Chương 10: Tổng kết 10.1 Kết luận:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu JM và xây dựng ứng dụng minh họa (Đặng Nguyễn Kim Anh vs Đào Anh Tuấn) - 4 docx (Trang 40 - 45)

10.1 Kết luận:

Sau hơn 5 tháng thực hiện, luận văn đã hoàn thành và đạt được một số kết quả nhất định. Chúng tôi đã cố gắng trình bày những kiến thức nền tảng trong J2ME và xây dựng thành công ứng dụng “Đăng ký học phần bằng điện thoại di động”.

Luận văn giới thiệu các kiến thức về lập trình trên điện thoại di động dùng J2ME, gồm:

• Giới thiệu về CLDC, MIDP.

• Các thành phần của ứng dụng MIDlet. • Các thành phần giao diện trong MIDlet. • Lưu trữ dữ liệu với RMS.

• Kết nối mạng với GCF. • Nhắn tin SMS với WMA. • …

Từ kết quả này, chúng tôi đã tiến hành xây dựng ứng dụng “Đăng ký học phần bằng điện thoại di động”, với các kết quả đạt được:

• Ứng dụng hoàn chỉnh, với tương đối đầy đủ các chức năng tương tự hệ thống đăng ký học phần SMS dành cho sinh viên trên web, có thể áp dụng trong thực tế.

• Vận dụng tốt các kỹ thuật lập trình bằng J2ME.

• Sử dụng thuật toán DES để mã hoá password, sử dụng khoá bí mật 64 bits.

• Tìm hiểu và ứng dụng công nghệ Web service trong trao đổi dữ liệu giữa server và client.

Tuy nhiên, vì được thực hiện trong thời gian giới hạn, nên luận văn vẫn còn một số hạn chế:

Java Mobile • Trong quá trình tìm hiểu công nghệ J2ME, có một số thuật ngữ tiếng Anh không thể được chuyển ngữ một cách chính xác. Số lượng kiến thức trong lãnh vực J2ME rất lớn và liên tục được cập nhật nên luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót.

• Ứng dụng chỉ được thử nghiệm bằng chương trình giả lập, chưa có điều kiện chạy trên thiết bị thật.

• Ứng dụng sử dụng cơ sở dữ liệu tự xây dựng nên chưa hoàn toàn chính xác với thực tế.

Các yêu cầu bắt buộc phải có để thử nghiệm được ứng dụng ở môi trường thực tế:

Phải có điện thoại di động hỗ trợ công nghệ JSR 172, ngoài ra để

phục vụ cho nhu cầu mã hoá dữ liệu, điện thoại cần hỗ trợ JSR 177. • Điện thoại phải truy cập được GPRS và nhà cung cấp phải hỗ trợ dịch

vụ này.

• Phải có một server IIS và một địa chỉ IP thực (có thể đã thông qua NAT). Do ta truy xuất thông qua nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nên không thể dùng các địa chỉ Private IP (10.0.0.0,172.29.0.0,…) cho server.

Một số lý do khiến ứng dụng khó áp dụng rộng rãi ở Việt Nam tại thời điểm hiện tại:

• Hiện tại số lượng điện thoại hỗ trợ bộ thư viện JSR-172 chưa nhiều vì công nghệ này khá mới. Hiện nay chỉ một số điện thoại ra đời gần đây là hỗ trợ công nghệ này, nhưng các điện thoại này hầu hết chưa có mặt tại VN. (Nokia N90, N91; Motorola A860…)

• Công nghệ kết nối mạng được sử dụng là GPRS, hiện tại theo chúng tôi được biết công nghệ này chỉ được hỗ trợ ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Giá cước của loại hình dịch vụ này hiện nay còn khá đắt, khoảng 50/1Kbyte.

Java Mobile

10.2 Hướng phát triển:

Mục tiêu ban đầu của chúng tôi đề ra khi xây dựng ứng dụng là giúp cho sinh viên của trường Tự Nhiên có thể đăng ký học phần qua điện thoại, tuy nhiên vì các lý do khách quan về thiết bị phần cứng nên mong muốn của chúng tôi chưa đạt được. Nhóm sẽ tiếp tục nghiên cứu và quan tâm đến các tin tức cập nhật về công nghệ, đến khi điều kiện Việt Nam cho phép chúng tôi sẽ thử nghiệm ứng dụng của mình trong môi trường thực tế.

