Trường hợp ngoại lệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do giao kết hợp đồng những vấn đề lý luật và thực hiện (Trang 30 - 31)

Trong quan hệ hợp đồng, các chủ thể có quyền tự do trong việc tham gia giao kết, đề nghị giao kết và chấp nhận giao kết, việc có tham gia giao kết hợp đồng hay không là do các chủ thể tự quyết định. Tuy nhiên, trong một số

trường hợp nhất định để bảo đảm trật tự cơng cộng, lợi ích quốc gia, quyền tự do tham gia giao kết hợp đồng bị hạn chế trong nhiều trường hợp như:

Đối với người cung cấp dịch vụ công cộng không được từ chối giao kết hợp đồng nếu còn khả năng cung cấp dịch vụ và phải mở ra cho tất cả mọi người đều có cơ hội như nhau trong việc mua hoặc sử dụng dịch vụ; Người giao kết hợp đồng không được từ chối giao kết hợp đồng vì lý do sắc tộc, tơn giáo hay quốc tịch; Thương nhân phải cung cấp hàng hoá hay dịch vụ đã quảng cáo [18].

Để giải phóng mặt bằng làm đường, quy hoạch xây dựng các khu đô thị mới, khu công nghiệp, đối với hợp đồng trưng mua nhà cửa, theo đó chủ sở hữu nhà mặc dù không muốn giao kết hợp đồng nhưng cũng bị buộc phải bán nhà cho Nhà nước theo quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trong lĩnh vực bảo hiểm, mặc dù các chủ thể có quyền tự do tham gia mua bảo hiểm với loại hình bảo hiểm tự nguyện nhưng với loại hình bảo hiểm bắt buộc thì các chủ thể phải tham gia dù muốn hay không muốn như quy định tại Nghị định số 103/2008/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới: Chủ xe cơ giới buộc phải kí kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự với công ty bảo hiểm, khoản 2 điều 31 Luật phá sản Việt Nam nghiêm cấm chủ doanh nghiệp kí kết hợp đồng bán tài sản của doanh nghiệp trong giai đoạn sau khi tòa án thụ lý hồ sơ, mở thủ tục phá sản doanh nghiệp trừ khi được sự đồng ý bằng văn bản của Thẩm phán trước khi thực hiện,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do giao kết hợp đồng những vấn đề lý luật và thực hiện (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)