Nguyên nhân khiếm khuyết của pháp luật và thực tiễn áp dụng về chuản bị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự trong Luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 83 - 112)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Nguyên nhân khiếm khuyết của pháp luật và thực tiễn áp dụng về chuản bị

chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

Một là, quy định pháp luật tố tụng dân sự về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự còn một số hạn chế

Hoạt động lập pháp, lập quy của Nhà nƣớc ta còn nhiều hạn chế. Có những dự án luật khi soạn thảo còn thiếu sự đầu tƣ thích đáng về thời gian, công sức, thiếu sự tham gia của các nhà khoa học trong các trƣờng đại học, cơ sở nghiên cứu khoa học và các chuyên gia làm thực tiễn, chƣa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành có liên quan trong quá trình soạn thảo văn bản, trình độ và kỹ thuật lập pháp, lập quy của các nhà chuyên môn và các thành viên soạn thảo cũng nhƣ các chuyên gia làm nhiệm vụ kiểm tra, thẩm định các dự án luật còn hạn chế. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật khi đƣa vào thực tiễn đã bộc lộ sự xung đột lẫn nhau. Thêm nữa, nguyên nhân tồn tại những lỗ hổng trong hệ thống pháp luật có thể do sự cố tình im lặng của các nhà làm luật trong quá trình xây dựng luật. Khi soạn thảo văn bản, nhà làm luật đã cố ý bỏ quên vấn đề đã phơi bày rõ ràng trong thực tế mà đáng ra phải giải quyết nó theo đề xuất của những ngƣời thi hành pháp luật; hoặc trong quá trình soạn thảo, sửa đổi, bổ sung luật, nhà làm luật đã cố ý đƣa những quan hệ xã hội cần điều chỉnh ra khỏi phạm vi điều chỉnh của luật; hoặc nhà làm luật không thể bao quát đƣợc tất cả tình huống của cuộc sống cần phải đƣợc điều chỉnh bằng luật; do những thiếu sót trong kỹ thuật lập pháp; hoặc do hoàn cảnh thực tế khách quan mà nhà làm luật đã không thể nhận biết đƣợc sự phát triển của các quan hệ xã hội. Chính vì thế mà những quy định về CBXXSTVADS trong LSĐBS BLTTDS 2011 cũng không tránh khỏi hạn chế. Đó là: không quy định về hậu quả pháp lý nếu ngƣời đƣợc thông báo không nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu

cầu của ngƣời khởi kiện; không quy định rõ về trách nhiệm trao đổi chứng cứ giữa các đƣơng sự, giữa đƣơng sự và Tòa án; không quy định về thời hạn giao nộp chứng cứ của đƣơng sự.

Hai là, về hoạt động hỗ trợ Toà án giải quyết các VADS của các cơ quan tổ chức liên quan

Trong những năm qua, Nhà nƣớc đã rất quan tâm đến tổ chức và hoạt động bổ trợ tƣ pháp, nhƣ sự ra đời của Thông tƣ liên tịch số 10/2007/TTLT- BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC hƣớng dẫn một số quy định về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng. Tuy nhiên, cho đến nay tổ chức và hoạt động bổ trợ tƣ pháp vẫn còn một số tồn tại nhất định. Ví dụ, hiện nay quan hệ tranh chấp đất đai xảy ra phổ biến, tính chất ngày càng phức tạp đòi hỏi phải có sự cung cấp thông tin từ cơ quan chức năng trong việc xác minh nguồn gốc đấy, quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…nhƣng khi có công văn yêu cầu cung cấp thông tin, các cơ quan chức năng thƣờng chậm trễ trong việc thực hiện yêu cầu gây tâm lý e ngại cho Thẩm phán mỗi khi cần xác minh thông tin. Khi Toà án triệu tập tham gia tố tụng, không ít các cá nhân, tổ chức này không chấp hành…gây khó khăn cho công tác chuẩn bị xét xử của toà án. Hiện nay, việc giải quyết các tranh chấp dân sự vẫn dƣờng nhƣ đƣợc coi chỉ thuộc về cơ quan tƣ pháp còn các cơ quan nhà nƣớc khác, các tổ chức xã hội..đứng ngoài hoạt động này.

