1.4.3 .Phương thức bảo vệ NLĐ trong quá trình CPH DNNN
2.2. Chế độ đối với NLĐ tiếp tục làm việc trong DNNN sau khi CPH
Khi tiếp tục làm việc cho DNNN sau khi CPH, NLĐ ngoài việc được mua thêm cổ phiếu ưu đãi theo số năm làm việc cam kết còn được hưởng các chế độ sau:
2.2.1 Lương và phụ cấp lương dành cho NLĐ.
2.2.2 Thang bảng lương, phụ cấp lương trong các DNNN thực hiện CPH
a) Thang bảng lương cho NLĐ trong DNNN CPH
Theo quy định tại Nghị định 205/2004/NĐ-CP về hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các Công ty Nhà nước (Sau đây gọi tắt là Nghị định 205), NLĐ trong DNNN CPH được chia thành 07 loại đối tượng tương ứng với các thang bảng lương khác nhau, bao gồm:
Các thang lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh;
Các bảng lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh;
Bảng lương của thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị;
Bảng lương của Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng;
Bảng lương chuyên gia cao cấp và nghệ nhân;
Bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ và bảng phụ cấp giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó trưởng phòng;
Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ.
b) Chế độ phụ cấp lương đối với NLĐ
Có 5 loại phụ cấp lương dành cho NLĐ được quy định tại điều 4 Nghị định 205 như sau:
Phụ cấp khu vực: áp dụng đối với người làm việc ở vùng xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu.
Phụ cấp gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung.
Phụ cấp trách nhiệm công việc: áp dụng đối với thành viên không chuyên trách Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát (không kể Trưởng Ban kiểm soát) và những người làm một số công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc phải đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo.
Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,5 so với mức lương tối thiểu chung.
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm: áp dụng đối với người làm nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm, đặc biệt độc hại, nguy hiểm mà chưa được xác định trong mức lương.
Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung.
Phụ cấp lưu động: áp dụng đối với người làm nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở.
Phụ cấp gồm 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiểu chung.
Phụ cấp thu hút: áp dụng đối với người đến làm việc ở vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn.
Phụ cấp gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức lương cấp bậc, chức vụ hoặc lương chuyên môn, nghiệp vụ.
Thời gian hưởng từ 3 đến 5 năm.
Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 31/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2012 của Chính Phủ, mức lương tối thiểu chung thực hiện từ ngày 01 tháng 5 năm 2012 là 1.050.000 đồng/tháng.
2.2.3 Lương tối thiểu vùng
Ngoài việc quy định hệ thống thang bảng lương, phụ cấp lương cho NLĐ, pháp luật nước ta còn quy định lương tối thiểu vùng. Theo đó NLĐ làm việc trong các DNNN CPH tại các địa bàn khác nhau thì được hưởng mức lương tối thiểu theo địa bàn công tác khác nhau. Điều 2 Nghị định
70/2011/NĐ-CP ban hành ngày 22 tháng 08 năm 2011 quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:
Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 01 tháng 10 năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012 như sau:
* Mức 2.000.000 đồng/tháng áp dụng đối với DN hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
Các quận và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội;
Các quận và các huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo thuộc thành phố Hải Phòng;
Các quận và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh;
Thành phố Biên Hòa và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai;
Các thị xã Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An và các huyện Bến Cát, Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương;
Thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
* Mức 1.780.000 đồng/tháng áp dụng đối với DN hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
Các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội;
Các huyện còn lại thuộc thành phố Hải Phòng;
Thành phố Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương;
Thành phố Hưng Yên và các huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên;
Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và các huyện Bình Xuyên, Yên Lạc thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;
Thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và các huyện Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh;
Các thành phố Hạ Long, Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh;
Thành phố Thái Nguyên thuộc tỉnh Thái Nguyên;
Thành phố Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ;
Thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai;
Thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình;
Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;
Các quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng;
Các thành phố Nha Trang, Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa;
Các thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng;
Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận;
Các huyện còn lại thuộc thành phố Hồ Chí Minh;
Thị xã Long Khánh và các huyện Định Quán, Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai;
Các huyện Phú Giáo, Dầu Tiếng thuộc tỉnh Bình Dương;
Huyện Chơn Thành thuộc tỉnh Bình Phước;
Thị xã Bà Rịa và huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
Thành phố Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An;
Thành phố Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang;
Các quận thuộc thành phố Cần Thơ;
Thành phố Rạch Giá thuộc tỉnh Kiên Giang;
Thành phố Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang;
Thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau.
