Pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội là nền tảng quan trọng cho địa vị pháp lý của đại biểu Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền vì rằng cho dù các quy định về quyền và nghĩa vụ có thơng thống đến đâu, hoạt động của đại biểu được tạo điều kiện thuận lợi đến đâu nhưng nếu chất lượng đại biểu Quốc hội không đảm bảo thì hiệu quả hoạt động và vai trị thực tế của Quốc hội cũng không thể cải thiện được.
Nội dung cơ bản của chế định pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội tập trung ở việc bảo đảm quyền tự do bầu cử và quyền tự do ứng cử. Nhà nước pháp quyền đòi hỏi phải bảo đảm cùng một lúc cả hai điều kiện này và đó cũng là đặc trưng của pháp luật bầu cử đại biểu Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền, đặc biệt là việc phát huy quyền tự do ứng cử.
Quyền tự do ứng cử cần được thể hiện dưới hai nội dung: thứ nhất là tạo điều kiện cho những người có tâm huyết, năng lực tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội, trao quyền rộng rãi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tìm, phát hiện và giới thiệu ứng cử viên; thứ hai là phải tạo ra môi trường bầu cử cạnh tranh.
Trước hết, pháp luật bầu cử đại biểu Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền đảm bảo cho mọi cơng dân có năng lực đều có thể tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội. Quyền giới thiệu ứng cử viên được mở rộng tới mọi công dân, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước. Bất kỳ cơ quan, tổ chức nào phát hiện thấy người tài, người có đủ năng lực và phẩm chất đều có quyền giới thiệu người đó ra ứng cử đại biểu Quốc hội. Các Hội nghị hiệp thương trong Nhà nước pháp quyền không phải để cơ cấu và phân bổ hạn ngạch chỉ tiêu ứng cử viên, mà sẽ đóng vai trị sàng lọc và loại bỏ bớt những ứng cử viên thiếu năng lực, quyết tâm. Tại các Hội nghị này, các ứng cử viên sẽ trình bày Chương trình hành động trong đó cụ thể hố những cam
kết, sáng kiến chính sách của mình trước Hội nghị, những ứng cử viên nào bảo vệ thành cơng chương trình hành động của mình, đưa ra được nhiều sáng kiến, cam kết mạnh mẽ sẽ được lựa chọn, giới thiệu ra tranh cử chính thức.
Pháp luật bầu cử đại biểu Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền không quy định những tiêu chuẩn về năng lực, đạo đức để lựa chọn ứng cử viên đại biểu Quốc hội mà khơng có khả năng định lượng được, tơn trọng quyền lựa chọn tối cao của nhân dân, vừa đảm bảo quyền tự do ứng cử, tránh những tranh chấp, khiếu nại không cần thiết làm rối loạn quá trình bầu cử. Thay vào đó, pháp luật sẽ tạo ra cơ chế cạnh tranh để các ứng cử viên dồn hết tâm huyết vào Chương trình hành động với những cam kết cụ thể trước nhân dân. Một Chương trình hành động tốt là một chương trình hành động có nhiều sáng tạo trong đề xuất chính sách và nhưng cam kết mạnh mẽ, khả thi. Chất lượng chương trình hành động cùng với năng lực, phẩm chất và những ấn tượng mà ứng cử viên đem lại trong quá trình vận động tranh cử là những tiêu chuẩn để nhân dân lựa chọn.
Hơn nữa, pháp luật bầu cử đại biểu Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền tạo ra sự cạnh tranh cao giữa các ứng cử viên trong quá trình bầu cử. Sự cạnh tranh giúp nhân dân có điều kiện lựa chọn được người có năng lực ra làm đại biểu Quốc hội. Chế định về bầu của đại biểu Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền hướng tới tạo ra một cơ chế bầu cử năng động, khuyến khích người tài ra ứng cử, thể hiện qua các quy định cụ thể của pháp luật. Tính cạnh tranh trong bầu cử cịn thể hiện qua việc bảo đảm quyền vận động tranh cử của các ứng cử viên. Pháp luật trong Nhà nước pháp quyền cho phép các ứng cử viên được vận động tranh cử, không chỉ qua các Hội nghị tiếp xúc cử tri do Mặt trận tổ chức, mà còn được phép tự tổ chức tại nơi công cộng, theo trình tự thủ tục pháp luật quy định, để giới thiệu với nhân dân về chương trình hành động, những ý tưởng, cam kết của mình. Đây khơng chỉ là vấn đề thuyết phục mà còn giúp cử tri hiểu rõ hơn từng ứng cử viên, hiểu
được sự sáng tạo và quyết tâm của họ qua các chương trình vận động họ được phép tự đạo diễn; đồng thời là cơ sở để giám sát hoạt động của đại biểu sau này.
