D Chiến lược giá:
F .Chiến lược xúc tiến:
Các công cụ chủ yếu của chiến lược xúc tiến: 1. Quảng cáo
2. Quan hệ công chúng 3. Khuyến mãi:
4. Marketing trực tiếp
1. Quảng cáo:
Khai thác quảng cáo miễn phí trên các mạng xã hội ảo như Facebook, Youtube.
In quảng cáo bằng các poster, banner rộng rãi trên thị trường, liên hệ quảng cáo tại các siêu thị, trung tâm thương mại.
Tài trợ cho các cuộc thi, hội nghị để quảng bá sản phẩm
Quảng cáo trên các ấn phẩm trong và ngoài nước như: Tiếp thị và gia đình, Tạp chí truyền hình, Người đẹp Việt Nam, …Tham gia hội chợ thương mại
2. Khuyến mãi:
Trung Nguyên có những chương trình khuyến mãi vừa phù hợp cho từng giai đoạn vừa phù hợp cho chiến dịch lâu dài.
3. Quan hệ công chúng :
Trung Nguyên đã triển khai những kế hoạch PR khá thành công với kết quả rất rõ rang như:
Trung Nguyên phối hợp báo Thanh Niên, Hội Liên hiệp Thanh Niên Việt Nam phát động chương trình “Sáng tạo vì Thương hiệu Việt”.
Trung Nguyên cùng Đài truyền hình Việt Nam sáng lập Quỹ đầu tư “Khơi nguồn sáng tạo” cấp vốn cho các thi sinh đoạt giải trong chương trình Khởi Nghiệp của VTV3. Hoạt động này nhằm khuyến khích, tạo cơ hội cho thế hệ trẻ Việt Nam thực hiện những dự án, ý tưởng kinh doanh sáng tạo, qua đó, góp phần nuôi dưỡng những tài năng kinh doanh trẻ cho đất nước. Số vốn tài trợ 2 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, Trung Nguyên còn phối hợp với Báo Thanh Niên thực hiện chương trình: "Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ". Phát động "cuộc chiến vì thương hiệu Việt" của Trung Nguyên cũng được đánh giá cao. Trung Nguyên với chương trình Xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam...
Trung Nguyên tham gia tài trợ các chương trình:
oTài trợ chương trình “Nối vòng tay lớn” vì người nghèo do báo Hà Nội Mới, báo Sài Gòn Giải Phóng, Báo Đà Nẵng tổ chức từ tháng 6 đến tháng 7 năm 2004 – Tháng báo giới vì người nghèo. Trong chương trình này Trung Nguyên đã ủng hộ 1 tỉ đồng.
oTham gia ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam trong chương trình nhân đạo cầu truyền hình “Chúng ta không vô cảm” của đài truyền hình Việt Nam: 10 triệu đồng oHỗ trợ chương trình từ thiện “Nối nhịp trái tim” để thực hiện phẫu thuật tim cho các em nhỏ bị bệnh tim bẩm sinh có hoàn cảnh khó khăn của Hội chữ thập đỏ HCM: 40 triệu đồng…...
Trung nguyên còn tổ chức chương trình “ Ngày hội tuyệt đỉnh G7” để quảng bá thương hiệu với 35000 người đã tham gia ngày hội này.
4. Marketing trực tiếp
Lợi ích của marketing trực tiếp:
1. Nhắm đúng mục tiêu
2. Cá nhân hoá mối quan hệ mua bán 3. Tạo ra hành động
4. “Tàng hình” chiến lược 5. Đo lường được kết quả
Ngày nay marketing trực tiếp chủ yếu sử dụng các công cụ phương tiện truyền thông:
Nếu như trong Marketing truyền thống phương tiện truyền thông được dùng chủ yếu là báo chí, radio, TV thì trong tiếp thị trực tiếp thì phương tiện truyền thông chủ yếu được dùng là gửi thư trực tiếp, gọi điện thoại, và với công nghệ thông tin bây giờ thì còn có email, và internet…
Với hệ thống internet phát triển vượt bậc như bây giờ hầu hết các công ty đều có trang web riêng để công ty có thể quảng bá về mình nột cách rộng rãi hơn và công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên cũng vậy. Bạn có thể dễ dàng tìm các thông tin cần thiết về công ty qua website: trungnguyen.com.vn và có thể đóng góp ý kiến hay mua hàng dễ dàng mà không phải mất nhiều công sức.
