Tiết chết không tốt cảm xúc cá nhân nhẫn đến thiếu tính khách quan, thiên vị

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN NGÔN NGỮ BÁO CHÍ đề TÀI NGÔN NGỮ CỦA BÌNH LUẬN VIÊN BÓNG đá (Trang 25 - 30)

Đây là một hạn chế - một điểm yếu rất lớn của những người làm BLV bóng đá. Thật ra mà nói, suy cho cùng các BLV cũng là những fan hâm mộ bóng đá bình thường như bao nhiêu người khác. Tuy nhiên, vấn đề là các bình luận viên hay quên rằng họ đang xem bóng đá với tư cách của một chuyên gia phân tích cái hay, dở, độc đáo của một trận đấu chứ không phải là người xem bóng đá thuần túy như bao nhiêu khán giả khác. Họ quên mình đang là cầu nối nhằm giúp khán giả bắt nhịp, hòa nhập vào từng phá bóng hay, từng bàn thắng đẹp,... Bất kỳ một khán giả bình thường nào khi xem bóng đá cũng bộc lộ thái độ, tình cảm, cảm xúc thiên vị đối với đội bóng mà họ yêu thích, nhưng đã là BLV thì nhất định phải hết sức kiềm chế và kiểm soát vấn đề này; không để nó bật ra thành lời nói, thành những nhận định thiên vị, thiếu khách quan. Vì lẽ, với người xem truyền hình mỗi lời nói của các BLV lúc này sẽ tác động rất mạnh mẽ đến tình cảm và thái độ của họ. Mà người xem truyền hình thì đông, chín người mười ý vì thế, nếu BLV không giữ thái độ khách quan chắc chắn họ sẽ bị khán giả tẩy chay dù không bao giờ nói ra.

Khách quan là yêu cầu cần có trong ngôn ngữ BLV bóng đá

4.So sánh khập khiểng

BLV bóng đá luôn biết cách “truyền lửa” trong diễn biến trận đấu. Những câu nói, so sánh ví von tạo sự thích thú cho khán giả xem đài. Tuy nhiên, nhiều BLV lại so sánh quá đà hình ảnh các cầu thủ, huấn luyện viên hoặc trọng tài… Đó chính là cái “dao hai lưỡi” đối với BLV bóng đá, nhận không ít chỉ trích từ khán giả.

BLV Tạ Biên Cương nhận không ít lời nhắc nhở từ phía khán thính giả về vấn đề này qua những lời bình luận của mình trong nhiều trận đấu:

- “Việt Nam như một cỗ máy đã chuyển sang chế độ ghi bàn.

- “Đội tuyển Đức hôm nay mới chỉ như những cổ xe tăng đang chạy lốt-đa

- “Đất nước Singapore được ví như đất nước sư tử, và hôm nay những chú sư tử đang gầm lên yếu ớt.”

- “Kingston tên anh rất giống một loại USB đang bán rất chạy.” - “2 chân của Ronaldo đang búng tik tik như tôm.

4.Bình luận kiểu “huề vốn”

Người xem truyền hình rất muốn được BLV bàn thêm về những pha bóng ở góc độ chiến thuật, kỹ thuật bằng hiểu biết chuyên môn để việc thưởng thức bóng đá thú vị chứ nếu BLV nói những gì ai cũng biết, cũng thấy, thậm chí, nói không hay về những điều ai cũng thấy qua hình ảnh trên màn hình thì... cần gì có BLV! Truyền hình không phải là phát thanh. Khán giả truyền hình không cần BLV miêu tả: Những giọt nước mắt của cổ động viên, những va chạm sai luật của cầu thủ, những quyết định của trọng tài... trong một số tình huống cần được BLV bàn thêm để mở rộng thông tin. Người xem không cần người bình luận viên miêu tả, thậm chí có khi miêu tả quá dở hoặc dùng từ sai về bản chất.

VD: - “Đây là một trận đấu dự đoán là rất khó dự đoán

- “Khi tôi xem Ronaldo và Messi đá. Tôi có cảm giác họ hoàn toàn là 2 người khác nhau.”

- “Như vậy là thủ môn Malaysia đã phải vào lưới nhặt bóng. Vâng, xin lỗi quý vị… anh đã phải vào lưới nhặt bóng.

