CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI
3.4. Về đa dạng hoá sản phẩm du lịch
Hiện tại các hoạt động du lịch tại VQG U Minh Thượng tập trung vào các loại hình du lịch như du lịch khám phá hệ cảnh quan thiên nhiên rừng tràm trên đất ngập nước úng phèn; khám phá rừng tràm; vui chơi, giải trí; tham quan di tích lịch sử kết hợp tham quan cộng đồng dân cư địa phương; du lịch kết hợp với nghiên cứu, giáo dục.
Về dịch vụ bổ trợ, vườn có gần 20 phòng nghỉ, một nhà truyền thống, quầy bán hàng lưu niệm…
Sau khi các điều kiện phục vụ du lịch được đảm bảo tốt hơn, nên mở rộng các loại hình du lịch như: du lịch kết hợp giải trí, nghỉ dưỡng – chữa bệnh; nâng cao việc thưởng thức ẩm thực mùa nước nổi của vùng; du lịch tham quan, thám hiểm, giải trí và câu cá…
3.5. Về tuyên truyền quảng bá, thu hút đầu tư
Thường xuyên đăng trên diễn đàn các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí có tại Vườn quốc gia. Tăng cường thêm nhiều loại hình dịch vụ theo nhu cầu khách du lịch.
Tạo trang web riêng cho VQG và cung cấp thông tin cho khách du lịch những điểm mới của khu vực.
Thiết kế thêm nhiều chương trình tour hấp dẫn, thu hút khách du lịch bằng việc đăng tải qua các trang báo, tạp chí, qua các phương tiện truyền thông…
Kêu gọi nhà đầu tư bằng cách đưa ra những lợi ích mà nhà đầu tư nhận được sau khi đầu tư vào KDL.
3.6. Về giáo dục môi trường, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương
Phát triển các trung tâm giáo dục môi trường, cung cấp những thông tin cần thiết đầy đủ, đồng thời lồng ghép các nội dung mang tính trách nhiệm về các vấn đề của môi trường; nâng cao hiểu biết về đa dạng sinh học, đồng thời phổ cập các quy định về bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học tại VQG, thiết kế và phổ biến các tờ rơi tuyên truyền; tăng cường các hoạt động giáo dục môi trường trên các tuyến tham quan cho khách, cho hướng dẫn viên, tuyên truyền công tác phòng chống cháy rừng và bảo tồn đa dạng sinh học cho người dân địa phương.
Mặt khác, phần lớn đời sống các cư dân địa phương sinh sống tại vùng đệm tương đối khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, do đó các hoạt động làm kế sinh nhai của cộng đồng làm ảnh hưởng đến bảo tồn đa dạng sinh học của VQG cũng như là tài nguyên du lịch sinh thái của vùng. Như vậy, để giảm thiểu đáng kể những thiệt hại, một số hình thức như chèo xuồng đưa khách đi tham quan, cung cấp các dịch vụ ăn uống cho khách, sản xuất, buôn bán các đặc sản của vùng, quà lưu niệm,... bằng chính sức lao động của cộng đồng địa phương được đưa vào cũng góp phần cải thiện kinh tế cộng đồng, đảm bảo gìn giữ đa dạng sinh học.
KẾT LUẬN
Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch cộng đồng thúc đẩy ý thức, trách nhiệm với môi trường tự nhiên, bảo tồn và phát triển môi trường, văn hóa bản địa đồng thời đảm bảo được lối sống lành mạnh cho cư dân địa phương, tạo nên mối quan hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết giữa con người và tự nhiên, đây cũng là loại hình du lịch đòi hỏi những ý nghĩa về bảo tồn, giáo dục và đóng góp cho địa phương ở mức độ cao hơn của loại hình du lịch thiên nhiên đơn thuần, trở thành xu thế phát triển du lịch hiện nay trên thế giới và Việt Nam, hướng tới sự bền vững.
Loại hình du lịch này đòi hỏi ở mỗi cộng đồng trong khu vực có trách nhiệm bảo tồn tính bền vững, hướng tới mục tiêu tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, khuyến khích người dân có ý thức bảo vệ môi trường, tạo thuận lợi cho họ làm kinh tế du lịch và bảo vệ môi trường tự nhiên. Như vậy, du lịch sinh thái cộng đồng đề cao quyền làm chủ, quản lý phân bổ lợi ích rộng rãi và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng. Với khách du lịch, du lịch sinh thái cộng đồng tạo cơ hội tìm hiểu, nâng cao nhận thức về môi trường và giao lưu văn hóa các địa phương, các vùng miền, trải nghiệm cuộc sống. Đây cũng chính là ưu thế của du lịch sinh thái và du lịch bền vững. Tại Việt Nam, du lịch sinh thái cộng đồng đã góp phần xóa đói, giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Du lịch cộng đồng mang lại hiệu quả rõ rệt trong quá trình phát triển ở các vùng nông thôn nước ta, tạo nhiều cơ hội cho cộng đồng địa phương nhận được thu nhập trực tiếp từ các hoạt động du lịch. Du lịch cộng đồng mang lại hiệu quả rõ ràng trong quá trình hiện đại hóa nông thôn thông qua việc tạo thêm nhiều công ăn việc làm, giữ gìn và phát huy các làng nghề truyền thống, bảo vệ các giá trị cộng đồng, thay đổi mức sống của người dân địa phương, thay đổi nhận thức và từng bước thu hẹp sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn về chất lượng cuộc sống, giảm bớt sức ép về di dân tự do từ các vùng nông thôn tới đô thị, góp phần làm ổn định trật tự xã hội.
Tóm tại, với tiềm năng của rừng sự đa dạng và phong phú về các loài động thực vật; sự đa dạng về văn hóa – tri thức dân gian, tri thức bản địa là những tài nguyên vô cùng quý báu, góp phần to lớn vào việc phát triển DLST và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên trong VQG. Tin rằng U Minh Thượng sẽ là nơi lý tưởng để du khách khám phá, hưởng thụ cảnh quan thiên nhiên độc đáo mà tự nhiên đã tạo nên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Đỗ Thu Nga, Nguyễn Đình Tình (Đồng chủ biên). Bài giảng “Du lịch sinh thái”. 2) Báo điện tử Vietnam+, “Phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh
Thượng”, 07/04/2022. Truy cập ngày 11/6/2022. Từ: https://www.vietnamplus.vn/phat-trien-du-lich-sinh-thai-o-vuon-quoc-gia-u-minh- thuong/780166.vnp
3) Huy Hải (kiengiang.gov.vn), “Kiên Giang: Phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia U Minh Thượng”, 27/3/2019. Truy cập ngày 11/6/2022. Từ: https://sdl.kiengiang.gov.vn/trang/TinTuc/7/820/Kien-Giang--Phat-trien-du-lich- sinh-thai-Vuon-Quoc-gia-U-Minh-Thuong.html
4) Phương Anh (Nguồn: Báo Kiên Giang), “Vườn quốc gia U Minh Thượng - Kiên Giang: Điểm đến du lịch thân thiện, mến khách”, 31/03/2022. Truy cập ngày 11/6/2022. Từ: https://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/40267