Cơ chế đảm bảo thực thi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các quy định về quyền dân sự trong hiến pháp việt nam hiện hành luận văn ths pháp luật và quyền con người (Trang 77 - 91)

Việt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới, có truyền thống đại đoàn kết suốt hơn 2000 năm dựng nước và giữ nước với 54 dân tộc có bản sắc riêng về văn hóa, ngôn ngữ và tín ngưỡng. Với phương châm Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, lấy con người làm trung tâm, xem con người là mục tiêu và động lực của sự phát triển đã nâng tầm vóc giá trị con người là chủ thể sáng tạo phát triển xã hội. Các chủ trương, chính sách và pháp luật chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giữ gìn bản sắc văn hóa và tăng cường hội nhập quốc tế đang phát huy vai trò đảm bảo thực hiện và phát triển quyền con người nói chung, quyền dân sự nói riêng. Chúng ta có thể thấy cơ chế đảm bảo thực thi quyền con người nói chung và quyền dân sự của Việt Nam như sau:

nhất, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân trực tiếp bầu ra với các chức năng lập hiến, lập pháp, hoạch định chính sách phát triển đất nước và giám sát các hoạt động của Nhà nước. Mọi hoạt động của các cơ quan Nhà nước trong đó có Chính phủ, Tòa án, Viện Kiểm sát và Chủ tịch nước đều chịu sự giám sát của Quốc Hội. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, huyện và xã là các cơ quan trực tiếp do nhân dân bầu ra, đại diện cho nhân dân để thực hiện quyền lực của nhân dân và giám sát các hoạt động của cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền tại địa phương. Các ý kiến chất vấn của cử tri đều được đưa ra xem xét tại các cơ quan quyền lực của nhân dân, các cơ quan này có bộ phận chuyên môn chăm lo dân nguyện, yêu cầu các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền phải trả lời và quan tâm đến ý kiến của cử tri.

Thực tế cho thấy, chất lượng hoạt động của Quốc Hội phụ thuộc nhiều vào hai yếu tố bên trong, đó là tổ chức và phương pháp hoạt động. Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc Hội đảm bảo cho Quốc Hội chuyển sang hoạt động thường xuyên hơn với chất lượng cao hơn theo hướng: Một là, đổi mới nội dung và cách thức tổ chức các kỳ họp trong năm, tạo điều kiện và đặt ra yêu cầu đại biểu Quốc Hội giành thời gian tiếp xúc cử tri, tìm hiểu thực tế nhiều hơn. Hai là, tổ chức và củng cố các Ủy ban và thường trực các Ủy ban của Quốc hội theo hướng chuyên nghiệp hơn. Ba là, tăng cường lực lượng đại biểu Quốc Hội trước quốc dân đồng bào, bảo đảm thực hiện và phát triển quyền con người trong sự phát triển kinh tế xã hội đất nước.

Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc Hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, chịu trách nhiệm quản lý các lĩnh vực đời sống xã hội. Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ, quyền hạn theo Luật định, Chính phủ đứng đầu cơ quan hành pháp, thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối nội và đối ngoại của nhà nước. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực của nhà nước ở địa phương,

thông qua cơ quan chấp hành là UBND do HĐND bầu ra để bảo đảm thi hành Hiến pháp, pháp luật trong các lĩnh vực đời sống xã hội ở địa phương.

Trong cải cách hành chính nhà nước, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, nhằm bảo đảm cho Chính phủ và hệ thống cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan công quyền có nhiệm vụ cao nhất là phục vụ nhân dân, thực hiện, phát triển và nâng cao các giá trị quyền con người. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam có vị trí pháp lý đặc biệt, vừa là cơ quan hành pháp, cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, vừa là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, vừa là cơ quan có quyền lập quy, đồng thời là cơ quan quản lý hành chính nhà nước trong phạm vi cả nước để đảm bảo thống nhất của nhà nước. Các hoạt động của cơ quan hành chính công quyền đều trực tiếp tác động tới quyền và lợi ích của công dân, tới việc bảo đảm thực hiện và phát triển quyền con người ở Việt Nam. Đổi mới hệ thống cơ quan hành pháp, cải cách hành chính nhà nước là yêu cầu cơ bản và cấp bách, bảo đảm hệ thống cơ quan hành chính công quyền là hệ thống tổ chức bộ máy của dân, do dân và vì dân, là công cụ hữu hiệu bảo đảm thực hiện và phát triển quyền con người.

