Kiểm tra điều chỉnh chiến lược

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược ở Tập đoàn bưu chính Viễn Thông Việt Nam VNPT (Trang 27 - 34)

2. Đánh giá thực trạng thực hiện công tác quản trị chiến lược của VNPT giai đoạn

2.3 Kiểm tra điều chỉnh chiến lược

Sau khi đã thực hiện xong chiến lược là đến công tác cuối cùng thực hiện kiểm tra,điều chỉnh chiến lược.VNPT đã tổ chức hệ thống kiểm tra như sau:

- Ban kiểm soát tiến hành kiểm tra thường xuyên các hoạt động của Ban giám đốc, các phòng ban;

- kiểm tra đột xuất đối với hoạt động của các đơn vị thành viên. Sau đó lập báo cáo trình Hội đồng quản trị

- Tổng giám đốc và bộ phận giúp việc tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với các đơn vị thành viên.

Các kênh thông tin nội bộ bao gồm: các báo cáo tài chính, báo cáo sơ kết hàng quý, báo cáo tổng kết cuối năm....

VNPT còn tổ chức thu thập thông tin từ bên ngoài như thông tin phản hồi từ phía khách hàng (sổ đóng góp ý kiến), thông tin về đối thủ cạnh tranh...

Từ các nguồn thông tin thu thập được lãnh đạo Tổng công ty tiến hành phân tích, đánh giá về tiến trìnhthực hiện chiến lược, tình hình của môi trường để từ đó xem xét và điều chỉnh chiến lược. Hàng năm Tổng công ty đã điều chỉnh các chỉ tiêu chiến lược và việc thực hiện chiến lược bằng các kế hoạch năm; thực hiện việc điều chỉnh giá cước; nghiên cứu cải thiện cơ chế quản lý tài chính...

Chính vì thế VNPT đã khắc phục được các sai sót trong quá trình thực hiện chiến lược Ví dụ như :

Một trong những sự kiện nổi bật diễn ra trong 6 tháng đầu năm 2007, được dư luận hết sức quan tâm, đó là các vụ khai thác trái phép cáp quang biển tại vùng biển ngoài khơi một số tỉnh phía Nam, gây đứt tuyến cáp T-V-H do VNPT đầu tư xây dựng và quản lý. VNPT đã nhanh chóng có những biện pháp kịp thời, phối hợp cùng các bộ, ban ngành có liên quan đưa ra các biện pháp nhằm giải quyết tình trạng cắt trộm cáp quang biển quốc tế tuyến TVH và APCN, đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện Công điện hỏa tốc số 659/CĐ-TTg ngày 31/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, VNPT đã ra thông báo khẩn về việc nghiêm cấm mọi hành vi xâm hại cáp viễn thông. Cùng với sự hỗ trợ của Bộ BCVT và các bộ, ngành có liên quan khác, VNPT đã và đang triển khai gấp các biện pháp khôi phục tuyến cáp quang biển TVH cũng như bảo vệ tuyến cáp quang biển SMW3. Hiện, VNPT đã hoàn thiện các thủ tục, kinh phí, đưa tàu vào sửa chữa.

Hay như VNPT - Điều chỉnh một số nhóm mặt hàng chính là biện pháp gấp rút nhằm bình ổn giá theo tinh thần Chỉ thị số 18/2007/CT-TTg ngày 1/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ để kiềm chế tốc độ tăng giá thị trường.

Dịch vụ Bưu chính Viễn thông cũng là một trong những dịch vụ được đánh giá thuộc nhóm vật tư, hàng hoá, dịch vụ quan trọng, nếu điều chỉnh hợp lý thì sẽ có tác động tốt đến việc bình ổn mặt bằng giá cả chung. Thực hiện kịp thời yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, bắt đầu từ ngày 1/9/2007 VNPT tiến hành đợt giảm cước lớn với mức giảm từ 12 đến 50% cho cước thuê kênh trong nước, quốc tế và cước gọi đi quốc tế.