PHẦN 3: PHÂN TÍCH SWOT. ĐỀ NGHỊ GIẢI PHÁP I.Phân tích SWOT của công ty.
Điểm mạnh.
- Trung Nguyên có lợi thế lớn là có nhà máy sản xuất lớn ngay tại thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột, vận chuyển không phải là vấn đề khó khăn. Bên cạnh đó Trung Nguyên còn cho xây dựng riêng trang trại cà phê để cung cấp nguyên liệu. Do đó đảm bảo mức giá vận chuyển và thu mua là thấp nhất có thể.
- Trung Nguyên là tập đoàn lớn mạnh với cơ sở hạ tầng vững chắc hoàn toàn đủ điều kiện để thực hiện và quản lý các hoạt động cơ bản tốt nhất : có trụ sở chính ngay tại trung tâm thương mại là thành phố Hồ Chí Minh cùng với các chi nhánh khác trên các thành phố lớn trên cả nước. Bên cạnh đó là 2 nhà máy sản xuất lớn với công nghệ hiện đại và tiên tiến nhất.
- Yếu tố “ thương hiệu Việt” ngay tại sân nhà: cà phê hòa tan là sản phẩm tiêu dùng dạng không cần công nghệ cao, được mua về vi tính tiện dụng. Vì vậy, nếu giá cả chất lượng thuyết phục được người tiêu dùng thì yếu tố cảm tình sẽ đóng góp nhiều vào quyết định mua hàng. Đặc biệt trong cuộc chiến giữa G7 và Nescafe, bằng việc thông thuộc và thấu hiểu văn hóa của người bản xứ, từ đó chủ động triển khai “thế trận” và bắt đối thủ phải “ chơi theo cách của mình”. Tinh thần dân tộc và yếu tố văn hóa là một “ thế lực” rất lớn trong tiếp thị. Trung Nguyên đã phát huy được sức mạnh đó của mình khi tập hợp được sự ủng hộ của chính người tiêu dùng Việt Nam. Việc sử dụng những hạt cà phê từ đất rừng Tây Nguyên truyền thống làm sản phẩm cà phê hòa tan mang phong cách Việt đã đánh vào tâm lý khách hàng “ nguồi Việt Nam dùng hàng Việt Nam”
- Có một kênh phân phối rộng khắp, Trung Nguyên còn được biết đến như nhãn hàng tiên phong trong việc đối chứng và nhượng quyền thương hiệu tại thị trường Việt Nam.
- Công tác PR hiệu quả.
- Đôi ngũ công nhân viên hầu như là người trẻ, lực lượng hùng hậu. Với tinh thần làm việc "cam kế - trách nhiệm - danh dự"
- Bên cạnh đó Trung Nguyên có đội ngũ phát triển thị trường năng động và chính bản thân những người khởi nghiệp trực tiếp truyền lửa đam mê sản phẩm đến những người kinh doanh.
Điểm yếu:
- Hệ thống nhượng quyền của Trung Nguyên ồ ạt, thiếu nhất quán, và đang bị vượt quá tầm kiểm soát, do đó không đảm bảo sự đồng nhất và tạo phong cách riêng cho Trung Nguyên . Nhiều cấp độ quán xá, nhiều sự lựa chọn cho nhiều khách hàng đã làm hình ảnh Trung Nguyên không có một chân dung cụ thể, ngoài cái bảng hiệu với logo Trung Nguyên trước cổng. Có thể thấy được điều này qua biểu giá cả, chất lượng cà phê và cả cung cách phục vụ tại các quán Trung Nguyên. Mức độ đầu tư cho bài trí không gian cũng có sự chênh lệch rất lớn.