Hiện tại ứng dụng của chúng tôi đang sử dụng Cơ Sở Dữ Liệu tự xây dựng nên chưa có sự liên thông với dữ liệu của khoa CNTT. Việc này rõ ràng không thuận tiện, gây dư thừa và có khả năng xảy ra đụng đột giữa hai hệ thống.Về sau, nếu được phép chúng tôi sẽ tích hợp ứng dụng với dữ liệu của khoa theo mô hình sau:

Hình 10.1 Hướng phát triển thực tế

Lúc này Web Service của chúng tôi sẽ đóng vai trò trung gian giữa ứng dụng J2ME và ứng dụng Đăng Ký Học Phần của Khoa. Yêu cầu duy nhất đối với hệ thống của khoa CNTT là cung cấp cho chúng tôi những chức năng chính dưới dạng những hàm được export của một Web Service. Web Service của chúng tôi lúc này không cần hỗ trợ thao tác với cơ sở dữ liệu mà đóng vai trò biến đổi những dữ liệu gửi đến từ chương trình trên thiết bị di động để phù hợp với dữ liệu input của hệ

Java Mobile

thống của khoa CNTT và ngược lại. Lúc này việc coding trên điện thoại di động và ứng dụng của Khoa hầu như không có thay đổi vì mọi thay đổi sẽ diễn ra tại web service trung gian của chúng tôi. Có một điểm cần nói thêm là ứng dụng của khoa không nhất thiết phải là một web service mà có thể chỉ là một ứng dụng TCP giao tiếp thông qua socket đơn thuần. Lúc này chúng tôi sẽ giao tiếp với ứng dụng J2ME qua giao thức web service và giao tiếp với ứng dụng của khoa theo mô hình lập trình socket quen thuộc vẫn được.

Việc nghiên cứu công nghệ Web Service trong môi trường J2ME sẽ giúp chúng tôi có thể xây dựng nhiều hệ thống thương mại trực tuyến khác trong tương lai chứ không đơn thuần gói gọn trong ứng dụng đã trình bày. Công nghệ J2ME và công nghệ Web Service đều là những công nghệ có tiềm năng to lớn, đặc biệt Web Service là một công nghệ mới và được chuẩn hoá nên hứa hẹn sẽ vượt qua những rào cản của các mô hình trước đây. Các ứng dụng thương mại dựa trên Web Service sẽ có thể hoạt động tốt trong môi trường firewall và không bị rào cản do sự khác nhau về dữ liệu, cấu trúc của các hệ thống khác nhau. Các nhà phát triển đánh giá lãnh vực thương mại điện tử trên môi trường thiết bị di động sẽ phát triển rất nhanh chóng, là ngành công nghiệp sẽ đem lại nhiều tỉ đô la doanh thu. Sự ra đời của Web Service đã khiến việc xây dựng những ứng dụng thương mại tiến thêm một bước quan trọng. Một yếu tố quan trọng trong các ứng dụng thương mại điện tử là quá trình chi trả trực tuyến, chúng ta sẽ thực hiện giao dịch qua một bên trung gian được gọi là "payment gateway", người đọc có thể tìm hiểu thêm về khái niệm này trên www.google.com hay www.secpay.com .

Việt Nam là một nước có tỉ lệ người sử dụng điện thoại di động khá cao tuy nhiên lãnh vực thương mại điện tử lại chưa phát triển. Thói quen giao dịch trực tuyến chưa được hình thành trong đại đa số người dân. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của ngành phần mềm cho thiết bị di động và web service, chúng tôi hy vọng tương lai sẽ có thêm nhiều ứng dụng phục vụ cho đời sống như mua vé tàu hoả, máy bay, đặt chỗ khách sạn, xem chỉ số chứng khoán, dự báo thời tiết… qua

Java Mobile

môi trường di động. Chúng tôi mong muốn được góp sức cho sự phát triển của lãnh vực thương mại điện tử qua môi trường di động tại Việt Nam.

Java Mobile

Một phần của tài liệu Nghiên cứu JM và xây dựng ứng dụng minh họa (Đặng Nguyễn Kim Anh vs Đào Anh Tuấn) - 4 docx (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)