đạo, quản lý, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp) trong giai đoạn tới
Một là, rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp. Việc rèn luyện bản lĩnh chính trị phải được tiến hành đồng bộ thông qua việc thường xuyên bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức, trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn, phương pháp làm việc, năng lực công tác,… gắn liền với việc tự giác tu dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị của mỗi người. Cần đánh giá bản lĩnh chính trị của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp theo hướng chú trọng đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội từ việc thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý; quy định thống nhất giữa đánh giá bản lĩnh chính trị với kết quả thực thi nhiệm vụ và đạo đức công vụ của cán bộ lãnh đạo, quản lý. Cùng với việc phát huy tính tích cực, tự giác, gương mẫu trong rèn luyện bản lĩnh chính trị, cấp ủy các cấp chú trọng xây dựng cơ chế, môi trường để mỗi người đứng đầu cấp ủy, chính quyền có
điều kiện, động lực rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực công tác.
Hai là, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhất là học tập, rèn luyện phong cách lãnh đạo, quản lý, chú trọng nêu gương về phẩm chất, lối sống, đạo đức cách mạng; tính khách quan, khoa học trong xử lý, giải quyết công việc; vừa có tầm nhìn xa vừa sâu sát thực tiễn; tôn trọng hiện thực khách quan, tránh bệnh chủ quan, duy ý chí; nói đi đôi với làm; biết tạo thời cơ và nắm bắt thời cơ để hành động và đưa ra những quyết định đúng đắn trong mọi tình huống, nhất là trong những tình huống phức tạp, khó khăn.
Lãnh đạo, quản lý theo phong cách Hồ Chí Minh là lãnh đạo, quản lý bảo đảm tính dân chủ, công khai, minh bạch nhưng luôn tuân thủ kỷ cương, kỷ luật của tổ chức; lãnh đạo, quản lý gắn với kiểm tra, giám sát, tổng kết và rút kinh nghiệm kịp thời; luôn sâu sát cơ sở, gần gũi với cấp dưới, với quần chúng; biết dựa vào nhân dân, phát huy sức mạnh của nhân dân để thực hiện thành công mục tiêu đã đề ra.
Ba là, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị. Để thực hiện tốt yêu cầu này, cần quy định rõ mối quan hệ và thẩm quyền của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị trên cơ sở quy chế hóa, quy trình hóa các mối quan hệ giữa cấp ủy với người đứng đầu cơ quan, đơn vị; tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các quy định liên quan đến nguyên tắc, cơ chế tổ chức và hoạt động trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, bộ máy quản lý của chính quyền các cấp. Cần phân định rõ những nhiệm vụ, quyền hạn nào thuộc về cấp ủy; những nhiệm vụ, quyền hạn nào thuộc về người đứng đầu cấp ủy, chính quyền để tránh trường hợp người đứng đầu ỷ lại tập thể, đổ lỗi cho tập thể khi không làm tròn trách nhiệm hoặc ngược lại, lợi dụng tập thể làm “bình phong” để
lộng quyền, chuyên quyền, độc đoán, mất dân chủ trong lãnh đạo, quản lý. Đồng thời, cần có quy định nhằm tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền theo nguyên tắc “trao trách nhiệm phải gắn với trao quyền hạn”.
Bốn là, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền phải quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, hành động vì lợi ích chung; phát huy tốt những tố chất của một thủ lĩnh chính trị để dẫn dắt tập thể cùng đồng lòng hành động đạt được những mục tiêu đã đề ra, hoàn thành tốt nhiệm vụ trước Đảng, trước nhân dân. Người đứng đầu có tính quyết đoán không phải là người độc đoán, cũng không phải là người quyết định vấn đề vì muốn đề cao vai trò cá nhân. Tính quyết đoán, dám nghĩ, dám làm của người đứng đầu không chỉ dựa vào quyền uy mà còn phải dựa trên sự kết hợp hài hòa giữa tình cảm cách mạng với nền tảng tri thức khoa học về chuyên môn, nghệ thuật, nguyên tắc lãnh đạo, quản lý; dựa trên năng lực thuyết phục tập thể đồng thuận với những quyết định của mình.
Năm là, người đứng đầu phải sâu sát cơ sở, nắm vững thực tiễn, kịp thời giúp cơ sở giải quyết các khó khăn và vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là trách nhiệm, tác phong công tác cần phải có; đồng thời cũng là một tiêu chuẩn đo năng lực, phẩm chất của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp. Để có phong cách lãnh đạo sâu sát, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp phải dành thời gian đi cơ sở, trực tiếp trao đổi, đối thoại với người dân, doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức; thường xuyên xem, nghe, đọc trên các phương tiện thông tin truyền thông, qua mạng xã hội, qua trao đổi ý kiến với cấp dưới, đồng chí, đồng nghiệp,… từ đó tránh được bệnh quan liêu, hạn chế tình trạng ra các quyết định, chủ trương thiếu tính thực tiễn, duy ý chí. Mặt khác, cần xem phong cách sâu sát cơ sở, thực tiễn là
một tiêu chí, một yêu cầu cần thiết trong quy hoạch, đề bạt cán bộ giữ vị trí người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp.