Ba là, trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức của người dân còn nhiều hạn chế

Chúng ta đã soạn thảo nhiều văn bản pháp luật, chúng ta có ngày pháp luật 9/11 với những khẩu hiệu “sống và làm việc theo pháp luật”. Bên cạnh đó Nhà nƣớc đã tiến hành rất nhiều biện pháp để phổ cập pháp luật hàng tháng hàng năm

nhƣ: Hội thi tìm hiểu pháp luật; Hội thảo về pháp luật; tập huấn cho tuyên truyền viên pháp luật...Tuy nhiên đa số ngƣời dân còn rất “mơ hồ” khi nhắc tới Luật pháp. Hay kể cả những ngƣời đƣợc đào tạo luật học cũng không có ý thức tự giác chấp hành quy định. Chính vì thế, trong giai đoạn CBXXSTVADS nhiều đƣơng sự vẫn chƣa ý thức hết trách nhiệm của mình dẫn đến nhiều tình trạng đƣơng sự lúng túng trong quá trình này nhƣ cung cấp chứng chứ, nộp cho Tòa án các tài liệu, hồ sơ…

Bốn là, về cơ sở vật chất

Phƣơng tiện phục vụ cho các hoạt động tố tụng vẫn chƣa bảo đảm…Một số Toà án vẫn phải thuê hoặc mƣợn trụ sở làm việc nhƣ TAND tỉnh Lai Châu, Hậu Giang. Tình trạng thiếu máy vi tính, máy phô tô, máy fax…còn nhiều; Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức Tòa án chƣa tƣơng xứng với tính chất công việc…

Tóm tắt Chương 2

---

1. Tác giả đi sâu vào phân tích những quy định trong quá trình CBXXST VADS đƣợc quy định trong BLTTDS. Đó là các quy định về thụ lý, tống đạt văn bản; Thu thập chứng cứ; Yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; Hòa giải. Trong đó, về thời hạn thời hạn CBXXSTVADS đã đƣợc quy định phù hợp với từng lĩnh vực; Việc phân công thẩm phán đƣợc nhiều văn bản pháp luật hƣớng dẫn thì thẩm phán có vai trò rất quan trọng trong quá trình xét xử; Việc thông báo thụ lý đã quy định cụ thể hơn về hình thức, thời hạn; Việc lập hồ sơ vụ án đã có những quy định chính xác và đầy đủ hơn.

2. Từ những quy định trong LSĐBS BLTTDS 2011 tác giả đã đánh giá thực trạng của các quy định về CBXXSTVADS hiện nay. Có thể nói bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc thì vẫn còn đó những hạn chế cần khắc phục sửa chửa kịp thời. Đó chính là vấn đề: quy định về vấn đề “Hậu quả pháp lý của ngƣời đƣợc thông báo không nộp cho Tòa án văn bản về ý kiến của mình đối với yêu cầu” chƣa rõ ràng ảnh hƣởng đến chất lƣợng thu thập chứng cứ vụ án; thời hạn thông báo thụ lý vụ án vẫn còn mẫu thuẩn và chƣa hợp lý; nếu đƣơng sự không giao nộp hoặc giao nộp không đủ chứng cứ thì hậu quả pháp lý sẽ nhƣ thế nào?; vẫn còn bỏ sót một số hoạt động thu thập chứng cứ...

2. BLTTDS 2015 đã đƣợc thông qua và sẽ có hiệu lực vào ngày 1/7/2016, việc so sánh với LSĐBS BLTTDS 2011 hiện hành với BLTTDS 2015 là rất cần thiết. BLTTDS 2015 đã khắc phục đƣợc một số hạn chế nhƣ: một số biện pháp

để thu thập chứng cứ đã đƣợc bổ sung; quy định thêm vấn đề Thẩm phán có

các đƣơng sự trong việc cung cấp chứng cứ cho Tòa án và giữa các đƣơng sự với nhau… Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề.

3. Chƣơng 2 đề cập tới thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về CBXXSTVADS. Có thể thấy nhờ những quy định khá cụ thể mà pháp luật tố tụng dân sự dễ đƣợc áp dụng trong thực tiễn. Thực tế cho thấy là số vụ án giải quyết đƣợc ngày càng tăng lên từ 80% lên >90% số vụ đã đƣợc giải quyết. Qua những số liệu thực tế có thể thấy thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về CBXXSTVADS còn những vƣớng mắc nhƣ: xác định sai tƣ cách ngƣời tham gia tố tụng; thủ tục thu thập chứng cứ không đầy đủ thiếu tính chính xác; Tòa án thụ lý nhƣng sai thẩm quyền; cơ sở vật chất ở phiên tòa chƣa đảm bảo….

