến trong những năm trước mắt, đồng thời có được những dự trữ về kiến thức văn hoá và khoa học cao hơn, trình độ kỹ thuật và công nghệ hiện đại hơn, đáp ứng yêu cầu sau này của sự nghiệp công nghiệp hoá nước nhà. Ở đây, cần phải nói đến vai trò và vị trí quan trọng của trên 14 triệu học sinh đại học, phổ thông, tuy đang còn ở trên ghế nhà trường, nhưng vẫn là tiềm lực hùng hậu của cách mạng khoa học - kỹ thuật, là những người làm chủ tương lai của đất nước.

Bởi vậy, việc tiếp tục xây dựng và phát triển lực lượng khoa học và kỹ thuật một cách cân đối, đồng bộ, có chất lượng và cơ cấu phù hợp với chiến lược phát triển chung, với các hướng khoa học, kỹ thuật và kinh tế ưu tiên trong từng giai đoạn là một nhiệm vụ có tầm quan trọng lớn. Một mặt, phải tiếp tục đào tạo tốt đội ngũ cán bộ chuyên môn và nghiên cứu khoa học, cán bộ đầu ngành và liên ngành (cả khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật); đặc biệt chú trọng đào tạo các kỹ sư thực hành, kỹ sư thiết kế, kỹ sư công nghệ có trình độ cũng như các cán bộ quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản lý khoa học và kỹ thuật có tài năng. Mặt khác phải đẩy mạnh hơn nữa việc đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, công nhân lành nghề, đội ngũ nông dân lao động tiên tiến và có kỹ thuật; có chính sách để sử dụng tốt hơn, chăm lo đầy đủ hơn đến đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ này.

Một phần của tài liệu đề cương TT hồ chí minh potx (Trang 34 - 37)