Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể là đối tượng của các

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong luật hình sự Việt Nam (Trang 44 - 86)

2.1. Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm hoạt

2.1.3. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể là đối tượng của các

của các bản án hoặc quyết định của cơ quan tư pháp

Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể là đối tượng của các bản án hoặc quyết định của cơ quan tư pháp bao gồm các tội phạm quy định tài các điều: 304, 311. Các tội phạm này có các dấu hiệu pháp lý sau đây.

Về khách thể. Cũng giống như các tội phạm khác thuộc các tội xâm

phạm hoạt động tư pháp, các tội thuộc nhóm này xâm phạm tới hoạt động bình thường của các cơ quan tư pháp, đồng thời xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và của người được thi hành án. Đối tượng tác động của tội không chấp hành án là các bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật, còn đối tượng tác động của tội tốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử là sự giám sát của các lực lượng bảo vệ, canh gác, dẫn giải.

Về khách quan. Các tội phạm này có các dấu hiệu thuộc mặt khách quan cụ thể như sau:

+ Đối với tội không chấp hành án. Hành vi khách quan của tội không chấp hành án là người phạm tội thực hiện hành vi thuộc dạng “không hành động”.

Người phạm tội không chấp hành án là không thi hành quyết định của bản án và các quyết định khác của Tồ án mà họ có nghĩa vụ phải thi hành như: không nộp tiền bồi thường cho Cơ quan thi hành án để bồi thường cho người bị hại theo bản án đã tuyên, không giao nộp tài sản “do phạm tội mà có” mà bản án quyết định tuyên tịch thu sung quỹ Nhà nước; không giao nhà, đất mà theo bản án nhà đất đó phải giao cho người khác; khơng góp phí tổn ni con chung sau khi ly hôn; không chịu cấp dưỡng cho người được cấp dưỡng theo quyết định của bản án.v.v…

Tuy nhiên, hành vi không chấp hành bản án có thể kèm theo một số hành vi khác là hành động như: bỏ trốn, tránh mặt lúc lực lượng thi hành lệnh cưỡng chế, khố cửa khơng cho lực lượng thi hành án đến thi hành, thậm chí có hành vi chống đối, lăng mạ, hành hung cán bộ thi hành án; tẩu tán tài sản đã bị kê biên. v.v… nhưng tất cả các hành vi này cũng chỉ là những thủ đoạn nhằm mục đích là để khơng chấp hành bản án hoặc quyết định của Toà án.

Đối với tội khơng chấp hành án, ngồi hành vi khách quan nhà làm luật còn quy định một dấu hiệu khách quan nếu thiếu nó thì hành vi khơng chấp hành án chưa cấu thành tội phạm, đó là: “mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết”.

Những biện pháp cưỡng chế cần thiết là để người có nghĩa vụ chấp hành phải chấp hành nhưng vẫn cố tình khơng chấp hành. Những biện pháp đó thường là các biện pháp cưỡng chế hành chính như: Xử lý hành chính về hành vi không chấp hành án; quyết định kê biên tài sản, niêm phong tài sản, đã khấu trừ tiền lương; phong toả tài khoản, buộc rời khỏi nhà để giao nhà cho người khác nhưng không chịu rời khỏi nhà. v.v…

+ Đối với tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử. Người phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang

dẫn giải, đang bị xét xử thực hiện hành vi “bỏ trốn” với nhiều thủ đoạn khác nhau, có trường hợp cơng khai nhưng đa số là lén lút đối với người canh giữ hoặc người dẫn giải. Bỏ trốn là thoát khỏi sự quản lý của người canh giữ hoặc người dẫn giải.

Được coi là tội phạm hồn thành từ khi người phạm tội đã thốt khỏi sự giám sát của người canh giữ, người dẫn giải. Trong trường hợp người phạm tội đã tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện để thực hiện việc bỏ trốn mà bị phát hiện thì người phạm tội bị truy cứu Trách nhiệm hình sự về tội “bỏ trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang dẫn giải, đang bị xét xử” ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội.

Về mặt chủ thể. Các tội thuộc nhóm này có chủ thể là đối tượng của các

bản án hoặc quyết định của cơ quan tư pháp. Theo đó, chủ thể của tội không chấp hành án tuy không phải là chủ thể đặc biệt, nhưng cũng chỉ có những người có nghĩa vụ trong việc chấp hành bản án, quyết định của Tồ án đã có hiệu lực pháp luật mới có thể là chủ thể của tội phạm này.

Những người có nghĩa vụ trong việc chấp hành bản án, quyết định của Tồ án đã có hiệu lực pháp luật là những người mà theo quy định của pháp luật họ phải có nghĩa vụ chấp hành như: bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự; đương sự trong các vụ án dân sự, hơn nhân và gia đình; các vụ án kinh tế, hành chính, lao động.