Pháp luật bầu cử trong Nhà nước pháp quyền quy định khoa học và chặt chẽ các thủ tục bầu cử, đảm bảo các nguyên tắc bầu cử được tôn trọng, đảm bảo tính minh bạch, cơng khai, giúp người dân lựa chọn đúng người đại biểu của mình. Chế độ bỏ phiếu trong Nhà nước pháp quyền là bỏ phiếu đích danh. Cử tri bỏ phiếu cho đích danh đại biểu mà mình tín nhiệm.
Ngồi ra, chế định bầu cử đại biểu Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền hướng tới tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng. Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, đến nay đã trải qua 75 năm xây dựng và trưởng thành, vượt qua bao khó khăn, gian khổ, tơi luyện được bản lĩnh vững vàng, xứng đáng là Đảng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo nhân dân trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Đảng ta đã có nhiều quyết sách sáng suốt và đúng đắn góp phần đưa đất nước đến độc lập và đang trên con đường phát triển, khơng việc gì có lợi cho dân, cho nước mà Đảng không dám làm. Đa số những người có năng lực, tâm huyết hiện nay của đất nước đều đã đứng trong hàng ngũ của Đảng. Để tạo điều kiện khuyến khích những người này ra ứng cử đại biểu Quốc hội, tiên phong đấu tranh vì lợi ích cộng đồng, Đảng cần cho phép các đảng viên được tự do ứng cử để nâng cao chất lượng và tạo ra sự đa dạng các ứng cử viên, để nhân dân có được sự lựa chọn chính xác. Một khi đã trở thành đại biểu Quốc hội, những người đảng viên này tiếp tục tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời có điều kiện cống hiến cho cộng đồng theo nguyện vọng và lương tâm của mình.
Kết luận Chƣơng 3
Từ những nghiên cứu và đề xuất về địa vị pháp lý của đại biểu Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền, chúng ta đi đến kết luận sau đây:
1. Địa vị pháp lý của đại biểu Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền bao gồm những chế định pháp luật mang tính hồn thiện cao về các quyền và nghĩa vụ của đại biểu Quốc hội, cơ chế, trình tự, thủ tục và các điều kiện đảm bảo thực hiện. Trong những quyền năng trao cho đại biểu Quốc hội, pháp luật khơng chỉ nhấn mạnh đến những quyền mang tính chất phát động sáng kiến hay phát động thực hiện các quyền năng của Quốc hội, mà còn trao cho đại biểu Quốc hội quyền vận động, thuyết phục, tạo ra cơ chế để các đại biểu liên kết với nhau. Những chế định này cần được quy định trong một văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao – Luật hoạt động đại biểu Quốc hội. Ngoài ra, những quy trình, thủ tục khi Quốc hội nhóm họp tại Hội trường cũng rất quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thực hiện các quyền và nghĩa vụ của đại biểu Quốc hội, vì vậy cần thiết phải có Luật hoạt động Nghị trường.
2. Địa vị pháp lý của đại biểu Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền còn đòi hỏi sự hoàn thiện các các luật liên quan đến các quyền năng cơ bản của Quốc hội như quyền lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Các luật quy định từng lĩnh vực cụ thể này phải hướng tới việc cá thể hoá quyền năng của Quốc hội tới từng cá nhân đại biểu Quốc hội, phát huy tối đa sự chủ động, tính năng động, sáng tạo, đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân của từng thành viên.
