Giải pháp cho cơ quan Đài phát thanh huyện Thạch Thất về nghiên cứu công chúng

Một phần của tài liệu Tiểu luận thực trạng nghiên cứu công chúng báo chí huyện thạch thất (Trang 25 - 30)

vụ án và loại hình tội phạm thường gặp. Có thể thấy, TTTP trên TH đã tạo được ảnh hưởng đối với việc thay đổi nhận thức của công chúng về tình hình tội phạm nói chung và đặc điểm của các loại tội phạm, cách thức để phát hiện, phòng ngừa, tố giác tội phạm… Trong 5 mức thang ảnh hưởng của TTTP đến công chúng, thông tin trên truyền hình đã đóng vai trò quan trọng giúp nhận thức của phần lớn công chúng đạt mức độ 3 - đã thấy lợi ích khi tìm hiểu thông tin về tội phạm, sự cần thiết phải hiểu biết về tội phạm, các loại hình tội phạm, sẵn sàng tiếp nhận các thông tin về tội phạm trên truyền hình. Bên cạnh đó, nhiều công chúng cũng có những mức độ ảnh hưởng cao hơn, thay đổi hành vi và nhận thức tốt hơn

4. Giải pháp cho cơ quan Đài phát thanh huyện Thạch Thất về nghiên cứucông chúng công chúng

Ổn định khung giờ, tăng cường số lượng, tần suất thông tin tội phạm trên truyền hình

Qua đánh giá chung về nội dung TTTP trên TH, VTV1 và ANTV đã thiết lập một khung giờ tương đối ổn định theo từng múi giờ trong ngày đối với các chương trình, bản tin thời sự. Cụ thể: Đối với kênh ANTV là một kênh truyền hình chuyên biệt về ANTT nên khung giờ tương đối ổn định với 07 chương trình thời sự tổng hợp, chuyên biệt về ANTT. Đối với kênh VTV1 là kênh thời sự tổng hợp nên các chương trình, bản tin thời sự được bố trí gần như theo từng múi giờ trong ngày. Theo thống kê, một ngày VTV1 có 17 chương trình, bản tin phản ánh thông tin thời sự. Khác với ANTV, các chương trình, bản tin thời sự VTV luôn là thông tin tổng hợp, TTTP chiếm thời lượng rất nhỏ. Từ năm 2017, VTV đã hợp tác với ANTV xây dựng bản tin “Thông tin An ninh an toàn” với thời lượng 5 phút phát sóng lúc 12h25 mỗi ngày nội dung đề cập phần lớn là thông tin ANTT, tội phạm. Tuy nhiên khung giờ phát sóng theo đánh giá hiện nay là chưa phù hợp. Thời lượng phát sóng còn ít chưa tạo được hiệu quả cung cấp thông tin như mong muốn. Chính vì vậy, các chương trình thời sự: “Chuyển động 24h”, “Thời sự 19h” cần thiết phải gia tăng thời lượng TTTP trong từng chương trình có như vậy TTTP mới có thể lan tỏa, ảnh hưởng tích cực tới đông đảo công chúng.

Phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm là nhiệm vụ hết sức quan trọng mà các cơ quan báo chí nói chung, VTV1, ANTV nói riêng cần truyền thông rộng rãi đến công chúng thông qua các chương trình của mình. Để nâng cao ảnh hưởng tích cực của thông tin tội phạm, VTV1, ANTV cần chú trọng gia tăng tần suất, số lượng các tin bài TTTP xuất hiện nhiều và phủ sóng rộng rãi đến đông đảo công chúng. Ngoài ra, TTTP phải đa dạng trong thể loại và cách thể hiện để tránh sự nhàm chán.

Thường xuyên đổi mới nội dung thông tin tội phạm, xây dựng các chương trình thời sự tổng hợp, tóm tắt theo khung giờ phù hợp với các nhóm đối tượng, từ đó nâng cao số người tiếp cận

Nội dung TTTP là yếu tố quan tâm hàng đầu của công chúng, đặc biệt với công chúng có trình độ ngày càng cao như hiện nay. Chất lượng TTTP không chỉ phụ thuộc vào nội dung mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: tin tức phải mang tính thời sự, nóng hổi, vấn đề phản ánh phải mới mà nhiều người chưa biết; vấn đề sự kiện phải gần gũi với công chúng, thiết thực với đời sống xã hội; những vấn đề sự kiện bất thường, thông tin về những sự kiện, vụ việc chưa kết thúc còn tiếp tục tiếp diễn được nhiều người quan tâm... Chính vì vậy, TTTP trong các chương trình thời sự cần có cách trình bày hấp dẫn, sinh động bởi khán giả không chỉ dừng lại ở tiếp nhận thông tin một cách đơn thuần mà còn có nhu cầu tiếp nhận thông tin sinh động, hấp dẫn, thỏa mãn nhu cầu thưởng thức của công chúng.