Những thuận lợi và khó khăn với VNPT

* Những thuận lợi

Một trong những điểm mạnh của VNPT mà chúng ta dễ dàng nhận thấy đó là tiềm lực về tài chính, với thế mạnh của mình VNPT đã xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại rộng khắp Với hạ tầng BCVT hiện đại này (đồng bộ, rộng khắp, dựa trên nền tảng mạng viễn thông thế hệ mới NGN, tích hợp đa dịch vụ), VNPT đã tham gia đóng góp tích cực vào việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội của Đảng và Nhà nước, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội .VNPT luôn đi đầu trong việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới tiên tiến trên thế giới.Trong giai đoạn 2006-2010 VNPT sẽ tập trung vào các lĩnh vực sau: Phát triển các dịch vụ mũi nhọn; phát triển mạng NGN; xây dựng các hệ thống truyền dẫn mới; phát triển mạng thông tin di động; và đẩy mạnh triển khai các dịch vụ di động mới.

Thành công nổi bật nhất của VNPT là đi thẳng vào hiện đại, nhanh chóng sử dụng kỹ thuật số, thực hiện số hóa mạng lưới đồng thời chú trọng phát triển nguồn nhân lực tương xứng với công nghệ mới và hội nhập quốc tế.

Thứ hai, phải nói là chủ trương “lấy ngoài nuôi trong”, tức lấy hợp tác quốc tế làm khâu đột phá kinh doanh để từ đó có tiền đầu tư trở lại mạng lưới trong nước. Hợp tác nước ngoài đầu tiên của VNPT là Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với Telstra của Úc năm 1987 thành công đã mở ra nhiều thắng lợi liên tiếp sau này.

Thứ ba là tự chủ kinh doanh. Khởi đầu của những năm Đổi mới 1986, ngành đã quyết định chuyển hẳn sang tự hoạch toán, tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm. VNPT chỉ xin nhà nước cơ chế, không xin tiền.

Thứ tư là đã rất chủ động trong mặt cập nhật với công nghệ mới và xu hướng phát triển của thế giới qua đó chuyển giao được kinh nghiệm quản lý, kinh doanh của họ.

Thứ năm, phải nói VNPT đã giữ vững được vai trò chủ lực, giúp nhà nước điều tiết được thị trường cho nên trong hội nhập và cạnh tranh, ngành Bưu chính, Viễn thông, CNTT vẫn có bước phát triển mạnh.

Và điều cuối cùng có thể nói: VNPT đã nối tiếp sức mạnh truyền thống của ngành, dũng cảm, hy sinh, hết lòng phụng sự cho Tổ quốc. Chính vì thế nên VNPT được sự ủng hộ của nhân dân, của Đảng, của Nhà nước và với sự quan tâm đó, VNPT đã vượt lên khó khăn, khắc phục khuyết điểm để tự hoàn thiện mình và ngày càng đóng góp nhiều hơn cho xã hội.

Với truyền thống phát triển lâu đời của mình VNPT đã tạo dựng được thương hiệu của mình,sự tin tưởng của khách hàng . Trong nhiều thập kỷ, thương hiệu Bưu điện đã gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến. Đây chính là nền tảng của lòng tin cậy, khiến hàng triệu người dân Việt Nam cũng như khách hàng quốc tế chỉ biết đến Bưu điện, gắn bó với thương hiệu này một cách tự nhiên trong quá nhiều năm.

- Những khó khăn , khuyết điểm còn tồn tại

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, qua thực tế, thương hiệu VNPT còn chưa thống nhất trên một số phương diện, dẫn tới việc chưa tạo ấn tượng mạnh trong khách hàng; trong đó có việc chưa thể hiện được cái riêng của VNPT, hình ảnh, thông điệp và cách thể hiện nhãn hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp chưa hút được khách hàng hiện tại và tiềm năng. Mới đây, Tập đoàn BCVT và các công ty tư vấn chuyên nghiệp đã tiến hành định vị thương hiệu và xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu

VNPT cho giai đoạn 2006-2010, với việc xác định tầm nhìn chiến lược như: VNPT luôn là Tập đoàn giữ vị trí số 1 tại Việt Nam về phát triển BCVT-CNTT, có khả năng vươn ra thị trường thế giới, đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn viễn thông lớn. VNPT nỗ lực trong việc ứng dụng có hiệu quả công nghệ BCVT-CNTT tiên tiến để người tiêu dùng được sử dụng các dịch vụ về BCVT và CNTT thuận tiện. Giá trị mà VNPT cam kết là hướng tới phục vụ khách hàng tốt nhất, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của nhân viên, mang lại lợi ích cho đối tác, đóng góp vì lợi ích của cộng đồng...