3. Địa vị pháp lý của đại biểu Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền được dựa trên nền tảng sự hoàn thiện của pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội. Pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền không chỉ đảm bảo quyền tự do bầu cử của công dân mà còn đảm bảo quyền tự do ứng cử, khuyến khích những người có tâm huyết, có năng lực ra tranh cử đại biểu Quốc hội, khuyết khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân tìm kiếm, phát hiện và giới thiệu người tài ra ứng cử. Ngồi ra, quyền tự do ứng cử cịn được thể hiện qua tính cạnh tranh trong hoạt động bầu cử giữa các ứng cử viên.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu về đại biểu Quốc hội nước ta và đề xuất mơ hình người đại biểu trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền là một vấn đề phức tạp trên phương diện lý luận và thực tiễn. Sự nghiên cứu các vấn dề thuộc nội dung của luận văn nhằm giải quyết các mục tiêu nhiệm vụ của đề tài về cơ bản đã được thực hiện. Kết quả nghiên cứu trên phương diện lý luận và thực tiễn địa vị pháp lý và sự cụ thể hoá các quyền và nghĩa vụ trong hoạt động của đại biểu Quốc hội được thể hiện tại các mục của chương 1, chương 2 và chương 3 đã góp phần làm sáng tỏ các vấn đề sau:
1. Địa vị pháp lý và vai trò của đại biểu Quốc hội không phải lúc nào cũng thể hiện đầy đủ như tinh thần quy định trong Hiến pháp. Địa vị pháp lý của đại biểu Quốc hội hồn thiện hay khơng hồn thiện, các đại biểu Quốc hội thực quyền hay khơng, vai trị của đại biểu Quốc hội thực chất hay hình thức lệ thuộc rất nhiều vào các mơ hình kinh tế cụ thể trong từng điều kiện lịch sử của sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Do vậy, tác giả luận văn đã tiếp cận và phân tích địa vị pháp lý của đại biểu Quốc hội trong nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, phân tích địa vị pháp lý và tình hình cụ thể hoá các quyền và nghĩa vụ trong hoạt động thực tiễn của đại biểu Quốc hội thời kỳ chuyển đổi để làm rõ thực trạng và mức độ hoàn thiện địa vị pháp lý của đại biểu Quốc hội hiện nay. Các phân tích, khảo cứu đã đi đến nhận định rằng: Trong nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung ở nước ta, đại biểu Quốc hội có địa vị thứ yếu và một vai trị mờ nhạt, mang nặng tính hình thức. Địa vị pháp lý của đại biểu Quốc hội mới chỉ dừng lại ở những quyền và nghĩa vụ quy định trong Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội. Các quyền này chủ yếu là quyền năng mang tính tập thể, chưa được cụ thể hoá thành quyền năng của từng cá nhân đại biểu Quốc hội, chưa có quy trình, thủ tục cụ thể để thực hiện, do vậy những quyền năng trao cho đại biểu Quốc hội thực chất chỉ là những tuyên bố pháp lý. Quốc hội hoạt động mang tính thời
vụ, đại biểu Quốc hội phần lớn là công chức nhà nước làm thêm nhiệm vụ đại biểu. Những đặc điểm đó được cắt nghĩa như một “tất yếu khách quan” thơng qua việc phân tích hàng loạt các nguyên nhân xuất phát từ sự đơn điệu trong chế độ sở hữu và đặc điểm hành chính của bản thân nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung. Sự thiếu vắng các quan hệ thị trường, thiếu vắng sự đa dạng xã hội, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, cá nhân dẫn đến nhu cầu pháp luật thấp.