Với quyền tư pháp, TAND và VKSND có nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, tôn trọng và bảo vệ các giá trị quyền con người. TAND là cơ quan duy nhất có quyền xét xử. Thông qua hoạt động xét xử, TAND các cấp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ pháp chế thống nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của pháp nhân và công dân, bảo vệ quyền sống, quyền tự do, quyền tài sản, quyền nhân thân và các quyền, tự do cơ bản của con người. VKSND là cơ quan công tố và kiểm sát tư pháp, bảo đảm các hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Hệ thống cơ quan tư pháp là hệ thống cơ quan bảo vệ pháp luật bằng cách áp dụng đúng đắn pháp luật bao gồm nhiều

cơ quan, trong đó hệ thống cơ quan tòa án giữ vị trí trung tâm. Tòa án là biểu hiện điển hình nhất của công lý, công bằng xã hội, dân chủ, công khai, bộc lộ trực tiếp quyền lực nhà nước trong việc độc lập áp dụng pháp luật, chính vì vậy tòa án là nơi thể hiện tập trung nhất tinh thần thượng tôn pháp luật, nội dung cốt lõi của nhà nước pháp quyền. Công dân và xã hội đánh giá bản chất, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của nhà nước trước hết thông qua đánh giá tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp mà trung tâm là tòa án. Tòa án là nơi biểu hiện rõ ràng nhất bản chất của nhà nước và pháp luật, là nơi con người tìm thấy lẽ công bằng, tính nhân đạo, phân biệt được đúng và sai, thiện và ác, đồng thời là nơi thực hiện có hiệu quả việc tuyên tuyền phổ biến, nâng cao ý thức pháp luật, khuyến khích phát triển và hoàn thiện pháp luật vì con người và cho người. Quyền và tự do của con người gắn bó chặt chẽ với hoạt động xét xử của Tòa án, quyền lực nhà nước có thể bị biến dạng nếu tòa án không áp dụng đúng bản chất đã được xác định trong pháp luật, nếu không áp dụng đúng đắn pháp luật, nếu tòa án không vô tư khách quan, độc lập xét xử, nếu tòa án chịu sự chi phối của các tiêu cực xã hội. Thực tế cho thấy hệ thống cơ quan tư pháp ở nước ta còn không ít bất cập trong tất cả các khâu, từ điều tra, truy tố đến xét xử, phòng ngừa, thi hành án. Cải cách tư pháp đang là yêu cầu cấp bách và có ý nghĩa rất quan trọng của cải cách bộ máy nhà nước, có ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng nhất tới xây dựng nhà nước pháp quyền và bảo đảm thực hiện, phát triển quyền con người, đồng thời là quá trình khôi phục và nâng cao vị thế hệ thống cơ quan này và của toàn bộ bộ máy nhà nước. Cải cách tư pháp hiện nay cần theo hướng coi trọng pháp luật là yếu tố hàng đầu, loại trừ các hành vi tội phạm và vi phạm pháp luật trong xã hội và trong bộ máy nhà nước, hướng tới việc xử lý được hầu hết các tranh chấp trong đời sống xã hội, góp phần xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, trong đó cần chú trọng đến hạn chế sự lạm quyền, quan liêu, tham nhũng từ phía các cơ quan hành chính và bộ máy nhà nước.

Quyền lực nhà nước được tổ chức thống nhất theo nguyên tắc mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, đồng thời giữa các cơ quan nhà nước có sự phân công rành mạch các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, bảo đảm tổ chức bộ máy nhà nước vận hành có hiệu quả và thể hiện được bản chất bộ máy nhà nước của dân, do dân, vì dân, vì các quyền và tự do của con người. Trong hệ thống cơ quan nhà nước, các chính quyền địa phương được phân cấp và giao quyền ngày càng mạnh hơn để chủ động triển khai những chính sách phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm thực hiện quyền con người tại địa phương.

Đảng cộng sản Việt Nam đã được Hiến pháp 2013 xác định là

“... Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc...” [34] và “... là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và Xã hội”[34], hoạt động trong khuôn khổ

pháp luật, lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. MTTQ Việt Nam và các tổ chức đoàn thể nhân dân như Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn luật sư, Hội nhà báo, Hội chữ thập đỏ Việt Nam, Hội bảo trợ người tàn tật khuyết tật, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam...(tổng cộng hơn 300 tổ chức nhân dân bao gồm các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp hoạt động trên phạm vi toàn quốc với hàng chục triệu hội viên) là những lực lượng rất đông đảo trong cơ chế bảo đảm thực hiện và phát triển quyền con người trong từng lĩnh vực cụ thể và trong toàn xã hội. Các tổ chức này cũng đóng vai trò ngày càng quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của công dân, chăm lo bảo vệ, tổ chức thực hiện và phát triển quyền con

người ở Việt Nam. MTTQ Việt Nam, tổ chức đại diện và hiệp thương ý kiến của tất cả các đoàn thể và tổ chức nhân dân trong lĩnh vực chính trị, xã hội và các tổ chức nghề nghiệp, tôn giáo, dân tộc với đại diện của cả 54 dân tộc, của khoảng 20 triệu tín đồ của các tôn giáo khác nhau và khoảng 80% dân số có tín ngưỡng. Các văn bản quy phạm pháp luật ngày càng hoàn thiện để MTTQ và các tổ chức xã hội, đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội, để các dân tộc và tôn giáo thực hiện quyền bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng nhau phát triển. Các cơ quan chính quyền mang bản chất nhân dân, tăng cường tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân; thường xuyên lắng nghe ý kiến phản ánh về những vấn đề mà nhân dân quan tâm.