Hoặc đối với tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử thì là những chủ thể đặc biệt, chỉ những người đang bị giam, đang bị giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử mới có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.

Về chủ quan. Tất cả các tội phạm thuộc nhóm này đều được thực hiện

2.1.4. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể có thể là cơng dân bình thường, là người có chức vụ, quyền hạn nhất định và đã sử dụng, chức vụ quyền hạn này để cản trở các hoạt động tư pháp

Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể có thể là cơng dân bình thường, là người có chức vụ, quyền hạn nhất định và đã sử dụng, chức vụ quyền hạn này để cản trở các hoạt động tư pháp bao gồm các tội phạm quy định tại các điều sau: Điều 297, 306, 309, 312, 313 và 314. Các tội phạm thuộc nhóm này có dấu hiệu pháp lý sau.

Về khách thể. Cũng như các tội xâm phạm hoạt động tư pháp khác, các

tội thuộc nhóm này xâm phạm đến hoạt đồng bình thường của các cơ quan tư pháp, đồng thời xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cơng dân.

Về khách quan. Các tội phạm thuộc nhóm này có dấu hiệu về mặt

khách quan cụ thể như sau:

+ Tội ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật. Người ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật trước hết phải là người lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để làm một việc trái pháp luật.

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật là sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để buộc nhân viên tư pháp phải làm trái pháp luật theo yêu cầu của mình. Nếu họ khơng có chức vụ, quyền hạn thì khó có thể thực hiện việc ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật.

Ép buộc là dùng quyền lực của mình buộc người khác phải làm theo ý mình mà họ khơng muốn. Hành vi ép buộc có thể bằng lời nói: dụ dỗ, hăm doạ, hứa hẹn hoặc bằng hành động như: dùng vũ lực; đe doạ dùng vũ lực hoặc bằng những thủ đoạn nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của nhân viên tư pháp.

+ Tội cản trở việc thi hành án. Người phạm tội cản trở việc thi hành án là người có chức vụ, quyền hạn nên trước hết họ phải lợi dụng chức vụ, quyền

hạn mà họ có để tác động đến người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án

hoặc người có thẩm quyền thi hành quyết định thi hành án hoặc tác động đến người phải chấp hành án để việc thi hành án không được thực hiện.

+ Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật. Hành vi khách quan của tội phạm thể hiện ở các hành vi sau. Mua chuộc là dùng tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để lơi kéo người khác làm một việc theo ý muốn của người mua chuộc; Mua chuộc là dùng tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để lơi kéo người khác làm một việc theo ý muốn của người mua chuộc.

+ Tội đánh tháo người bị giam, giữ, người đang bị dẫn giải, người đang bị xét xử. Người phạm tội đánh tháo người đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử có thể thực hiện một trong các hành vi sau:

Dùng vũ lực đánh tháo người đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang

bị xét xử là dùng sức mạnh vật chất tấn công người canh giữ hoặc người dẫn giải làm cho người canh giữ hoặc người dẫn giải mất khả năng kháng cự để giải thoát cho người đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử. Đe doạ dùng vũ lực để đánh tháo người đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử là bằng hành động, lời nói hoặc bằng các thủ đoạn khác đối với người canh giữ hoặc người dẫn giải làm cho những người này sợ không làm hoặc làm không đầy đủ trách nhiệm canh giữ hoặc dẫn giải người đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử để người phạm tội giải thoát cho người đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử. Dùng thủ đoạn khác để đánh tháo người đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử là không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực nhưng vẫn đánh tháo được người đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử như: gian dối, lén lút làm cho người canh giữ hoặc dẫn giải mất cảnh giác để người phạm tội giải thoát được người đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử.

+ Tội che giấu tội phạm. Hành vi che giấu tội phạm khi được thực hiện cũng giống như hành vi che giấu của người giúp sức trong vụ án đồng phạm, chỉ khác nhau ở chỗ hành vi của người giúp sức là hành vi của người có hứa hẹn trước, cịn hành vi che giấu tội phạm thì người che giấu khơng hứa hẹn trước do đó cần phải xác định người phạm tội che dấu có hứa hẹn trước với người đã thực hiện hành vi phạm tội mà mình biết được hay chưa.

+ Tội khơng tố giác tội phạm. Khác với hành vi che giấu tội phạm, hành vi không tố giác tội phạm về lý luận gọi là “không hành động”, tức là người phạm tội không thực hiện bất cứ một hành vi nào (bất tác vi). Hành vi không tố giác tội phạm được thể hiện như: không báo cáo với cơ quan có thẩm quyền hoặc những người có thẩm quyền biết về tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà mình biết rõ. Cũng như hành vi che giấu tội phạm, không phải hành vi không tố giác tội phạm nào cũng là hành vi phạm tội, mà chỉ không tố giác một số tội phạm theo quy định của BLHS mới là hành vi phạm tội.