Sáu là, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền đổi mới sáng tạo, trên cơ sở cần hoàn thiện chính sách, pháp luật, tạo môi trường, điều kiện cho người đứng đầu mạnh dạn đề xuất, triển khai những ý tưởng đổi mới sáng tạo, nhất là trong những lĩnh vực khó, phức tạp của địa phương, cơ quan, đơn vị. Khuyến khích, trọng dụng những người đứng đầu có tinh thần đổi mới sáng tạo và có cơ chế bảo vệ họ khi xảy ra những sai sót, rủi ro ngoài ý muốn; có những đột phá trong phương thức lãnh đạo, điều hành để đạt hiệu quả cao trong công việc, đồng thời biết tạo điều kiện, môi trường, khuyến khích cho cấp dưới đổi mới sáng tạo. Tiếp tục đổi mới, cải cách chính sách tiền lương tương xứng với giá trị sức lao động của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu các cấp, coi trọng việc dựa trên hiệu quả, chất lượng công việc gắn với tinh thần đổi mới sáng tạo, không đơn thuần theo vị trí, chức danh công việc.
Bảy là, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới cơ chế, chính sách liên quan đến trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu, nhất là cần xác định rõ trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm tập thể trong các cơ quan, tổ chức để vừa phát huy tốt trí tuệ tập thể, vừa tăng khả năng trao quyền cho người đứng đầu trong việc ra quyết định và chỉ đạo thực hiện quyết định. Cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức; bảo đảm sự rõ ràng giữa nghĩa vụ, quyền hạn, quyền lợi làm cơ sở cho việc phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu, góp phần ngăn chặn tình trạng người đứng đầu lợi dụng kẽ hở pháp luật để lạm quyền, chuyên quyền, kéo theo những sai phạm trong lãnh đạo, quản lý, nhưng đồng thời cũng hạn chế tình trạng đòi hỏi trách nhiệm nhưng không giao quyền tương xứng hoặc cơ chế, chính sách gò bó khiến quyền lực không được thực thi hiệu quả, hạn chế sự đổi mới sáng tạo của người đứng đầu.
KẾT LUẬN
Trong mọi hoàn cảnh, nhà lãnh đạo chính trị chỉ tồn tại khi có một nhóm từ hai người trở lên, một người có vai trò nổi trội đứng ra gây ảnh hưởng, tác động đến người khác làm theo, thực hiện mục tiêu, tôn chỉ của nhóm. Nhà lãnh đạo chính trị xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong cuộc sống thường ngày khi họ gây ảnh hưởng đến người khác và bị người khác ảnh hưởng lại. Hay nói cách khác, lãnh đạo tồn tại trong mọi trường hợp của đời sống xã hội.
Nhà lãnh đạo chính trị xuất hiện ở mọi vị trí, từ những người có chức vụ quan trọng trong cơ quan, tổ chức như: hoàng đế, tổng thống, chủ tịch nước, thủ tướng, bộ trưởng, chủ tịch các tập đoàn đa quốc gia, giám đốc, đến những người có vị trí như: kế toán trưởng, trưởng phòng, nhân viên, thuyền trưởng, thầy tu, cha xứ, giáo chủ, đội trưởng đội bóng, cha mẹ trong gia đình, trưởng nhóm trong một nhóm bạn học… Lãnh đạo luôn xuất hiện trong các nhóm hoặc tổ chức với tư cách là người dẫn dắt, dẫn đầu, đưa ra quyết định để mọi người thực hiện.
Một cách tự nhiên, nhất là trong điều kiện một đảng cầm quyền hiện nay, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, các thành viên của hệ thống chính trị Việt Nam tự nó giữ vị thế, vai trò tiên phong hết sức căn bản và quan trọng đối với việc khẳng định vị thế, vai trò và uy tín lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị. Bởi họ được coi là tinh hoa của thể chế, là rường cột quốc gia
Nhưng, người đứng đầu cần có những tư chất gì, làm những gì trong vai trò là người lãnh đạo hay quản lý, quản trị ở mỗi phương diện theo vị trí, chức năng và nhiệm vụ của từng tổ chức, cơ quan, đơn vị? Thẩm quyền, trách nhiệm của họ ra sao? Kiểm soát quyền lực đối với họ như thế nào?... Đó vẫn đang là những vấn đề
nóng bỏng, cấp bách phải giải quyết trong công việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp, trước hết là những người giữ trọng trách đứng đầu.