Bên cạnh đó, VNPT chưa có chiến lược truyền thông rõ ràng, thông tin chưa hướng tới các phân đoạn thị trường một cách có hiệu quả. Kết quả điều tra xã hội học cho thấy, chỉ có 54% khách hàng là biết đến thương hiệu VNPT; 58% khách hàng hiểu VNPT như là một cơ quan quản lý hành chính nhà nước; bình quân có 8%-25% khách hàng (tuỳ theo từng dịch vụ) chưa hài lòng về chất lượng dịch vụ/chất lượng phục vụ của VNPT.... Một số vấn đề khác như phong cách phục vụ chưa chuyên nghiệp, thời gian khắc phục sự cố chậm, quy trình và thủ tục với khách hàng còn phức tạp; thời gian đáp ứng yêu cầu của khách hàng chậm... Do vậy, việc xây dựng thương hiệu VNPT một cách chuyên nghiệp, ấn tượng, nhưng vẫn mang tính thống nhất là điều quan trọng, cấp thiết.

Đối với VNPT, mặc dù đã có đối thủ cạnh tranh nhưng VNPT vẫn là doanh nghiệp Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông nên tính chất độc quyền vẫn còn tồn tại. Một số lãnh đạo và nhân viên của Tổng công ty còn mang tư tưởng bao cấp. Điều này gây hạn chế nhiều cho việc thực hiện chiến lược.

Một số sai phạm, tiêu cực diễn ra liên tiếp gần đây tại VNPT cho thấy cơ chế quản lý của tổng công ty này bộc lộ nhiều hạn chế, chậm đổi mới, không theo kịp xu hướng phát triển. Bộ máy quản lý của VNPT cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả, cản trở sự phát triển của toàn tổng công ty, giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhanh chóng đổi mới cơ cấu tổ chức, quản lý nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế là một đòi hỏi cấp bách của VNPT hiện nay, nhất là trong điều kiện thị trường BCVT nước ta đang mở cửa, có sự tham gia cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chính vì thế, chuyển đổi mô hình tổng công ty sang mô hình tập đoàn kinh tế được coi là hướng đi quan trọng của VNPT, đáp ứng đòi hỏi cấp bách nêu trên.

Đội ngũ lao động của Tổng công ty tuy đã có bước phát triển mới về chất lượng và số lượng nhưng trình độ và năng lực vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển.

Để đạt được những mục tiêu đã đề ra VNPT cần chú ý thực hiện một số nội dung sau:

Thứ nhất, chiến lược sản xuất kinh doanh phải được nhìn xa hơn, nhất là chiến lược

đầu tư; Thứ hai, chính sách pháp luật chặt chẽ;

Thứ ba, cơ chế của VNPT phải tạo động lực cho phát triển; Thứ tư, con người của VNPT phải đổi mới toàn diện; Thứ năm, công nghệ phải tiếp tục cập nhật;

Thứ sáu, chất lượng sản phẩm phải nổi trội;

Thứ bảy, phải luôn khắc phục sự chủ quan thỏa mãn;

Thứ tám, không được cầm chừng, do dự tiêu cực trong các hoạt động Thứ 9 là phải đề cao tính cộng đồng.

Bên cạnh đó, để tập đoàn này khi đi vào hoạt động tiếp tục phát huy hiệu quả, trở thành tập đoàn kinh tế mạnh, Nhà nước cần xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách vừa tăng tính độc lập, tự chủ cho các doanh nghiệp thành viên của tập đoàn, vừa quản lý chặt chẽ hoạt động của những doanh nghiệp này.

Lời kết luận

Hiện, VNPT là doanh nghiệp có cơ sở hạ tầng rộng lớn nhất trong các doanh nghiệp khai thác viễn thông (93% cơ sở hạ tầng của mạng điện thoại cố định; gần 60% hạ tầng mạng điện thoại di động quốc gia).

Năm 2008, với việc phóng thành công vệ tinh viễn thông đầu tiên của Việt Nam VINASAT-1, VNPT đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện, nâng cao năng lực phủ sóng cho toàn bộ hạ tầng thông tin liên lạc và truyền thông của quốc gia, đáp ứng kịp thời các yêu cầu mới về thông tin, truyền thông của công cuộc CNH-HĐH đất nước.