* Mức 1.550.000 đồng/tháng áp dụng đối với DN hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
Các thành phố trực thuộc tỉnh còn lại (trừ các thành phố trực thuộc tỉnh nêu tại vùng II);
Thị xã Chí Linh và các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Kim Thành, Kinh Môn, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương;
Các huyện Vĩnh Tường, Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;
Thị xã Phú Thọ và các huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Ba, Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ;
Các huyện Gia Bình, Lương Tài thuộc tỉnh Bắc Ninh;
Các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Tân Yên, Lạng Giang thuộc tỉnh Bắc Giang;
Các thị xã Uông Bí, Cẩm Phả và các huyện Hoành Bồ, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh;
Các huyện Bảo Thắng, Sa Pa thuộc tỉnh Lào Cai;
Các huyện còn lại thuộc tỉnh Hưng Yên;
Thị xã Sông Công và các huyện Phổ Yên, Phú Bình, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ thuộc tỉnh Thái Nguyên;
Huyện Mỹ Lộc thuộc tỉnh Nam Định;
Các huyện Duy Tiên, Kim Bảng thuộc tỉnh Hà Nam;
Thị xã Tam Điệp và các huyện Gia Viễn, Yên Khánh, Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình;
Thị xã Bỉm Sơn và huyện Tĩnh Gia thuộc tỉnh Thanh Hóa;
Huyện Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh;
Thị xã Hương Thủy và các huyện Hương Trà, Phú Lộc, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế;
Các huyện Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Núi Thành thuộc tỉnh Quảng Nam;
Thị xã Sông Cầu thuộc tỉnh Phú Yên;
Các huyện Cam Lâm, Diên Khánh, Ninh Hòa, Vạn Ninh thuộc tỉnh Khánh Hòa;
Các huyện Ninh Hải, Thuận Bắc thuộc tỉnh Ninh Thuận;
Huyện Đăk Hà thuộc tỉnh Kon Tum;
Các huyện Đức Trọng, Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng;
Thị xã La Gi và các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam thuộc tỉnh Bình Thuận;
Các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu thuộc tỉnh Tây Ninh;
Các thị xã Đồng Xoài, Phước Long, Bình Long và các huyện Đồng Phú, Hớn Quản thuộc tỉnh Bình Phước;
Các huyện còn lại thuộc tỉnh Đồng Nai;
Các huyện còn lại thuộc tỉnh Bình Dương;
Các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
Các huyện Thủ Thừa, Đức Huệ, Châu Thành, Tân Trụ, Thạnh Hóa thuộc tỉnh Long An;
Thị xã Gò Công và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Tiền Giang;
Huyện Châu Thành thuộc tỉnh Bến Tre;
Các huyện Bình Minh, Long Hồ thuộc tỉnh Vĩnh Long;
Các huyện thuộc thành phố Cần Thơ;
Thị xã Hà Tiên và các huyện Kiên Lương, Phú Quốc, Kiên Hải, Giang Thành, Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang;
Các thị xã Châu Đốc, Tân Châu thuộc tỉnh An Giang;
Thị xã Ngã Bảy và các huyện Châu Thành, Châu Thành A thuộc tỉnh Hậu Giang;
Các huyện Năm Căn, Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Cà Mau.
* Mức 1.400.000 đồng/tháng áp dụng đối với DN hoạt động trên các địa bàn thuộc vùng IV, bao gồm các địa bàn còn lại chưa liệt kê ở ba địa bàn trên.
Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 2 Nghị định 70 là mức lương thấp nhất làm cơ sở để DN và NLĐ thỏa thuận tiền lương trả cho NLĐ.
Mức tiền lương thấp nhất trả cho NLĐ đã qua học nghề (kể cả lao động do DN tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 2 Nghị định 70.
Mức lương tối thiểu vùng quy định được dùng làm căn cứ để xây dựng các mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, tính các mức lương ghi trong hợp đồng lao động và thực hiện các chế độ khác do DN xây dựng và ban hành theo thẩm quyền do pháp luật lao động quy định.
Có thể thấy, mức lương tối thiểu chung và mức lương tối thiểu vùng theo quy định hiện nay đối với NLĐ nói chung là thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt của NLĐ. Theo kinh tế chính trị học Mác Lê nin, lương của NLĐ phải đủ nuôi sống bản thân, gia đình (để có thế hệ lao động tiếp theo), có thể có tiền để đầu tư nâng cao nghiệp vụ, và nếu hơn nữa còn có tiền để tích lũy. Tuy nhiên, với mức lương như hiện nay, NLĐ khó có thể đủ để chi trả cho cuộc sống trong tình trạng giá cả các mặt hàng sinh hoạt ở nước ta liên tục leo thang, tình trạng lạm phát khó kiểm soát, đồng tiền ngày càng mất giá. Tiền lương thực tế của NLĐ đang càng ngày càng thấp đi. Ngoài ra, công tác tiền lương theo quy định với DNNN chưa tạo được động lực phấn đấu cho NLĐ, nhiều DN chưa áp dụng được hình thức và phương pháp trả lương sát với năng suất lao động. Tại nhiều DN, hệ thống đánh giá thành tích của NLĐ quá đơn giản chưa cung cấp thông tin chính xác để tính trả lương theo thành tích. Công tác đánh giá thành tích còn mang nặng tính hình thức và phong trào, chưa phản ánh được đầy đủ đóng góp của nhân viên, do đó triệt tiêu nỗ lực thể hiện năng lực của nhân viên.