Về góc độ hình thức của chương trình, bản tin có một số tiêu chí để đánh giá về chất lượng bao gồm: cách kết cấu, cách lựa chọn và sử dụng hình ảnh, âm thanh... để chuyển tải nội dung. Việc kết cấu một chương trình, bản tin thời sự phải rõ ràng, liền mạch, khoa học, dễ hiểu và có sức ảnh hưởng, hiệu quả đối với người tiếp nhận thông tin. Để xây dựng các chương trình phù hợp thị hiếu, lãnh đạo Trung tâm tin tức VTV24, Ban Thời sự VTV1, ANTV đã không ngừng đổi mới. Cứ sau một thời gian theo dõi và đánh giá các chương trình từ cả hai phía chuyên môn và khán giả qua hệ thống đo rating thì VTV1, ANTV lại tiến hành sàng lọc và đổi mới các fomat chương trình thời sự cũng như cách thể hiện sao cho phù hợp và hấp dẫn với công chúng.

Nội dung TTTP khi đưa lên ứng dụng số và MXH cần chú trọng thông tin phải mới, gắn với thực tiễn đời sống xã hội, được nhiều người quan tâm thì mới có giá trị và lôi cuốn đông đảo người truy cập, tương tác và chia sẻ. Thông tin mới nhưng phải được diễn đạt một cách khoa học, độc đáo, hấp dẫn, tác động trực tiếp tới cộng đồng xã hội; thông điệp truyền thông ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thể hiện và dễ lan tỏa bằng truyền thông đa phương tiện trên nền tảng của văn bản, hình ảnh, video, âm nhạc, đồ họa... Đặc biệt, cần kết hợp tương tác để tạo nên tác phẩm đa phương tiện (multimedia newspackage) hấp dẫn, mới mẻ về hình thức lẫn nội dung như video, bài hát, thông tin đồ họa (infographic), tin theo dòng sự kiện (timeline), kể chuyện (megastory), câu hỏi trắc nghiệm cung cấp thông tin...

Bổ sung thêm các hình thức minh họa thông tin tội phạm bằng hình ảnh đồ họa nhằm tăng hiệu quả truyền tải

Thực tế cho thấy sử dụng thông tin đồ họa đạt hiệu quả cao trong việc truyền tải thông tin, cách diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu dễ nhớ. Đối với các thông tin có liên quan đến số liệu, so sánh, các chỉ số, trình tự vụ việc... thông tin đồ họa thể hiện rõ tính năng của mình.

Hiện nay, nhiều TTTP trên kênh truyền hình nổi tiếng thế giới như NHK (Nhật Bản), CNN (Mỹ), KBS, Arirang (Hàn Quốc)... thường xuyên sử dụng thông tin đồ họa để biểu đạt thông tin. Cụ thể là: sử dụng hình ảnh 2D, 3D để mô tả địa điểm, hiện trường xảy ra vụ án, hành vi, thủ đoạn gây án… Việc sử dụng thông tin đồ họa sẽ tránh được sự mô tả chi tiết cảnh bắn giết, mô tả hành vi gây án một cách tương đối chính xác… Tuy nhiên, đối với truyền hình trong nước, mà cụ thể là TTTP trong các chương trình thời sự của VTV1, ANTV việc sử dụng thông tin đồ họa lại vô cùng hạn chế và ít ỏi, đồng thời chất lượng của các thông tin đồ họa cũng chưa được cao, hình ảnh còn nghèo nàn, đơn giản. TTTP phần lớn vẫn là những hình ảnh nghi can, hiện trường vụ án, cảnh xét hỏi, nạn nhân… gây ra sự nhàm chán đối với công chúng. Chính vì vậy, việc sử dụng thông tin đồ

họa cho TTTP là rất cần thiết đối với VTV1, ANTV trong giai đoạn hiện nay và sau này. Giải pháp này cũng góp phần làm cho TTTP hướng tới giá trị nhân văn, đề cao những giá trị tốt đẹp của con người, hạn chế những hình ảnh phản cảm của nghi can, của nạn nhân và thậm chí cả những người liên đới với nạn nhân.