4. Có rất nhiều nguyên nhân dân đến tình trạng quy định còn thiếu thống nhất và thực tiễn áp dụng còn chƣa khả thi. Đó là do thẩm phán thiếu trách nhiệm khi giải quyết vụ án; quy định của pháp luật còn tạo nhiều khe hở hay quy định còn nhiều thiếu sót dẫn đến việc áp dụng pháp luật khó khăn; sự phối hợp giữa các cá nhân, cơ quan, tổ chức với cơ quan tƣ pháp còn yếu kém; quá trình CBXXSTVADS chƣa đƣợc chú trọng…

Chương 3

KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ TRONG BLTTDS 2015

Trong Chƣơng 2 tác giả đã đi vào phân tích, so sánh LSĐBS BLTTDS 2011 với BLTTDS 2015. Những quy định của LSĐBS BLTTDS 2011 cũng nhƣ BLTTDS 2015 còn có những bất cập, chính vì vậy tác giả mạnh dạn đề xuất những sửa đổi bổ sung BLTTDS 2015 về vấn đề này theo hƣớng sau:

3.1. Những kiến nghị về lập pháp

+ Với những vƣớng mắc, bất cập trong thực tế áp dụng pháp luật, khi thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng, các phƣơng thức tống đạt đều khó đảm bảo ngƣời đƣợc thông báo sẽ nhận đƣợc văn bản trong thời hạn ba ngày. Do đó, việc thực hiện đúng thời hạn mà luật đã quy định là không thực tế. Còn nếu coi đây là văn bản tố tụng bắt buộc phải tống đạt hợp lệ cho các đƣơng sự, theo thủ tục cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp mà Bộ luật Tố tụng dân sự quy định thì cần thiết phải quy định về thời hạn tống đạt “Thông báo về việc thụ lý vụ án” phải dài hơn nhƣ quy định hiện tại thì mới đủ thời gian để thực hiện. Nên chăng cần sửa đổi bổ sung Khoản 1 Điều 196 BLTTDS 2015 nhƣ sau: “Kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho bị đơn, cá

nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc tòa án đã thụ lý vụ án. Thời hạn thông báo tùy thuộc vào phương thức thông báo được quy định tại Điều 173 của BLTTDS, nhưng không quá 15 ngày.” Việc quy định nhƣ vậy sẽ dễ áp dụng,

tạo điều kiện cho Tòa án trong việc thông báo thụ lý vụ án, và sẽ tránh đƣợc sự mâu thuẫn trong thời hạn giữa các điều khác với Khoản 1 Điều 196 BLTTDS 2015

+ Tại Điểm h Khoản 2 Điều 196 BLTTDS 2015 quy định về “Hậu quả pháp lý của việc người được thông báo không nộp cho Tòa án văn bản về ý kiến của mình đối với yêu cầu.” Nhƣng không quy định rõ hậu quả pháp lý là gì. Thiết nghĩ cần phải sửa đổi bổ sung quy định hậu quả pháp lý nếu ngƣời đƣợc thông báo không nộp cho Tòa án văn bản ý kiến của mình đối với yêu cầu. Tác giả mạnh dạn sửa đổi Điểm h Khoản 2 Điều 196 BLTTDS 2015 nhƣ sau: “g)

Nếu người được thông báo không nộp cho Tòa án văn bản về ý kiến của mình đối với yêu cầu thì coi như đồng ý với yêu cầu và Tòa án sẽ giải quyết theo những yêu cầu đó.” Việc quy định hậu quả pháp lý, nhằm đề cao trách nhiệm

của ngƣời đƣợc thông báo trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

+ BLTTDS 2015 đang thiếu quy định về hậu quả pháp lý về việc đƣơng sự không giao nộp chứng cứ trong thời hạn ấn định. Đối với Điều 96 BLTTDS 2015 cần sửa đổi theo hƣớng: “Đương sự có trách nhiệm giao nộp chứng cứ đến thời điểm kết thúc thủ tục hỏi tại phiên tòa sơ thẩm, nếu các bên từ chối hoặc không cho tiếp cận thông tin cần thiết không có lý do chính đáng thì sẽ xử lý theo quy định tại Điều 486 của Bộ luật này. Nếu đương sự vi phạm cung cấp chứng cứ cho Tòa án ở cấp sơ thẩm để xuất trình ở cấp phúc thẩm thì chỉ được chấp nhận nếu chứng minh được hoàn toàn không biết có chứng cứ đó trong giai đoạn sơ thẩm”. Điều 486 là điều luật quy định về biện pháp xử lý ngƣời có hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của ngƣời tiến hành tố tụng. Quy định nhƣ trên sẽ tạo tính răn đe cho đƣơng sự trong vấn đề này.