(BLV Tạ Biên Cương) Tóm lại, trong truyền hình, khi hình ảnh mạnh, lời bình không cần nhiều. Hãy để khán giả tự cảm nhận. Tường thuật bóng đá trực tiếp là mang đến những hình ảnh sự kiện thể thao thú vị để người hâm mộ thưởng thức. Bình luận viên giỏi là người biết cùng nâng niu cảm xúc của khán giả trong từng pha bóng. Khen chê không đúng, sa đà vào cung cấp thông tin dữ liệu hay “phán xét”,“dạy dỗ” sẽ gây khó chịu cho khán giả. Xem bóng đá trong kỷ nguyên internet, người hâm mộ còn có Facebook là một kênh cho họ thể hiện: ai cũng biết bình luận và công khai dự đoán tỷ số, bàn chuyện chuyên môn ngay khi trận đấu diễn ra trên mạng xã hội. Hiện nay, Google cho phép mọi người đều có thể tra cứu dữ liệu bóng đá, kể cả các loại dữ liệu âm thanh, hình ảnh, đồ họa chứ không chỉ có văn bản. Ở một đất nước đam mê bóng đá như Việt Nam thì hiện nay, “nghề” bình luận bóng đá hiện nay dễ bị “soi” hơn bao giờ hết. Đó là nghề “làm dâu... trăm họ”! Và cái nghề khắc nghiệt này đang thách thức các nhà báo thể thao Việt Nam tìm ra những phương thức mới trong tường thuật và bình luận để hạn chế những sơ sót hoặc những phản ứng không đáng có từ khán giả.

KẾT LUẬN

Qua việc tìm hiểu đề tài Ngôn ngữ của bình luận viên bóng đá chủ yếu trên sóng truyền hình và số ít trong báo chí nước ta, nhóm rút ra một số kết luận như sau:

Hiện nay, trên các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, báo mạng, báo in và phát thanh, bình luận bóng đá là một mục không thể thiếu. Có những chương trình, những tờ báo dành riêng cho bóng đá, bên cạnh mục bóng đá nằm trong các tờ báo khác. Hiếm có một môn thể thao nào có được sự “ưu ái”của giới truyền thông nhiều như bóng đá. Điều này không khó giải thích khi ta biết rằng, bóng đá được xem như là “môn thể thao vua”, là “túc cầu giáo” thu hút hàng triệu người hâm mộ, say mê đến mức cuồng nhiệt. Và cũng chính sự hấp dẫn lạ lùng của bóng đá đã tạo ra một không gian rộng mở cho những cây bút bình luận thể thao thỏa sức “dụng võ” về mặt ngôn từ. Quả thực, hiếm có đề tài nào trong lĩnh vực ngôn ngữ báo chí mà người viết thể hiện sự phóng túng như khi viết về bóng đá.

Có thể thấy, sự lôi cuốc khán thính giả trên sóng truyền hình cũng như độc giả trên báo in và báo mạng của bình luận viên bóng đá trước hết nhờ vào sử dụng các lớp ngôn từ. Đầu tiên, là lớp ngôn từ chuyên môn. So với các lĩnh vực khác, trong bóng đá lớp ngôn từ chuyên môn có số lượng không nhiều. Tuy nhiên, việc sử dụng lớp từ này trong bình luận bóng đá là rất đáng quan tâm. Phải kể đến như: từ, thuật ngữ chỉ các vị trí tỏng bóng đá; từ thuật ngữ chỉ các kỹ thuật trong bóng đá; từ, thuật ngữ chỉ luật chơi, chiến thuật; từ, thuật ngữ Tiếng Anh dùng nguyên dạng hoặc viết tắt chỉ các giải đấu, các tổ chức thể thao. Khảo sát lớp từ này có thể thấy các từ, thuật ngữ không chuyên dùng dưới dạng những từ Hán – Việt là chủ yếu, chiếm đến 70%. Các từ nước ngoài (tiếng Anh, tiếng Pháp) cũng có nhưng ít hơn, chiếm khoảng 10% (chủ yếu dùng nguyên dạng, viết tắt hoặc đã được phiên âm). Từ thuần Việt được dùng hạn chế. Trong các từ chuyên môn bóng đá, các cụm từ được dùng nhiều hơn các từ, chủ yếu là cụm danh từ có chức năng định danh. Lớp từ chuyên môn là hạt nhân cốt lõi, làm nên màu sắc riêng của thể loại này, dễ dàng phân biệt với các bài bình luận thời sự, xã hội, chính trị. Tiếp theo, là lớp từ vay mượn từ những lĩnh vực khác được sử dụng thường xuyên trong ngôn ngữ bình luận bóng đátrên sóng truyền hình và báo. Đó là hiện tượng chuyển biến ý nghĩa của các lớp từ biểu thị hành động, tính chất trong nhiều lĩnh vực (quân sự, kinh tế, chính trị, nghệ thuật, y học…) để thể hiện hoạt động, tính chất, vấn đề trong bóng đá. Chính nhờ sự “vay mượn” lớp từ từ nhiều lĩnh vực khác nhau làm cho ngôn ngữ bình luận viên bóng đá thêm phong phú và hấp dẫn. Và có một số lượng nhỏ từ hoạt động trong phạm vi hẹp như cách dùng từ của giới trẻ hiện nay gọi là: ngôn ngữ teencode. Vốn được cấu tạo khá tự do, kết hợp giữa âm tiết tiếng Việt và vay mượn tiếng nước ngoài hoặc phiên âm tiếng nước ngoài. Về mặt ngữ

