Kết quả đạt đ-ợc, Tồn tại và nguyên nhân trong thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT tỉnh Nam định

Một phần của tài liệu Thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh nam định thực trạng và kiến nghị (Trang 25 - 29)

dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT tỉnh Nam định

3.1Kết quả

Thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Nam Định đã thu hút đ-ợc khách hàng ngày càng nhiều đến mở tài khoản tiền gửi thanh toán, công tác thanh toán luôn đảm bảo kịp thời về vốn để đáp ứng nhu cầu chi trả th-ờng xuyên của khách hàng .

Tính đến ngày 31/12/2003 tổng nguồn vốn huy động 1.202.869 triệu đồng, so với cùng kỳ năm tr-ớc là 316.915 triệu đồng.Tốc độ tăng tr-ởng nguồn vốn năm 2003 là năm cao nhất từ tr-ớc tới nay, nguồn vốn tăng vững chắc, đáp ứng đ-ợc nhu cầu vốn phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, hỗ trợ hàng trăm tỷ đồng cho toàn hệ thống, tạo lập đ-ợc nguồn vốn dài hạn để mở rộng cho vay trung và dài hạn.

3.2. Tồn tại và nguyên nhân

Đối t-ợng thanh toán qua Ngân hàng còn hẹp, chủ yếu là kinh tế quốc doanh, các cơ quan, đoàn thể nhà n-ớc và một phần kinh tế ngoài quốc doanh, hầu hết kinh tế ngoài quốc doanh (chiếm 70 thu nhập quốc dân) ch-a mở tài khoản tại Ngân hàng và thanh toán qua Ngân hàng, do vậy Ngân hàng không thể uy động triệt để các nguồn nhàn rỗi trong nền kinh tế.

Thủ tục thanh toán còn phức tạp ch-a thuận tiện. Việc thanh toán giữa các khách hàng có tài khoản tại Ngân hàng khác hệ thống, khác địa ph-ơng còn phức tạp, chậm trễ, luân chuyển chứng từ phải qua nhiều Ngân hàng. Các thể thức thanh toán còn hạn chế, ch-a đa dạng để phù hợp với nền kinh tế thị tr-ờng.

Tuy có ứng dụng tin học trong công tác thanh toán qua Ngân hàng, song việc trang thiết bị ch-a đồng bộ, chính vì những hạn chế đó nên ảnh h-ởng tới công tác thanh toán qua Ngân hàng nhất là chuyển tiền ngoài hệ thống, khác địa ph-ơng.

Môi tr-ờng pháp lý về thanh toán không dùng tiền mặt ch-a hoàn chỉnh nên việc phân định trách nhiệm của các bên tham gia thanh toán ch-a có cơ sở xử lý khi có tranh chấp hoặc mất mát tài sản.

Qua nhận xét trên cho ta thấy việc mở rộng đối t-ợng thanh toán qua Ngân hàng là yêu cầu cấp bách phải làm, nh-ng là quá trình lâu dài, phức tạp không thể tiến hành đồng loạt, do mức thu nhập và tâm lý thích dùng tiền mặt của dân, thanh toán không dùng tiền mặt ch-a thực sự nhanh chóng và thuận lợi, song nền kinh tế đang phát triển, để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, đảm bảo cho mọi đối t-ợng rút tiền mặt và thanh toán qua tài khoản tiền gửi một cách dễ dàng, an toàn. Ngân hàng phải có biện pháp hữu hiệu, phải có công cụ thanh toán không dùng tiền mặt thuận tiện, hiện đại hóa công nghệ thanh toán tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thanh toán nhanh chóng trong thời gian tr-ớc mắt và cả t-ơng lai.

Ch-ơng III

Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện chế độ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo & PTNT tỉnh Nam Định

I. Mục tiêu, định h-ớng hoạt động của ngân hàng trong

thời gian tới

Với đặc điểm tình hình kinh tế nói chung của toàn xã hội và đặc điểm riêng của tỉnh Nam Định.Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nam Định vẫn xác định tiền đề trong kinh doanh là tăng tr-ởng nguồn vốn huy động trên địa bàn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu mà Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nam Định phải quan tâm để làm đ-ợc điều này phải đa dạng hóa các hình thức huy động, đảm bảo an toàn bí mật , thuận lợi cho khách hàng .Ngoài những hình thức huy động truyền thống nh- tiền gửi tiết kiệm , tiền gửi kỳ phiếu có mục đích , mở tài khoản tiền gửi cá nhân, tổ chức kinh tế … thời gian tới phấn đấu nguồn vốn huy động trên địa bàn đạt 1.500 tỷ đồng, đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho tăng tr-ởng tín dụng