Về chủ thể. Chủ thể của nhóm tội phạm này khơng đỏi hỏi chủ thể bắt

buộc mà có thể là bất kỳ ai, có thể là cơng dân bình thường, là người có chức vụ, quyền hạn nhất định và đã sử dụng, chức vụ quyền hạn này để cản trở các hoạt động tư pháp. Có những tội phạm yêu cầu chủ thể là người có chức vụ quyền hạn như: tội cản trở việc thi hành án, tội ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật. Cịn các tội phạm khác có thể là bất kỳ ai đủ điều kiện năng lực chủ thể của tội phạm.

Về chủ quan. Trong nhóm tội phạm này, các tội đều được thực hiện với

lỗi cố ý.

2.2. Thực tiễn áp dụng quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp ở Việt Nam hiện nay.

Nền kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội thì chúng ta cũng phải đối mặt với mặt trái của nó với nhiều vấn đề

phức tạp như sự phân hóa giầu nghèo, tình trạng thất nghiệp. Nhiều loại tội phạm mới, tội phạm có tổ chức, tội phạm theo kiểu xã hội đen và tội phạm quốc tế đang có những diễn biến phức tạp với chiều hướng gia tăng về số lượng. Số vụ việc mà cơ quan tiến hành tố tụng các cấp phải xử lý ngày càng tăng, đòi hỏi những người tiến hành tố tụng ngày càng phải có kiến thức chun mơn nghiệp vụ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp để có thể giải quyết được số lượng lớn công việc được giao. Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, có thể thấy một bộ phận cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp còn vi phạm pháp luật như việc lập hồ sơ không đầy đủ, trái pháp luật, làm sai lệch hồ sơ vụ án, nóng vội dễ dẫn đến sử dụng các phương pháp làm việc mà pháp luật cấm như bức cung, dùng nhục hình… nhằm đạt được kết quả như mong muốn. Bên cạnh đó những hành vi khác của những người không phải cán bộ tư pháp cũng diễn ra tương đối phổ biến. Trong q trình thực hiện cơng vụ cịn có cán bộ có nhận thức sai lệch về tầm quan trọng của vị trí cơng tác của mình, cho rằng mình đang nắm và thừa hành pháp luật nên cửa quyền, hống hách, coi thường tính mạng, sức khỏe danh dư nhân phẩm của người khác. Nhất là đối với những người bị lệ thuộc vào họ trong quá trình tố tụng như bị can, bị cáo, nguyên bị đơn dân sự. Trong quá trình hoạt động tư pháp, những đối tượng phạm tội như người bị giam giữ, người bị kết án đã có hành vi chống đối, trốn tránh hoạt động điều tra của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Chính điều này dẫn đến các tội xâm phạm hoạt động tư pháp ngày càng diễn biến phức tạp.

Một số cán bộ tư pháp nặng về thành tích chủ nghĩa, mong muốn hồn thành sớm nhiệm vụ bằng mọi cách để lập thành tích hoặc vì động cơ khơng lành mạnh nên đã có những hành vi phạm tội như bức cung, nhục hình, ra bản án quyết định trái pháp luật. Hoặc thái độ thờ ơ, bàng quang trước nhiệm vụ của mình, trước các nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định, khơng gắn bó với cơng việc, tắc trách tùy tiện để bị can, bị cáo trốn ngay từ giai đoạn điều tra.

Trong thời gian qua các hành vi vi phạm pháp luật trong của các cán bộ thuộc cơ quan tư pháp vẫn chưa giảm. Hậu quả của nó gây ra đối với xã hội không chỉ xâm hại đến sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp mà còn gây ra sự bức xúc trong nhân dân, làm mất lòng tin của nhân dân đối với hệ thống cơ quan tư pháp. Trước thực trạng trên, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương đổi mới bộ máy các cơ quan nhà nước, đẩy mạnh công tác cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan tư pháp.

Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật, các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, thi hành án phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì phải báo tin, tố giác tội phạm đến Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát quân sự Trung ương để xác minh, giải quyết. Tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố là cơ sở, là xuất phát điểm, là nguồn cung cấp thông tin để các cơ quan chức năng làm cơ sở khai thác phục vụ cho việc khởi tố điều tra vụ án. Khơng có tin báo, tố giác tội phạm thì hoạt động điều tra các hành vi vi phạm pháp luật nêu trên gặp rất nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong luật hình sự Việt Nam (Trang 44 - 86)