V. LIÊN HỆ THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 5.1.Thành tựu
5.3. Đổi mới và nâng cao chất lượng quản lý tài chính công, tài chính đô thị; nâng cao hiệu quả sự dụng tài sản công chỉ đạo thu ngân sách ngân sách đảm
thị; nâng cao hiệu quả sự dụng tài sản công. chỉ đạo thu ngân sách ngân sách đảm bảo thu đúng, thu đủ, có biện pháp nuôi dưỡng nguồn thu. Tiếp tục mở rộng phân cấp quản lý kinh tế, xã hội gắn với phân cấp thu, chi ngân sách cho quận, huyện, thị xã và cơ sở. Xử lý nghiêm các hành động vi phạm luật ngân sách nhà nước.
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn hiện nay, sự điều hành của Nhà nước đối với quá trình phát triển kinh tế, khắc phục các cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội và mở rộng nền dân chủ cũng chính là nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu Đại hội XI của Đảng: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
Vấn đề đặt ra hiện nay, là phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước. Trong đó, vai trò quản lý nhà nước về kinh tế đặc biệt quan trọng có giá trị cả về lý luận và thực tiễn, là yếu tố bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế. Trước hết, Nhà nước định hướng sự phát triển kinh tế - xã hội bằng đường lối phát triển kinh tế, dự báo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Nhà nước thiết lập trật tự cho nền kinh tế bằng hệ thống pháp luật và các văn bản dưới luật. Nhà nước tạo điều kiện và môi trường cho sản xuất kinh doanh; trước hết là
giữ môi trường chính trị ổn định, tạo niềm tin cũng như đảm bảo an toàn cho hoạt động của các doanh nghiệp. Nhà nước điều tiết thông qua các chính sách công cụ kinh tế vĩ mô như: ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát, cân bằng cán cân thanh toán trong nước và quốc tế, bảo đảm kinh tế tăng trưởng bền vững và ổn định. Nhà nước xây dựng kết cấu hạ tầng như hệ thống giao thông, thông tin liên lạc và đầu tư để đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế./.