+ Từ các phân tích trên để quy định về hoạt động thu thập chứng cứ phù hợp với các quy định khác của BLTTDS cũng nhƣ thực tiễn giải quyết vụ án dân sự, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 97 BLTTDS 2015 nhƣ sau: “1.Trong trường

hợp xét thấy tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc dân sự chưa đủ cơ sở để giải quyết thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ. 2. Trong các trường hợp do Bộ luật này quy định, Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ: a) yêu cầu đương sự nộp tài liệu, chứng cứ cho Toà án; b) Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng; c) Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa các đương sự với người làm chứng… k) Hòa giải; l) Hoạt động hỏi, nghe; xem xét, kiểm tra tài liệu, chứng cứ đã thu thập được; nghe Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án, trong trường hợp có Kiểm sát viên tham gia phiên toà; m) Các hoạt động khác mà Bộ luật này có quy định.

Thu thập chứng cứ là hoạt động quan trọng nhất của Tòa án trong việc giải quyết vụ án dân sự. Cho nên việc nghiên cứu quy định liên quan đến hoạt động này để hoàn thiện là cần thiết. Tác giả mong rằng với những phân tích, đề xuất bên trên nhằm làm cho các quy định về thu thập chứng cứ của Tòa án phù hợp với thực tiễn và đảm bảo tính logic giữa quy định về hoạt động thu thập chứng cứ với các hoạt động khác trong BLTTDS.

+ Trƣờng hợp nếu Thẩm phán đã thu thập chứng cứ mà phát hiện thuộc trƣờng hợp phải thay đổi thì sẽ xử lý chứng cứ đã thu thập đƣợc nhƣ thế nào? đã có rất nhiều ý kiến đƣợc đƣa ra. Chúng ta biết rằng quá trình thu thập chứng cứ cần rất nhiều thời gian và trải qua những công đoạn phức tạp. Nếu chúng ta phủ định toàn bộ hoạt động trƣớc đó thì nhiều chứng cứ bị hủy “oan”. Nhƣ vậy tác giả nghĩ nên tiếp tục sử dụng các chứng cứ đã thu thập nếu chúng đảm bảo đƣợc các thuộc tính của chứng cứ là tính khách quan, tính liên và tính hợp pháp. Kiến nghị bổ sung thêm Khoản 2 Điều 53 BLTTDS nhƣ sau: “2. Trong trường hợp,

thực hiện thì Thẩm phán thay thế được sử dụng các kết quả từ hoạt động thu thập chứng cứ của Thẩm phán bị thay đổi, từ chối nếu các chứng cứ đó đảm bảo các thuộc tính của chứng cứ tại Điều 81 Bộ luật này.

+ Điều 96 BLTTDS 2015 đã bổ sung một số quy định về trách nhiệm của Tòa án thông báo cho các bên đƣơng sự các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án; nghĩa vụ phải cung cấp và trao đổi chứng cứ giữa các đƣơng sự với nhau. Tuy nhiên, tác giả muốn bổ sung thêm quy định tại Điều 96 BLTTDS 2015 nhƣ sau: “4. Tòa án có trách nhiệm gửi bản sao chứng cứ, tài liệu này đến Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên tòa hoặc có yêu cầu.”

+ Mặc dù, Điều 7 BLTTDS quy định cá nhân, cơ quan tổ chức có trách nhiệm cung cấp chứng cứ cho đƣơng sự. Tuy nhiên thực tiễn cho thấy, không phải lúc nào việc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ của đƣơng sự cũng đƣợc thực hiện. Điều 492 BLTTDS 2015 đã có quy định: “1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân, không thi hành quyết đi ̣nh của Tòa á n về viê ̣c cung cấp chứng cứ mà cơ quan, tổ chức, cá nhân, đó đang quản lý , lưu giữ thì có thể bi ̣

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự trong Luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 83 - 112)