- Trung Nguyên đang sử dụng chiến lược khác biệt hóa về giá, tức là sự phân cấp khách hàng trong các sản phẩm của Trung Nguyên tương ứng với giá thành sản phẩm. Mục tiêu của chiến lược này là tối đa hóa lợi nhuận nhưng chiến lược này không phù hợp với hệ thông
nhượng quyền rộng khắp khó kiểm soát của mình hiện nay ,và hậu quả không kiểm soát được các chuỗi cửa hàng của chính mình .Hệ thống phân phối dày đặc đã làm chính họ cạnh tranh với họ trong chính thị trường của mình .
- Tập đoàn Trung Nguyên có quá nhiều dự án và tham vọng trong cùng một thời điểm cũng là nguyên nhân gây phân tán tài lực,vật lực ,nhân lực.
Cơ hội:
- Cà phê được nhà nước bảo hộ về quyền lợi và thương hiệu, hỗ trợ giá thành sản phẩm và tạo điều kiện xuất khẩu đi nước ngoài , bên cạnh đó nhà nước thành lập hiệp hội cà phê để điều hành và phát triển cà phê với mục đích quán triệt đường lối chính sách của Đảng nhà nước, bảo vệ lấn nhau tránh các hành vi độc quyền, tranh chấp thị trường xâm phạm lợi ích của doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi cho cà phê Việt Nam trên thị trường .
- Với sự gia nhập WTO , ngành cà phê Việt Nam có bước chuyển mình mới đặc biệt cà phê Trung Nguyên đã được biết đến không chỉ trong nước mà cả trên thị trường nước ngoài, thêm nhiều định hướng phát triển.
- Thị trường thiết bị máy móc để sản xuất cà phê không đa dạng do không xuất hiện các công nghệ mới. Do đó áp lực đổi mới công nghệ để tăng cường cạnh tranh đối với Trung Nguyên là không đáng kể.
- Các rào cản ngăn chặn việc ra khỏi ngành của doanh nghiệp gần như không có. Mặc dù ngành cà phê. Việt Nam vẫn tăng trưởng chậm trong nước nhưng thị trường vẫn chưa bảo hòa và quan trọng là cà phê vẫn đang có rất nhiều cơ hội phát triển trên thị trường thế giới .
- Đối với sản phẩm cà phê hòa tan đây được xem là một sản phẩm tiện dụng , động cơ không cao nên năng lực thương lượng của khách hàng là thấp.
Thách thức:
- Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam khấ bất ổn tỷ lệ tăng trưởng tăng song kèm theo đó là lạm phát tăng , đồng tiền mất giá gây khó khăn không ít hoạt động kinh doanh của Trung Nguyên đặc biệt là hoạt động thu mua nguyên liệu .
- Hiện nay, nhà nước chho phép các doanh nghiệp tự định ra mức lãi suất dẫn tới tỷ lệ lãi suất là khá cao gây khó khăn về mặt xoay vòng vốn.
- Nguy cơ bị mất thị phần vào tay các đối thủ cạnh tranh đáng gờm của Trung Nguyên như Nescafe của Nestle, Vinacafe của công ty CP Café Biên Hòa, Vinamilk café của công ty cổ phần sữa Việt Nam _Vinamilk,… Với những chiêu thức tranh giành thị trường diễn ra sôi nổi và đa dạng…
Đặc biệt đối thủ lớn Nescafe có tiềm lực tài chính ,hoạt động tiếp thị ,khuyến mãi , …đều mạnh hơn G7 của Trung Nguyên.
- Nguy cơ gặp phải cạnh tranh gây gắt hơn trong tương lai trên thị trường quốc tế với sự có mặt của các hãng “Đại gia cà phê” nổi tiếng thế giới như: Starbuck, Dunkin Donut…
KẾT LUẬN