VNPT cũng là một trong những doanh nghiệp VT - CNTT đầu tiên trong nước cung cấp các dịch vụ mới như truy cập Internet qua đường truyền cáp quang FTTH, truyền hình qua Internet tốc độ cao MyTV, di động 3G... Với nội lực vững vàng, năm 2009 là năm thứ 3 liên tiếp VNPT được bình chọn vào Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Không chỉ vậy, VNPT còn nỗ lực trong các hoạt động đóng góp vì cộng đồng. Trong 10 năm qua, VNPT đã đóng góp tổng số 435,559 tỷ đồng cho lĩnh vực an sinh xã hội. Riêng năm 2009, VNPT đã đóng góp 122 tỷ đồng cho các hoạt động an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa, từ thiện, nhân đạo, khuyến học...

VNPT cũng là doanh nghiệp tiên phong thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CPcủa Chính phủ bằng việc triển khai chương trình hỗ trợ phát triển KT-XH, giúp giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 2 huyện Mường Tè và Sìn Hồ (Lai Châu).

Theo chương trình này, VNPT đã và sẽ dành gần 200 tỷ đồng đầu tư vào các chương trình hỗ trợ phát triển giáo dục đào tạo, dạy nghề, xây dựng các công trình dân sinh, y tế, hạ tầng thông tin liên lạc…tại hai huyện này. Ngoài ra VNPT còn hỗ trợ 1.500 tỷ đồng nhằm đầu tư nâng cao năng lực hạ tầng BCVT - CNTT cho 62 huyện nghèo trên toàn quốc.

Với những thành tích đã đạt được, VNPT đã không ngừng khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở Việt Nam mà còn gián tiếp, đưa mạng lưới công nghệ thông tin VN hòa nhập với châu Á và thế giới, góp phần kéo lại gần hơn khoảng cách số giữa Việt Nam và các nước tiên tiến.

Phụ Lục

CHƯƠNG I : Một số lí luận cơ bản về chiến lược và quản trị chiến lược trang 1.Những lí luận cơ bản về chiến lược kinh doanh

1.1 Những quan điểm về chiến lược kinh doanh ………...1

1.2 Khái niệm về chiến lược kinh doanh………2

1.3 Vai trò của quản trị kinh doanh………3

2.Quản trị chiến lược kinh doanh ………..3

2.1 Khái niệm về quản trị chiến lược ……….4

2.2 Tầm quan trọng của quản trị chiến lược ………..4

2.3 Các cấp quản trị chiến lược ……….6

2.3.1 chiến lược cấp doanh nghiệp ………6

2.3.2 chiến lược cấp cơ sở ……….9

2.3.3 chiến lược cấp chức năng ………10

2.4 Quá trình quản trị chiến lược ……….11

2.4.1 Lựa chọn chiến lược ………...11

2.4.2 Tổ chức thực hiện chiến lược ……….12

2.4.3 Kiểm tra đánh giá điều chỉnh chiến lược ………13

Chương II: Thực trạng về quản trị chiến lược của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT 1 .Giới thiệu khái quát về tổng công ty bưu chính viễn thông việt nam VNPT 14

1.1 Quá trình hình thành………14

1.2 CƠ cấu tổ chức ………..16

1.3 Đặc điểm sản phẩm BCVT ………17

1.4 Một số kết quả đạt được từ năm 2006-2010……….

2.Đánh giá thực trạng thực hiện công tác quản trị chiến lược của VNPT giai đoạn 2006-2010 ……….

2.1 Đánh giá về xây dựng chiến lược ……….19

2.2 Đánh giá về thực hiện chiến lược ……….27

2.3 Kiểm tra điều chỉnh chiến lược ……….28

Thuận lợi khó khăn ………30

Kiến nghị ………32

Danh mục tài liệu tham khảo 1- PGS.TS. Lê Văn Tâm, Giáo trình quản trị chiến lược, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân-2000 2- http://vnpt.com.vn 3- http://vietbao.vn 4- http://www.ictnews.vn 5- http://tailieu.vn 6- www.baomoi.com 7- Cùng một số tài liệu khác

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược ở Tập đoàn bưu chính Viễn Thông Việt Nam VNPT (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w