II. THỰC TRẠNG TẠO VÀ DUY TRÌ ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO
4. Đánh giá chung:
a. Ưu điểm:
Những phương pháp tạo và duy trì động lực cho người lao động đang sử dụng ở Nhựa Hòa Phát thực sự đã tạo tâm lý làm việc hang say cho cán bộ công nhân viên ở đây. Người lao động đã phát huy năng lực làm việc của mình cũng như được trau dồi các kỹ năng tay nghề. Những chính sách lương thưởng đang áp dụng đã làm cho nhân viên của công ty ổn định thu nhập, phấn chấn với những công việc đang làm. Đó có thể nói là những thành công mà các cấp quản lý trong công ty đã làm được.
b. Nhược điểm:
Phương pháp kinh tế: Cùng với sự lớn mạnh của công ty, thu nhập của người lao động đã không ngừng được tăng cao. Song so với mặt bằng chung, mức thu nhập này chưa phải đã là thực sự hấp dẫn, đặc biệt với những người lao động chất lượng cao. Thời gian tới công ty nên có sự nghiên cứu nhằm có chính sách lương thưởng hợp lý trong toàn thể các công ty thành viên. Bởi thực tế, điều kiên tiên quyết để người lao động yên tâm công tác và cống hiến là họ phải có mức thu nhập thực sự xứng đáng. Ngoài ra cũng nên có chế độ ưu đãi nhằm thu hút, phát huy những lao động có chất lượng cao về làm việc tại công ty cũng như giữ chân những người đang làm việc. Các hoạt động phúc lợi còn mang tính hình thức và mới chỉ hướng tới một số bộ phận trong tổng thể người lao động. Vẫn còn một số ít người lao động chưa tiếp cận tới các hoạt động đó. Do vậy, thời gian tới những hoạt động phúc lợi nên được
Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân – Khoa khoa học quản lý 40
triển khai một cách sâu rộng hơn nữa, thường xuyên và đa dạng hơn nữa. Điều này giúp cho người lao động có điều kiện tham gia.
Về phương pháp tổ chức hành chính: Một số chính sách đào tạo còn chưa đi sâu vào đại bộ phận người lao động. Nhiều hoạt động ngoại khóa mới chỉ đáp ứng được số lượng nhỏ so với nhu cầu. Chế độ khen thưởng chưa thực sự làm các hoạt động thi đua trở thành các phong trào lớn trong công ty.
Về phương pháp giáo dục tâm lý: Tiếp tục có những chính sách đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ, tiếp cận kiến thức, công nghệ hện đại cho người lao động trong toàn công ty. Song thời gian tới nên chú trọng công việc nâng cao trình độ tay nghề cho người công nhân trực tiếp tại nhà máy. Việc nâng cao tay nghề cho họ sẽ là nhân tố quyết định thúc đẩy tăng năng suất sản lượng của các xưởng sản xuất. Đội ngũ lãnh đạo cần được đào tạo hơn nữa, cập nhật các kiến thức cũng như công nghệ quản lý mới để họ có thể làm việc tốt trong môi trường cạnh tranh toàn cầu như hiện nay. Điều này giúp cho họ hình thành phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả. Qua đó định hướng tốt cho nhân viên mà họ quản lý.
Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân – Khoa khoa học quản lý 41
PHẦN III
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN NHẰM TẠO VÀ DUY TRÌ ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG.