Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo quy định của pháp luật hình sự (Trang 58 - 60)

Điều 41 Bộ luật Hình sự quy định:

1. Việc tịch thu, sung quỹ nhà nước được áp dụng đối với: a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;

b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có;

c) Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành

2. Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép thì khơng tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.

3. Vật, tiền thuộc tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu, sung quỹ nhà nước [28].

Biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm mang tính hỗ trợ cho hình phạt, nhằm ngăn chặn nguy cơ phạm tội của người bị áp dụng biện pháp tư pháp này. Biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm được áp dụng trong các trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất, tịch thu công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội: đó là trường hợp vật hoặc tiền là tài sản của người phạm tội hoặc là

tài sản của người khác nhưng người phạm tội đã sử dụng vật, tiền này làm công cụ thực hiện tội phạm. Nếu là tài sản thuộc sở hữu của người phạm tội thì Tịa án có thể ra quyết định tịch thu để sung công quỹ hoặc tiêu hủy. Trong trường hợp không thuộc sở hữu của người phạm tội thì trả lại chủ sở hữu trong trường hợp tài sản dùng vào việc phạm tội không do lỗi của chủ sở hữu, nhưng nếu chủ sở hữu có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng tài sản của mình vào việc phạm tội thì tài sản này sẽ bị tịch thu mà không trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu.

Trường hợp thứ hai, vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có. Đây là những tang vật của vụ án, do đó, phải bị tịch

thu và sung quỹ nhà nước.

Trường hợp thứ ba, vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành. Những vật

này thường là đối tượng tác động của một số tội phạm nhất định như: ma túy, hàng giả, văn hóa phẩm đồi trụy, tiền giả… Những loại tài sản này trong mọi trường hợp đều bị tịch thu tiêu hủy.

Biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm được áp dụng đối với mọi trường hợp, trong đó có người chưa thành niên phạm tội. Biện pháp này được áp dụng mang tính hỗ trợ cho hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo quy định của pháp luật hình sự (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)