Bảo đảm điều kiện làm việc an toàn và vệ sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo đảm quyền của lao động di cư từ nông thôn ra thành phố ở Việt Nam Pháp luật về Quyền con người(Chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 68 - 71)

2.3. BẢO ĐẢM AN TOÀN SỨC KHỎE, TÍNH MẠNG, NHÂN PHẨM

2.3.3. Bảo đảm điều kiện làm việc an toàn và vệ sinh

Thứ ba, người lao động được quyền làm việc trong điều kiện an toàn và vệ sinh để có thể bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm.. khi tham gia quan hệ lao động.

Trong mọi hoạt động sản xuất, phương tiện lao động và môi trường lao động là những yếu tố tác động trực tiếp có lợi hay bất lợi đối với người lao động. Với mục tiêu bảo vệ an toàn cho người lao động tránh khỏi những ảnh hưởng của những yếu tố nguy hiểm có hại và tạo ra điều kiện làm việc thuận lợi nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người lao động, nâng cao năng suất, chất lượng sản phần góp phần thúc đẩy quá trình phát triển chung của đất nước, việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là một chính sách kinh tế -xã hội lớn của Đảng và Nhà nước, là một phần quan trọng, là bộ phận không thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Nội dung về an toàn vệ sinh lao động được quy nhằm bảo vệ sức khỏe, cải thiện điều kiện lao động, phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp đối với người lao động. Thực hiện tốt an toàn vệ sinh lao động nhằm bảo đảm sức khỏe và tính mạng của người lao động, góp phần quan trọng vào việc phát triển sản xuất và đời sống xã hội. Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động bao gồm:

Thứ nhất, bảo đảm tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động là trách nhiệm chung của các tổ chức, cá nhân khi thuê mướn lao động nhằm tạo ra và đảm bảo môi trường

làm việc an toàn cho người lao động. Người sử dụng lao động có trách nhiệm tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động và vệ sinh lao động trong toàn bộ quá trình sản xuất như xây dựng cải tạo cơ sở vật chất, sử dụng vận chuyển các loại máy móc phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động. Đảm bảo nơi làm việc đạt tiêu chuẩn nhằm tránh nguy cơ gây tai nạn lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Khoản 2 Điều 140 BLLĐ 2012 quy định: “Người lao động có quyền từ chối công việc và từ bỏ nơi làm việc; Tổ chức công đoàn cũng có quyền đình chỉ lao động sản xuất nếu thấy rõ nguy cơ không đảm bảo an toàn cho tính mạng, sức khỏe của người lao động”[2].

Bên cạnh việc được đảm bảo làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh người lao động còn được trang bị những phương tiện bảo vệ cá nhân đảm bảo để sử dụng khi làm việc trong điều kiện có các yếu tố nguy hiểm độc hại (Điều 149 BLLĐ).

Thứ hai, khám, chăm sóc sức khỏe cho người lao động và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe của người lao động.

Trước khi tuyển dụng lao động, người lao động phải có chứng nhận sức khỏe để làm việc. Đây là điều kiện, là cơ sở để người sử dụng lao động có căn cứ giao công việc cho người lao động thực hiện. Đặc biệt có các quy định chăm sóc sức khỏe cho người lao động, khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe sớm phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định sức khoẻ cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Thứ ba, tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động. Tổ chức cấp cứu, điều trị, trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Tai nạn lao động xảy ra là gây thiệt hại lớn về người và tài sản cũng như những mất mát về tinh thần rất khó bù đắp đối với nhiều gia đình và xã

hội, đồng thời ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe của cộng đồng. Một khi việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động đi vào thực chất và là hoạt động thường xuyên thì những chương trình nhằm giải quyết vấn đề an toàn vệ sinh lao động sẽ đạt được kết quả mong đợi và tích cực góp phần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người lao động cũng như sự phát triển của xã hội.

Trên thực tế, việc đảm bảo quyền sức khỏe thông qua các quy định về vệ sinh an toàn lao động cho người lao động di cư vẫn chưa được chú trọng. Hiện nay vẫn còn nhiều đơn vị, doanh nghiệp… xem nhẹ công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, chưa thực sự thấy rõ ích lợi, thấy rõ được tầm quan trọng để đảm bảo công tác an toàn vệ sinh lao động. Có một thực tế đáng buồn là nhiều đơn vị thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động kiểu đối phó, tuy có trang thiết bị nhưng không tập huấn, không phân công người thực hiện hoặc không giao trách nhiệm cụ thể, khiến công tác này bị bỏ lửng.

Ngoài ra, phần lớn lao động di cư đặc biệt là nhóm lao động tự do thì quyền này còn có rất nhiều hạn chế một phần do các quy định này chỉ điều chỉnh và áp dụng với đối tượng lao động làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp có ký kết hợp đồng lao động.

Kết quả nghiên cứu từ dự án “Tình hình di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO” cũng chỉ ra thực tế là 66,1% lao động di cư không có chuyên môn kỹ thuật, tỷ lệ tốt nghiệp đại học là 6,5%. Điều này mang lại những rủi ro cho người lao động di cư khi công việc của họ thường mang tính chất độc hại, nguy hiểm và thiếu ổn định. Đáng lo ngại nhất là có tới 30,5% người lao động di cư làm các công việc có đặc điểm ô nhiễm tiếng ồn, bụi bẩn; 14,1% làm công việc độc hại; 10,4% làm công việc có tính chất nguy hiểm.[25]

chấp nhận làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm với thời gian làm việc kéo dài. Và chế độ dinh dưỡng của họ không được đảm bảo. Đây là nguy cơ tiềm tàng làm suy giảm, thậm chí huỷ hoại sức khoẻ đối với những người lao động di cư. Mặc dù sức khỏe là vấn đề vô cùng quan trọng và được cả xã hội hướng tới, tuy nhiên đối với người lao động di cư thì đây lại là thiệt thòi rất lớn. Bởi việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục là điều rất xa vời, những chương trình y tế, các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thường ít khi đề cập đến người nhập cư, thậm chí bỏ qua người lao động nhập cư do vị thế không chính thức của họ về mặt pháp lý ở nơi nhập cư.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo đảm quyền của lao động di cư từ nông thôn ra thành phố ở Việt Nam Pháp luật về Quyền con người(Chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)