nghĩa, các từ này không có một quy tắc nhất định. Vì sự tùy hứng của người viết và người đọc cũng tiếp nhận chúng tùy vào ngữ nghĩa cụ thể. Những loại từ này xuất hiện ngày càng nhiều trong ngôn ngữ của giới trẻ, dần dần đi vào trong trang báo (xuất hiện nhiều trên báo mạng hơn so với báo in) khi viết về đề tài được giới trẻ quan tâm. Ngôn ngữ của bình luận viên bóng đá cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó. Cuối cùng, trong ngôn ngữ của bình luận viên bóng đá có một lớp từ biệt danh cực kì đa dạng. Đó là tập hợp tên gọi các cầu thủ, huấn luyện viên, câu lạc bộ… nhằm khu biệt, tôn vinh hoặc khắc dấu đối tượng. Khán thính giả và độc giả phần nào cũng ấn tượng về đối tượng đó nhờ biệt danh. Khiến người đọc cũng có thêm hứng thú, thậm chí alf không cần bận tâm đến những tên riêng viết bằng tiếng nước ngoài.

Nhìn tổng thể, ngôn ngữ của bình luận viên bóng đá thật sự cuốn hút khán/ độc giả bằng chính bằng vốn từ ngữ phong phú, đa dạng. Nhờ sự chọn lọc một cách tinh tế, khéo léo và hết sức linh hoạt của người làm nghề “làm dâu trăm họ”.

Ở cấp độ cú pháp, ngôn ngữ của bình luận viên bóng đá có những đặc trưng riêng. Tùy vào tư duy của mỗi BLV mà những quy tắc ngữ pháp và vận dụng linh hoặt, sáng tạo vấn đề diễn ra xuyên suất trận đấu sẽ khác nhau. Đáng kể nhất là loại câu đơn có thành phần phụ trạng ngữ. Xét về mục đích phát ngôn, loại câu được dung nhiều nhất vẫn là câu tường thuật. Trong khi đó câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán xuất hiện với tần số ít hơn. Góp phần tạo nên sự riêng biệt của ngôn ngữ bình luận viên bóng đá so với các ngôn ngữ bình luận khác.

Bên cạnh sự phong phú về mặt từ ngữ, cú pháp của ngôn ngữ bình luận viên bóng đá sự “đa màu sắc” ấy còn thể hiện ở biểu cảm, phương thức tu từ góp phần gia tăng tính hấp dẫn của bóng đá. Nhờ những biểu cảm lên giọng, sử dụng gióng nói trầm ấm, chậm rãi, đôi lúc lại ngắt quãng, im lặng… của bình luận viên, như châm thêm dầu vào đống lửa cảm xúc đang cháy của khán thính giả theo dõi trận đấu. Các biện pháp so sánh ví von, ẩn dụ đầy tinh tế, câu nói chứa hàm ý tạo nên sức hấp dẫn, vẻ đpẹ thiên biến vạn hóa của bộ môn thể thao chưa bao giờ ngưng rực cháy này.

Từ các lớp từ ngữ, cú pháp, phong thái bình luận, biện pháp tu từ, tất cả đều tạo nên “cá tính riêng” cho ngôn ngữ của bình luận viên bóng đá.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Quang Hào (2004), Ngôn ngữ Báo chí, NXB ĐHQG Hà Nội. 2. Luận văn Ngôn ngữ bình luận bóng đá, 123 doc

3. Các bài báo viết về ngôn ngữ của bình luận viên bóng đá.

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

1. Dương Trung Tính-2056030160 (nhóm trưởng) 2. Thông Minh Triệu-2056030170

3. Lê Hoàng Tiến-2056030159 4. Nguyễn Hồng Ý-2056030175 5. H’Thoa Ktla-2056030089 6. Trần Lê Bình An-2056030001 7. Trần Mỹ Trang-20560300043 8. Phạm Vương Mỹ Linh-2056030122 9. Bùi Cao Kỳ Duyên-2056030007 10. Đặng Thị Mỹ Lệ-2056030119

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN NGÔN NGỮ BÁO CHÍ đề TÀI NGÔN NGỮ CỦA BÌNH LUẬN VIÊN BÓNG đá (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)