Tập hợp trong Tổng liên đoàn lao động Việt Nam có 18 tổ chức công đoàn cấp quốc gia ở các ngành, lĩnh vực khác nhau và có 6020 tổ chức công đoàn ở địa phương. Các tổ chức này tích cực tham gia vào việc xây dựng chính sách lao động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thông qua việc hướng dẫn và thực hiện hợp đồng lao động, đồng thời đóng vai trò đại diện cho người lao động trong thương lượng, ký kết các thỏa ước lao động tập thể, các quy chế dân chủ cơ sở. Bên cạnh đó, các tổ chức thanh niên, phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh... và hàng nghìn hội, hiệp hội, câu lạc bộ hoạt động trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có số lượng lớn các tổ chức từ thiện và cứu trợ nhân đạo quan hệ trực tiếp tới thực hiện và phát triển quyền con người ở các lĩnh vực, hoàn cảnh khác nhau. Các tổ chức và hiệp hội hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản, độc lập và tuân thủ pháp luật. Chính phủ trợ giúp tài chính nếu các chương trình, dự án và hoạt động phù hợp với chính sách phát triển kinh tế, xã hội và lợi ích chung của cộng đồng. Tốc độ tăng lên nhanh chóng của hàng nghìn các cơ sở của tổ chức xã hội, cơ sở của tổ chức xã hội nghề nghiệp và các đoàn thể quần chúng chứng tỏ nhu cầu thành lập hiệp hội của người dân tăng nhanh, quyền tự do thành lập và tham gia các tổ chức, hiệp hội được tôn trọng và bảo đảm.

Mỗi công dân Việt Nam, mỗi người trong xã hội là một chủ thể thụ hưởng các quyền con người và cũng là chủ thể thực hiện các quyền đó. Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng việc nâng cao ý thức người dân trong việc thụ hưởng các quyền con người trên cơ sở tuân thủ pháp luật. Vai trò giám sát của nhân dân được tăng cường thông qua việc công khai và minh bạch hóa các hoạt động của Chính phủ, Quốc Hội và các cơ quan tư pháp. Các phiên họp Quốc Hội, đặc biệt là các phiên có trả lời chất vấn của các thành viên chính phủ, được truyền hình trực tiếp giúp người dân chủ động tham gia vào đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Cơ chế lấy ý kiến của nhân dân đối với các dự luật và chính sách của Nhà nước đã đang được áp dụng rộng rãi. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 đặt ra yêu cầu rất cao về tính công khai, minh bạch, dân chủ và tính khả thi của công tác lập pháp, lập quy, bảo đảm quyền của các pháp nhân và cá nhân được tham gia vào công tác lập pháp và các hoạt động của nhà nước. Hệ thống báo chí phát triển mạnh mẽ góp phần đảm bảo cho người dân có quyền được thông tin và trở thành các diễn đàn rộng rãi để mọi người và mỗi người chủ động thực hiện quyền làm chủ xã hội và tham gia xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật bảo đảm thực hiện và phát triển quyền con người.

Qua thực tế, cơ chế đảm bảo thực thi, phát triển quyền con người, quyền công dân gặp một số khó khăn, thách thức như sau:

Thứ nhất, chúng ta chưa có cơ quan độc lập và chuyên trách để thực

hiện chức năng bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp (bảo hiến). Khi xem xét về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước, thì có rất nhiều cơ quan có thẩm quyền tham gia vào việc bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp. Chức năng bảo hiến này được thực hiện thông qua chức năng giám sát tối cao của Quốc hội lồng ghép vào với nhiệm vụ, quyền hạn của nhiều cơ quan khác nhau. Trong các cơ quan đó, ủy ban Pháp luật của Quốc

hội tạm được xem là chuyên trách nhất trong vấn đề bảo hiến, vì cơ quan này có chức năng, nhiệm vụ là bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật đối với các dự án luật, dự án pháp lệnh trước khi trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua. Nhưng đây lại không phải là nhiệm vụ, quyền hạn duy nhất của cơ quan này, mà cơ quan này còn rất nhiều các nhiệm vụ, quyền hạn khác và hầu như, trong thời gian qua, ủy ban Pháp luật buông xuôi chức năng này. Ngay cả khi, Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội làm tốt chức năng này, thì công việc của Uỷ ban vẫn thuộc giai đoạn “tiền kiểm”, còn ở giai đoạn “hậu kiểm” thì cơ chế bảo hiến của nước ta

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các quy định về quyền dân sự trong hiến pháp việt nam hiện hành luận văn ths pháp luật và quyền con người (Trang 77 - 91)