Ngoài ra, việc tích hợp ứng dụng của các công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) trong sản xuất các tác phẩm truyền hình là cần thiết. Hiện nay, việc ứng dụng các công nghệ mới trong các CQBC ở nước ta còn khá khiêm tốn và chưa mang tính hệ thống. Sự hạn chế này là do khó khăn về nguồn nhân lực và tài chính của các CQBC. Chính vì vậy cần xây dựng một nền tảng công nghệ dùng chung cho các CQBC. Việc trang bị một nền tảng chung tích hợp các công nghệ có thể giúp giải quyết khó khăn về nguồn lực cho các CQBC. Nền tảng công nghệ này, với sự đầu tư và giám sát của cơ quan quản lý báo chí, sẽ giúp kết nối giữa các cơ quan báo chí và các công ty công nghệ, đồng thời cũng là nền tảng chung cho các CQBC có thể hợp tác, chia sẻ nội dung với nhau.

Xây dựng hệ thống/phần mềm quản lý thông tin phát sóng theo từng vụ việc để đảm bảo thông tin các vụ việc được phát sóng đầy đủ, người dân dễ dàng theo dõi

Quá trình khảo sát, thảo luận nhóm, công chúng được hỏi cho biết nhiều vụ việc chỉ thấy phát sóng thông tin lúc xảy ra nhưng không phát sóng kết quả điều tra, xử lý, xét xử. Điều này gây cản trở đến quá trình theo dõi thông tin của công chúng và dễ gây tâm lý hoang mang, ảnh hưởng không tốt đến tư tưởng của họ. Nguyên do, báo chí chạy theo vụ việc thời sự, chỉ có những vụ việc, TTTP đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến dư luận báo chí mới quan tâm, đưa tin trong khi đó có nhiều vụ việc, TTTP ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân thì báo chí lại thiếu sự quan tâm, phát sóng theo tiến trình từ khi xảy ra, quá trình xử lý, các giai đoạn tố tụng, xét xử. Chính vì vậy cần thiết xây dựng hệ thống/phần mềm quản lý thông tin phát sóng theo từng vụ việc nhất là đối với TTTP.

Xây dựng hệ thống/phần mềm quản lý TTTP trên phạm vi quốc gia là một việc làm không dễ dàng, nhưng trước mắt với VTV1, ANTV là kênh thiết yếu quốc gia, kênh thông tin tin cậy của công chúng hiện nay, thì đây là việc làm cần thiết. Khi phản ánh đầy đủ TTTP theo một quá trình từ khi vụ việc xảy ra, quá trình điều tra, xử lý, xét xử, công chúng sẽ có cái nhìn đầy đủ về vụ việc để từ đó rút ra bài học thực tiễn, có kinh nghiệm trong đấu tranh, phòng ngừa, tố giác tội phạm.

Xây dựng hệ thống/phần mềm quản lý TTTP, đặc biệt lưu ý đến thông tin xử lý tội phạm, thông tin xét xử của Tòa án là việc làm cần thiết. Bởi lẽ thông tin về vụ việc xảy ra ban đầu là chưa đầy đủ, cần phản ánh hoạt động xử lý, xét xử vì ngoài mục tiêu xét xử, giải quyết các vụ án theo quy định của pháp luật, hoạt động xét xử của Tòa án còn có một mục đích khác, đó là thông qua hoạt động xét xử để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Do đó, TTTP phản ánh quá trình xét xử, bản án của tòa án giúp cho mục đích tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả, ảnh hưởng sâu rộng đến công chúng.

Tăng cường các thông tin liên quan đến phương thức, thủ đoạn phạm tội và biện pháp phòng ngừa các loại hình tội phạm trong nhiều vụ việc phát sóng. Khi thông tin về tội phạm thì cũng cần thông tin về phương thức, thủ đoạn hoạt động, biện pháp phòng

ngừa… Thực tế cho thấy, báo chí chỉ làm tốt việc đưa tin về vụ án và quá trình truy bắt thủ phạm, những thông tin về phương thức, thủ đoạn, biện pháp phòng ngừa, bài học rút ra sau mỗi vụ án chỉ được quan tâm hời hợt. Sự phản ánh không toàn diện này của báo chí là thiếu sót, dở dang trong việc định hướng, định hình cho tâm lý quần chúng trong việc phòng ngừa tội phạm, nâng cao tính thượng tôn pháp luật, bảo vệ công lý.

Trong thời gian qua, nhiều vụ án hình sự lớn như: vụ án đánh bạc ngàn tỉ qua mạng internet, vụ OceanBank, vụ Vũ “Nhôm”, Út “Trọc”, Trịnh Xuân Thanh… là những điểm nóng quan tâm của báo chí. Không ít báo, đài dành nhiều thời gian, công sức tổng kết các vụ án trên để phân tích nguyên nhân và đặc biệt là các bài học rút ra. Các tác phẩm báo chí này có tác dụng rất lớn trong giáo dục, cảnh báo những cán bộ, đảng viên có chức, có quyền và góp phần bồi dưỡng nâng cao năng lực và quyết tâm của các tổ chức, cơ quan đơn vị trong công cuộc phòng chống tham nhũng.

