Hình 4 .13 Biểu đồ so sánh diễn biến COLIFORMS
Hình 4.14 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải y tế
Thuyết minh quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải Y tế . - Bể thu gom: Bể thu gom có nhiệm vụ thu gom nước thải của toàn bộ
trung tâm, tại đây được lắp thêm lưới lược rác để lược rác thô và các chất lơ lững kích thước lớn trong nước thải. Nước từ bể thu được bơm sang bể điều hòa.
- Bể điều hòa: Bể điều hòa giữ nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và ổn
định nồng độ trước khi đưa nước thải đến các công trình đơn vị phía sau. Tránh sự biến động về hàm lượng các chất hữu cơ trong nước thải làm ảnh
hưởng đến hoạt động của vi sinh vật trong quá trình xử lý sinh học. Tạo điều kiện cho các công trình phía sau ổn định và đạt được hiệu quả xử lý cao. Để tránh lắng cặn, giảm mùi hôi, ổn định nồng độ sẽ lắp đặt hệ thống thổi khí trong bể điều hòa. Từ bể điều hòa nước thải được bơm với lưu lượng ổn định vào Bể sinh học kỵ khí.
- Bể sinh học kỵ khí: Nước thải sau khi được điều hòa, ổn định lưu
lượng sẽ được bơm dẫn sang bể kỵ khí. Tại đây, nhờ sự phân hủy các chất hữu cơ trong môi trường yếm khí, các chủng vi sinh vật yếm khí sinh trưởng, phát triển, chuyển hóa các chất ô nhiễm trong nước thải thành các chất dinh dưỡng cho tế bào, làm giảm nồng độ ô nhiễm trong nước thải. Sau quá trình xử lý kỵ khí, nước thải được dẫn sang công trình xử lý phía sau.
- Bể sinh học thiếu khí:
+ Nước thải sinh hoạt chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng Nito và phót pho, đây là hai chất dinh dưỡng gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa đối với nguồn tiếp nhận và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước nếu không được xử lý phù hợp, do đó cần phải được loại bỏ trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
+ Chức năng chính của bể Anoxic là chuyển hóa NO3- trong nước thải thành N2 phân tử và giải phóng vào không khí qua đó làm giảm nồng độ nitrat.
- Bể sinh học hiếu khí:
+ Chức năng chính của bể sinh học hiếu khí là chuyển hóa amoni có trong nước thải thành Nitrit và Nitrat. Lượng nitrat sinh ra trong quá trình hiếu khí một phần sẽ được tuần hoàn lại bể thiếu khí để thực hiện quá trình khử nitrat, một phần sẽ được giữ lại trong bùn hoạt tính và được lắng lại ở bể lắng sinh học. Quá trình nitrat hóa và khử nitrat sẽ làm giảm nồng độ amoni và nitrat trong nước thải, do đó nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn đấu nối. Quá trình nitrat hoá được thể hiện theo phương trình bên dưới:
+ Quá trình khử các chất hữu cơ như BOD và COD được thực hiện cùng với quá trình loại bỏ các chất dinh dưỡng N,P.
- Bể lắng sinh học:
+ Bể lắng sinh học 2 là bể tách bùn sinh học ra khỏi nước sạch sau xử lý. + Hỗn hợp bùn & nước thải rời khỏi bể sinh học hiếu khí chảy tràn vào bể lắng sinh học nhằm tiến hành quá trình tách nước và bùn. Những bông bùn sẽ lắng xuống dưới đáy của bể lắng và được Bơm bùn bơm tuần hoàn về bể Aerotank để duy trì nồng độ bùn hoạt tính khi cần thiết. Nếu lượng bùn trong bể dư thì sẽ bơm xả bỏ bùn vào bể chứa bùn.
+ Phần nước trong tập trung ở bề mặt bể lắng 2, được thu gom bằng hệ thống ống thu nước bề mặt, nước tự chảy vào bể khử trùng.
+ Phần bùn dư được bơm thải bỏ vào bể chứa bùn, phần nước tách bùn được dẫn tuần hoàn lại bể điều hòa và tiếp tục quá trình xử lý nước thải. Lượng bùn dư sau khi tách một phần nước sẽ được đơn vị thu gom bùn đến để thu mua và xử lý.
- Bể Khử trùng:
+ Phần nước trong sau lắng được thu và dẫn sang bể khử trùng. Tại bể khử trùng, hóa chất khử trùng (Chlorine hoặc ozon) được sử dụng để khử khuẩn, tiêu diệt coliform trong nước thải trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận.
+ Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải theo QCVN 28:2010/BTNMT, Cột B.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Trong tình hình thực tế hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải bệnh viện gây ra đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và môi trường sống của người dân. Có thể nhận thấy được đặc điểm chung của nước thải bệnh viện là ô nhiễm chủ yếu về chất hữu cơ. Vì vậy phương pháp xử lý mang lại hiệu quả cao là phương pháp sinh học.
- Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái với quy mô 120 giường bệnh với lưu lượng khoảng 120m3/ngày, đêm. Tuy nhiên hiện tại hệ thống đã cũ cần sửa chữa lại để đảm bảo hệ thống xử lý đạt hiệu quả tốt.
- Nước thải sau xử lý của trung tâm Y tế đạt đạt tiêu chuẩn xả thải theo QCVN 28:2010/BTNMT(cột B) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế
5.2. Kiến nghị
- Do điều kiện về thời gian và kinh phí không cho phép nên đề tài chỉ thực hiện được đối tượng nước thải của trung tâm, các mẫu chỉ được lấy trong thời gian ngắn; Do vậy, cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn về hoạt động của trung tâm cũng như lượng nước thải phát sinh hàng ngày, với số mẫu lấy và tần xuất quan trắc đủ để phán ánh diễn biến nước thải qua từng công đoạn xử lý cũng như hiệu quả xử lý của trạm xử lý nước thải của Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái.
- Các đề tài nghiên cứu tiếp theo hướng nghiên cứu này cần làm rõ và đầy đủ hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng việt
1. Lê Huy Bá, Độc học môi trường, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật tháng 6 năm 2008
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Các tiêu chuẩn môi trường, quy chuẩn môi
trường Việt Nam
3. Lương Văn Hinh , Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, “Bài giảng Ô Nhiễm
Môi Trường”.
4. Hoàng Thị Liên (2009), Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan
đến quản lý chất thải y tế tại bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên, luận văn thạc sỹ, Đại học Thái Nguyên
5. Nguyễn Thị Phương Loan (2005),Đại học quốc gia Hà Nội, “Giáo trình
Tài nguyên nước”.
6. QCVN 28:10/BTNMT, quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước thải y tế. 7. Quốc hội, Luật bảo vệ môi trường 2014 số 55/2014/QH13
8. Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Yên Bái, “Dự thảo báo cáo hiện trạng
môi trường tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2015”
9. Dư Ngọc Thành (2013), Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, “Bài giảng môn
công nghệ môi trường”.
10.Dư Ngọc Thành (2014) , Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, “Bài giảng Quản lý thài nguyên nước và khoáng sản”.
II. Internet
11. Bách khoa toàn thư mở: https://vi.wikipedia.org
12.Bộ Y tế (2009):https://sites.google.com/site/vanphongtcmt/thong-tin-ve- cac-chi-cuc-bao-ve-moi-truong/bo-y-te
13. Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái: http://yenbai.gov.vn