Khi áp dụng hình thức này, máy đưa vào sửa chữa được tháo rời thành từng chi tiết. Máy sửa chữa được lắp ráp từ các chi tiết và các cụm của máy khác cùng loại đã được sửa chữa
trước hoặc được lấy từ kho phụ tùng mới chế tạo.
Hình thức sửa chữa này là một hình thức tiên tiến. Khi áp dụng hình thức này có thể tổ chức quá trình công nghệ sửa chữa với trình độ kỹ thuật tiên tiến, mức độ cơ giới hoá cao, giảm công lao động và giá thành sửa chữa, nâng cao chất lượng sửa chữa và tăng năng suất lao động. Tuy vậy, việc áp dụng hình thức sửa chữa lắp lẫn cần phải có điều kiện là các loại xe máy đưa vào sửa chữa phải có ít chủng loại, có số lượng và có kết cấu đồng nhất.
Một phương pháp sửa chữa theo hình thức tổ chức sửa chữa lắp lẫn được áp dụng phổ biến ở các nước phát triển là phương pháp sửa chữa các cụm - tổng thành.
Phương pháp sửa chữa cụm - tổng thành: Khi áp dụng phương pháp sửa chữa này, tất cả các cụm máy và bộ phận máy riêng biệt được tháo ra khỏi máy, thay vào đó là các cụm máy đã được sửa chữa hoàn chỉnh từ trước hoặc các cụm máy mới. Phương pháp này được áp dụng cho những máy có kết cấu dễ tháo rời thành cụm, thành bộ phận.
Ưu điểm cơ bản của phương pháp này là: Giảm một cách đáng kể thời gian máy nằm chờ sửa chữa, nâng cao hệ số sẵn sàng kỹ thuật của trạm máy, cường độ hoạt động của các phân xưởng trong xí nghiệp sửa chữa được phân bố đều, tăng khả năng sử dụng mặt bằng của chúng, có khả năng chuyên môn hóa công nhân sửa chữa theo từng bộ phận máy hoặc theo từng công việc sửa chữa, tăng năng suất lao động và hạ giá thành sửa chữa.
Phương pháp sửa chữa này có những ưu điểm cơ bản sau đây:
* Giảm thời gian sửa chữa máy, tăng năng suất và nâng cao hệ số sẵn sàng kỹ thuật của trạm máy.
* Giảm chi phí sửa chữa bởi vì khả năng làm việc của các cụm và các tổng thành máy được sử dụng một cách hoàn toàn.
* Tăng khả năng thông qua (khả năng sửa chữa) của các nhà máy sửa chữa, tạo khả năng chuyên môn hóa xí nghiệp sửa chữa, áp dụng các công nghệ tiên tiến để phục hồi các cụm và các chi tiết máy.
* Giảm một cách đáng kể chi phí vận chuyển do việc người ta không cần chở nguyên cả chiếc máy đến các nhà máy đại tu mà chỉ cần chở các cụm máy hoặc các tổng thành của nó.
Việc áp dụng phương pháp sửa chữa trên đây đòi hỏi phải có đủ số lượng các cụm máy hoặc các tổng thành để thay thế. Đối với các xí nghiệp sửa chữa, đại lượng này được gọi là vốn luân chuyển và được xác định như sau:
V = (tc - tx)mn (1.44)
Trong đó:
V- Vốn luân chuyển của các cụm máy cùng loại trong thời kỳ tính toán (trong năm hoặc trong quí v.v…);
tx- Số ngày sửa chữa cụm máy hoặc tổng thành máy tương ứng; tc - Số ngày sửa chữa cụm máy cơ sở có nhiều công lao động nhất; m- Số lượng máy cần sửa chữa trong thời kỳ tính toán (năm, quí v.v…); n- Số lượng cụm hoặc tổng thành máy cùng loại trên một máy.
tại 3 hình thức tổ chức sửa chữa sau đây:
* Sửa chữa theo các tổ vạn năng * Sửa chữa theo các tổ chuyên môn hóa * Sửa chữa theo dây chuyền.
Việc áp dụng hình thức này hoặc hình thức khác cho công tác tổ chức sửa chữa phụ thuộc vào công suất sản xuất của nhà máy sửa chữa, vào số chủng loại xe máy sửa chữa và vào kết cấu của chúng.
1- Sửa chữa theo tổ vạn năng được áp dụng trong trường hợp số chủng loại xe - máy quá nhiều, công suất sản xuất của nhà máy nhỏ, kết cấu của các loại xe máy không cho phép lắp lẫn các cụm hoặc các chi tiết. Trong trường hợp này, máy sẽ được giao cho một tổ công nhân sửa chữa, tổ này sẽ đảm nhận mọi công việc sửa chữa từ đầu đến cuối. Việc phục hồi các chi tiết, các cụm máy được tiến hành đơn chiếc, việc lắp ráp được thực hiện nhiều khi phải thông qua công đoạn hiệu chỉnh cơ nguội.
Hình thức sửa chữa này có những nhược điểm sau;
• Thời gian sửa chữa máy kéo dài
• Đòi hỏi mặt bằng đơn vị của nhà xưởng lớn.
• Sử dụng trình độ công nhân không phù hợp
• Giá thành sửa chữa cao
Bên cạnh đó, hình thức này cũng có những ưu điểm:
• Cách thức tổ chức và điều hành công tác sửa chữa đơn giản.