Với các chương trình trong diện khảo sát trên kênh ANTV, khi phản ánh thông tin những vụ án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, những vụ án gây xôn xao dư luận, các PV, BTV đã chú ý khai thác, nêu bật phương thức, thủ đoạn, biện pháp phòng ngừa, bài học rút ra... để công chúng hiểu và có những kinh nghiệm thực tiễn trong công tác phòng ngừa, tố giác và đấu tranh với tội phạm. Tuy nhiên với các chương trình thời sự trên VTV1, TTTP liên quan đến phương thức, thủ đoạn, biện pháp phòng ngừa còn thiếu vắng. Lý do của hạn chế này là kênh VTV1 là kênh thời sự tổng hợp nên phải điều tiết, hài hòa thông tin trên mọi mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, do vậy các chương trình thời sự trong diện khảo sát cần tăng cường nhiều TTTP phản ánh phương thức thủ đoạn phạm tội từ đó rút ra các biện pháp phòng ngừa thì sự ảnh hưởng tích cực của TTTP sẽ rộng khắp. Là 02 trong 07 kênh truyền hình thiết yếu quốc gia, tỷ lệ người xem đông đảo, khi các chương trình thời sự trên VTV1, ANTV thông tin về tội phạm, về vụ án, về người phạm tội… trong đó nêu bật, lý giải nguyên nhân gây án, động cơ gây án, phương thức, thủ đoạn, sự sám hối, bài học rút ra vẫn sẽ là những thông tin có ý nghĩa cảnh báo, giáo dục có ảnh hưởng tích cực rất lớn đối với công chúng.

Thường xuyên nghiên cứu nhu cầu của công chúng, mở rộng đối tượng công chúng

Ngoài việc đổi mới nội dung, cách thức tổ chức, thực hiện chương trình, bản tin thời sự nhằm thu hút được sự quan tâm của công chúng thì VTV1 và ANTV cần nghiên cứu nhu cầu của công chúng để xây dựng nội dung TTTP phù hợp, có ảnh hưởng sâu rộng. Hiện nay, đối với chương trình trong diện khảo sát việc điều tra công chúng thường theo hai cách. Cách thứ nhất: điều tra công chúng dựa vào số liệu đo rating. Cách thứ hai: dựa trên số liệu điều tra xã hội học thông qua các bảng hỏi anket, phỏng vấn sâu bằng hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến.

Tuy nhiên, trên thực tế việc tiến hành khảo sát công chúng đối với các chương trình trong diện khảo sát là rất hạn chế. Hầu hết các chương trình thời sự đều dựa vào cách khảo sát thứ nhất (đo chỉ số rating) làm căn cứ để thay đổi. Tuy nhiên, với cách khảo sát này thường mang tính chủ quan và chưa toàn diện. Các chỉ số này chưa thực sự đánh giá được ảnh hưởng thực tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế mà các chương trình, bản tin thời sự này mang lại. Vì vậy, theo tác giả cần phải đầu tư, tiến hành song song khảo sát công chúng theo hình thức thứ hai. Mặc dù cách này đòi hỏi chi phí cũng như quy mô tổ chức nhưng lại có thể đánh giá được toàn diện, khách quan về hiệu quả của chương trình

cũng như trong quá trình khảo sát, công chúng sẽ đưa ra những ý kiến đóng góp thiết thực, những ý tưởng sáng tạo. Việc khai thác thành công những ý tưởng ấy sẽ tạo hiệu quả lớn trong việc tổ chức tuyên truyền TTTP cũng như nâng cao ảnh hưởng tích cực của TTTP trên TH đối với công chúng.

Ngoài ra, sự phát triển của MXH đã kết nối thế giới đến từng cá nhân, làm cho việc tiếp cận thông tin nói chung và TTTP nói riêng không còn độc quyền như trước. Tất cả mọi người sử dụng MXH đều có thể tham gia vào quá trình tương tác, cung cấp, chia sẻ TTTP như những “nhà báo” độc lập, tạo ra môi trường thông tin đa chiều với nội dung thông tin phong phú, đa dạng. Trong đó, tư tưởng, thái độ, nhu cầu của người dân cũng quyết định

Một phần của tài liệu Tiểu luận thực trạng nghiên cứu công chúng báo chí huyện thạch thất (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w