Khó khăn trong công tác cải cách tiền lương tại các DN sau CPH được thể hiện như sau:
- Khó khăn trong xây dựng các chức danh và mô tả công việc. Cùng với tiến trình CPH, các DN tiến hành cải tổ lại bộ máy tổ chức, sắp xếp lại nhân sự, quy trình nghiệp vụ. Đa số các DN cho biết bước đầu đã triển khai xây dựng mô tả công việc, tuy nhiên, công tác này còn có nhiều bất cập, mô tả công việc xây dựng xong ít được sử dụng.
- Khó khăn trong xác định giá trị công việc để xây dựng các thang bậc lương theo chức danh (hay một số DN gọi là lương cơ bản). Sự nhầm lẫn
thường gặp là đánh đồng định mức lương cho cá nhân và định giá trị và mức lương cho chức danh. Nhiều DN thiếu công cụ, thiếu phương pháp và kỹ năng triển khai, trong khi vẫn chưa loại bỏ được tâm lý chờ văn bản hướng dẫn chi tiết của cấp trên hay Nhà nước để triển khai.
- Khó khăn trong xây dựng chính sách lương. Vấn đề đặt ra là khi nào thì trả lương theo chức danh, khi nào trả lương theo năng suất, tỷ lệ phần lương “cứng”, lương “mềm”, sử dụng kết quả đánh giá thành tích thế nào trong tính lương? Vấn đề bằng cấp, thâm niên, tuổi tác, giới tính... trong hệ thống lương mới? Quan hệ giữa chính sách tiền lương và chính sách nhân sự khác của DN? Mức độ cá nhân hoá ra sao? Chính sách lương hướng tới tinh thần làm việc theo ê kíp hay theo nỗ lực cá nhân? Trả lương cao hay thấp? Khi nào trả cao khi nào trả thấp? Trả cao cho ai và trả thấp cho ai? Trả lương hình thức phúc lợi tập thể hay thu nhập cá nhân? Trả bằng tiền hay hiện vật?... - Khó khăn trong xác định bằng lương bảo hiểm xã hội mới. Thực tế cho thấy, hệ thống lương mới thường có mức lương cơ bản cao hơn rất nhiều so với trước đây do hệ thống mới chỉ tính lương “một vòng” thay vì nhiều vòng trước đây. Vậy xác định hệ số và mức lương đóng bảo hiểm xã hội thế nào cho đúng luật và phù hợp với hệ thống mới, không làm gia tăng chi phí cho DN là những vấn đề thường được đề cập nhất.
- Khó khăn trong bổ nhiệm lại nhân viên vào các ngạch bậc lương mới. Việc bố trí lại lao động hậu CPH là công việc quan trọng. Đi đôi với nó là việc bổ nhiệm lại các cá nhân vào các ngạch bậc lương mới cho phù hợp với công việc. Thêm vào đó, xuất phát từ sự khác nhau giữa chính sách tiền lương trước đây và chính sách tiền lương mới về các tiêu chí thâm niên và bằng cấp, DN gặp khó khăn trong sắp xếp lại các ngạch và bậc lương.
Qua phân tích thấy nổi lên một số điểm bất cập còn tồn tại trong cơ chế cải cách tiền lương tại các DNNN và DN sau CPH hiện nay như sau:
- Về nguyên tắc DNNN, công ty CP nhà nước được phép tự chủ xây dựng quy chế phân phối tiền lương, đảm bảo không bình quân, cào bằng, phù hợp với thực tiễn, gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh nhưng chủ yếu vẫn áp dụng thang lương theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP vận dụng chưa đúng và chưa linh hoạt các quy định của Nhà nước về tiền lương…
- Nặng tính bình quân chủ nghĩa do bội số tiền lương thấp. Kể cả đã tự khắc phục bằng hệ số lương “mềm” hay lương kinh doanh thì về cơ bản thang lương xây dựng không dựa trên đánh giá giá trị công việc. Do vậy, dẫn đến tiền lương còn cào bằng giữa lao động quản lý và nhân viên, giữa công việc phức tạp và đơn giản. Điều này phản ánh chưa đúng quan hệ lao động, tiền lương, làm giảm hiệu quả làm việc và là nguyên nhân của hiện tượng chảy máu chất xám.
- Mức lương thấp, thậm chí phi thị trường, dẫn đến khó tuyển dụng và đàm phán với các ứng viên vào vị trí quản lý đòi hỏi trình độ cao, có kinh nghiệm, nếu không xử lý bằng các cơ chế đặc thù.
- Nguyên tắc xếp bậc lương và thăng tiến tiền lương chủ yếu dựa trên thâm niên và bằng cấp mà chưa dựa trên đánh giá năng lực hiệu quả kinh doanh, công việc hoàn thành trong thực tế. Nếu có đánh giá thì cũng còn hết sức đơn giản, mang tính hình thức, dĩ hòa vi quý.
- Tổ chức phân công và mô tả công việc chưa hợp lý, dẫn đến không rõ ràng trách nhiệm trong công việc, gây khó khăn trong đánh giá giá trị từng vị