2- Trong trường hợp công suất sản xuất của nhà máy lớn, người ta tổ chức sửa chữa theo hình thức tổ chuyên môn hóa. Lúc này mỗi một tổ (nhóm) sẽ đảm nhận sửa chữa một cụm máy nào đó hoặc thực hiện một công đoạn nhất định nào đó trong qui trình sửa chữa.
Hình thức tổ chức sửa chữa này có ưu điểm tăng năng suất sửa chữa và hạ giá thành sửa chữa, chất lượng sửa chữa được nâng cao.
3- Hình thức sửa chữa theo dây chuyền được áp dụng trong trường hợp công suất sửa chữa lớn (đối với chủng loại máy nhất định), kết cấu của máy cho phép lắp lẫn các cụm và các tổng thành. Hình thức này có thể được tổ chức tại mọi giai đoạn của quá trình sửa chữa, nhưng phổ biến nhất trong thực tế là tổ chức dây chuyền được áp dụng cho công đoạn lắp ráp động cơ hoặc lắp ráp máy. Khi đó khung máy (hoặc thân động cơ) được đặt trên băng chuyền và dịch chuyển từ vị trí này đến vị trí khác qua những khoảng thời gian xác định được gọi là nhịp của dây chuyền.
Sửa chữa theo dây chuyền có những đặc điểm sau đây:
• Tại mỗi vị trí làm việc được bố trí một số công đoạn công nghệ nhất định.
• Công việc tại mỗi vị trí làm việc được thực hiện nhịp nhàng và điều độ.
• Sự dịch chuyển máy từ vị trí này đến vị trí khác trên dây chuyền được thực hiện bằng cơ giới.
Phương pháp tính toán dây chuyền trong quá trình hoạt động liên tục được xác định bởi các thông số sau:
*) Nhịp chung của dây chuyền: Nhịp chung của dây chuyền được xác định bằng thời gian giữa hai sản phẩm đi ra khỏi dây chuyền:
N y Tdc o = τ (1.45) Trong đó:
τo- Nhịp chung của dây chuyền lắp ráp, giờ;
Tdc- Quỹ thời gian làm việc trong năm của dây chuyền hoạt động theo chế độ 1 ca, giờ;
y- Số ca hoạt động của dây chuyền trong 1 ngày; N- Công suất lắp ráp hàng năm của dây chuyền, chiếc.
*) Cường độ của dây chuyền: Đại lượng nghịch đảo của nhịp dây chuyền xác định số lượng sản phẩm đi ra khỏi dây chuyền trong một đơn vị thời gian và được gọi là cường độ của dây chuyền: o o 1 r τ = (1.46)
*) Nhịp riêng của dây chuyền: Toàn bộ quá trình công nghệ lắp ráp được chia ra cho từng vị trí lắp ráp (bàn lắp ráp), tại mỗi bàn đều được qui định cụ thể những công đoạn phải thực hiện, số công nhân cùng đồng thời làm việc tại bàn đó. Như vậy tại mỗi bàn đều có một nhịp nhất định, nhịp đó được gọi là nhịp riêng của dây chuyền.
⎪ ⎪ ⎪ ⎪ ⎭ ⎪ ⎪ ⎪ ⎪ ⎬ ⎫ = τ = τ = τ n n n 2 2 2 1 1 1 m t .... ... m t m t (1.47) Trong đó: τ1, τ2, …,τn- Nhịp riêng của các bàn lắp ráp;
t1, t2, …, tn- Định mức công lao động được thực hiện tại các bàn lắp ráp tương ứng, giờ - công;
m1, m2, …, mn - Số lượng công nhân cùng đồng thời làm việc tại mỗi bàn lắp ráp.
Trong quá trình hoạt động của dây chuyền, điều kiện để cho dây chuyền hoạt động liên tục và nhịp nhàng là các nhịp riêng phải tương đương nhau, nghĩa là:
τ1 = τ2 = … = τn = τr (1.48) Trong đó: τr- Nhịp riêng của dây chuyền.
*) Số lượng dây chuyền: Trong trường hợp, nếu nhịp riêng của dây chuyền lớn hơn nhiều so với nhịp chung của dây chuyền thì phải lắp đặt nhiều dây chuyền. Lúc đó số lượng dây chuyền sẽ là: o r dc i τ τ = (1.49) và số lượng bàn lắp ráp sẽ là: xb = idc.q (1.50)
Trong đó: q- Số lượng bàn lắp ráp trên mỗi dây chuyền.
Hình thức tổ chức sửa chữa theo dây chuyền có những ưu điểm cơ bản sau:
• Sử dụng hợp lý trình độ tay nghề của công nhân do việc phân công công việc phù hợp với trình độ của từng người tại mỗi bàn lắp ráp.
• Tạo khả năng sử dụng các dụng cụ và thiết bị chuyên dùng có năng suất cao.
• Giảm một cách đáng kể công lao động trong quá trình sửa chữa và rút ngắn thời gian sửa chữa.
• Chất lượng công việc tại mỗi bàn làm việc được nâng cao, dẫn tới nâng cao chất lượng sản phẩm.
• Hạ giá thành sửa chữa.
1.8.4. Bảo quản máy
Công việc bảo quản máy móc và thiết bị giữ một vai trò quan trọng cho việc nâng cao tuổi thọ của chúng. Công việc này bao gồm các biện pháp chuyên môn nhằm bảo đảm tính bảo quản lâu dài của máy đồng thời làm giảm chi phí về vật tư và tiền cho công tác sửa chữa. Trong quá trình bảo quản máy, những bộ phận hoặc những chi tiết máy quan trọng cần phải tháo ra khỏi máy và đưa vào kho bảo quản.