2. Từ sự phân tích về những yêu cầu của nền kinh tế thị trường đối với thượng tầng kiến trúc và với Nhà nước kết hợp với việc trình bày khái quát về Nhà nước nước pháp quyền và các đặc trưng, tác giả đã đi đến kết luận: Nhà nước pháp quyền là mơ hình nhà nước phù hợp của nền kinh tế thị trường. Nhà nước pháp quyền đảm bảo tính tối thượng của pháp luật, kiểm soát quyền lực Nhà nước, đảm bảo Nhà nước không can thiệp quá sâu vào đời sống xã hội, làm thay, làm hộ công việc của các tổ chức, cá nhân; Nhà nước pháp quyền thúc đẩy dân chủ, đa dạng xã hội, bảo vệ quyền con người. Trong Nhà nước pháp quyền, Quốc hội là một cơ quan lập pháp mạnh, cơ quan quyền lực thực sự của nhân dân, có khả năng đối trọng với các trung tâm quyền lực tự nhiên khác trong bộ máy nhà nước tạo ra một bộ máy ổn định và hài hoà. Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền thực hiện có hiệu quả các chức năng của mình gồm lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, chức năng đại diện. Quốc hội cần được tổ chức tốt để hoạt động chuyên nghiệp, phát huy bản tính cẩn trọng. Các quy trình, thủ tục hoạt động được cụ thể hoá, hệ thống Uỷ ban đảm nhận phần lớn các công việc của Quốc hội giúp phiên họp toàn thể tập trung vào việc ra quyết định, không sa đà vào công việc sự vụ, tiểu tiết. Quốc hội trong nhà nước pháp quyền gắn bó chặt chẽ với nhân dân, gần gũi với thực tế xã hội. Mối liên hệ đó thể hiện ở hoạt động tiếp xúc cử tri nhộn nhịp của đại biểu Quốc hội, mối
quan hệ tốt đẹp giữa Quốc hội với các cơ quan thơng tin đại chúng, sự tham gia tích cực của các tổ chức, doanh nghiệp vào hoạt động Nghị trường. Nhà nước pháp quyền đòi hỏi đại biểu Quốc hội là những chính khách chuyên nghiệp. Đại biểu Quốc hội là người biến ý chí, nguyện vọng của nhân dân thành chính sách và pháp luật, do vậy đại biểu Quốc hội phải thực sự là người đại diện của nhân dân, phải chứng minh được sự cần thiết của mình đối với nhân dân, với quá trình phát triển của xã hội và hoạt động của Nhà nước. Đại biểu Quốc hội hoạt động tích cực và hiệu quả trong các công tác của Quốc hội như: lập pháp, giám sát, quyết định các vấn quan trọng của đất nước. Đại biểu Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền dành toàn bộ thời gian và tâm sức của mình cho hoạt động đại biểu, được pháp luật trao các quyền năng mạnh mẽ để khởi động các quyền năng của Quốc hội và các quyền để có thể liên kết với nhau, cùng phối hợp trong công việc. Trách nhiệm cá nhân, ý thức tự giác, sự chủ động trong công việc của đại biểu Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền được đề cao. Hoạt động của đại biểu Quốc hội chịu sự giám sát của nhân dân và Quốc hội. Để có được những cá nhân có năng lực là đại biểu Quốc hội, Nhà nước pháp quyền đòi hỏi bầu cử đại biểu Quốc hội mang tính cạnh tranh cao, quyền bầu cử của nhân dân được bảo đảm khơng chỉ ở quyền bỏ phiếu mà cịn là quyền có nhiều sự lựa chọn có chất lượng. Quyền ứng cử của công dân được pháp luật bảo hộ, khuyến khích nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân giới thiệu người tài ra ứng cử.
Trong giai đoạn chuyển đổi, xây dựng nhà nước pháp quyền đại biểu Quốc hội đã có cơ hội giữ vai trị tích cực như tinh thần đã tun bố xuyên suốt trong các bản Hiến pháp, nhanh chóng trở lại vị trí trung tâm của nền dân chủ đại diện, là người đại biểu được nhân dân tin tưởng, là thành viên của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Địa vị pháp lý của đại biểu Quốc hội ngày càng được hoàn thiện hơn với việc Quốc hội ban hành hàng loạt các văn bản có tính chất cụ thể hố các quyền năng của tập thể Quốc hội, trao cho cá nhân người đại biểu hàng loạt các quyền năng thực tiễn trong
từng lĩnh vực. Sự thay đổi vị trí, vai trị từ “mờ nhạt”, “hình thức” đến “tích cực”, “thực chất” của đại biểu Quốc hội trong quá trình chuyển đổi được lý