II. Những đề xuất, các giải pháp nhằm hoàn thiện và mở

rộng thanh tóan không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Nam Định 1. Góp phần hoàn thiện các hình thức thanh toán

1.1Thanh toán séc

Qua thực tế về tình hình thanh toán séc tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nam Định tôi nhận thấy :

- Thời hạn hiệu lực thanh toán của tờ séc: Thực tế việc luân chuyển của séc nhanh, từ khi phát hành đến khi thanh toán từ 1 đến 5 ngày, mà séc chủ yếu dùng để thanh toán cùng địa ph-ơng. Do đó theo quy định thời hạn hiệu lực thanh toán của séc 15 ngày là quá dài vì séc là một ph-ơng tiện thanh tóan thay thế tiền

mặt.Vì vậy theo tôi nên rút ngắn thời gian hiệu lực thanh toán của séc xuống còn 10 ngày.Trên cùng một địa bàn thời hạn hiệu lực thanh toán của séc là 10 ngày sẽ giúp cho việc luân chuyển chứng từ đ-ợc nhanh chóng, nâng cao trách nhiệm của Ngân hàng và khách hàng trong thanh toán , tăng nhanh đ-ợc tốc độ chu chuyển của vốn, góp phần củng cố vai trò là trung tâm thanh toán trong nền kinh tế quốc dân của Ngân hàng.

-Về phát hành quá số d- : Tr-ờng hợp phát hành séc quá số d- , đơn vị thanh toán sẽ lập 2 liên “giấy từ chối thanh toán” 1 liên kèm tờ séc trả lại cho khách hàng còn 1 liên l-u giữ tại Ngân hàng vào sổ theo dõi để phạt tiền theo chế độ quy định.Nh- vậy quyền lợi của ng-ời thụ h-ởng sẽ không đ-ợc đảm bảo, họ sẽ không thu hồi đ-ợc vốn. Do đó ng-ời thụ h-ởng của tờ séc phát hành quá số d- có thể yêu cầu Ngân hàng phục vụ ng-ời phát hành séc phải thanh toán ngay toàn bộ số d- còn lại trên tài khoản của ng-ời phát hành cho ng-ời thụ h-ởng, sau đó l-u giữ tờ séc cho đến khi trên tài khoản của ng-ời phát hành có đủ số d- sẽ thanh toán tiếp số tiền còn lại.Số tiền phạt phát hành quá số d- vẫn thực hiện theo chế độ quy định.Cách xử lý phạt này sẽ tạo lập cho khách hàng một thói quen phát hành séc một cách nghiêm túc, ngăn ngừa tình trạng phát hành séc quá số d- để chiếm dụng vốn lẫn nhau.

Nếu thực hiện theo quá trình này thì quyền lợi của các bên tham gia sẽ đ-ợc đảm bảo hơn , nhờ vậy sẽ khuyến khích họ sử dụng séc chuyển khoản trong thanh tóan.

1.2. ủy nhiệm chi chuyển tiền

Khi đơn vị mua nhận hàng xong của đơn vị bán giao cho thì đơn vị mua mới lập UNC mang đến Ngân hàng phục vụ bên mua để trích tiền trên tài khoản tiền gửi của mình chuyển trả cho bên bán tại Ngân hàng phục vụ bên bán.Vì vậy thanh toán bằng UNC có lợi cho bên mua, không phải ký gửi vốn tr-ớc, không bị ứ đọng vốn. Mặt khác đơn vị mua có thể chiếm dụng vốn của đơn vị bản trong tr-ờng hợp bên mua nhận hàng rồi nh-ng việc chuyển trả tiền chậm trễ.Vì vậy để đảm bảo quyền lợi cho đơn vị bán , nên dùng UNC có phạt chậm trả.

Số tiền phạt chậm trả=Số tiền chậm trả * tỷ lệ phạt chậm trả *Số ngày chậm trả

Tỷ lệ phạt chậm trả bằng lãi suất nợ quá hạn loại cho vay cao nhất tại Ngân hàng phục vụ ng-ời phát hành.Nếu thực hiện theo quy định này thì đến ngày đơn vị mua trích trả tiền cho đơn vị bán , đơn vị bán đ-ợc h-ởng thêm phần phạt chậm trả. Cách xử lý trên đảm bảo quyền lợi cho bên bán.

Một phần của tài liệu Thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh nam định thực trạng và kiến nghị (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)