Chương 4: Tác dụng của thịt cầy và luận về quan niệm có hay không nên ăn thịt cầy.
4.2 Luận về quan niệm có hay không nên ăn thịt cầy.
Này! Có dịp nào gặp người biết thưởng thức thịt cầy, anh thử nói về thịt chó mà xem. Một trăm lần như một, anh sẽ thấy người ấy bắt đầu như thế này: “Không có thứ thịt gì lại có thể thơm như nó...” Nhưng dù thơm, dù ngon, dù ngọt, dù bùi, bao nhiêu “đức tính” đó nào đã thấm vào đâu với cái đức tính bao quát của thịt chó trong công cuộc thống nhất dân tâm, san bằng sự phân biệt giữa các giai cấp trong xã hội? Thực vậy, tôi đố ai lại tìm ra được một miếng ngon nào khả dĩ liên kết được dân ý đến như vậy, một miếng ngon mà từ vua chí quan, từ quan chí dân, từ ông tư bản đến người làm công, thảy đều ưa thích, thảy đều dùng được, thảy đều thèm muốn, thảy đều công nhận... “ba chê”.
Ôi, cứ nghe người ta nói thì đổ thóc giống ra mà ăn! Ăn thịt chó là thiếu văn minh, ăn thịt chó là bẩn thỉu, ăn thịt chó là bất nhân bạc ác... và còn gì nữa, và còn gì gì nữa!
Ngày nay có nhiều người ăn thịt chó! Bởi chó đã không còn được ngồi trong địa vị kiêng cữ, thờ cúng, và cũng không còn giữ vai trò trong công việc đi săn, hay giữ nhà. Ngày nay, nhà phải giữ chó còn nhiều hơn chó phải giữ nhà. Và cũng bởi ở đó – các quán thịt chó, còn có một góc đời sống được diễn ra, mà người dân Sài Gòn thì thường sống bằng mánh mung tại quán; còn có một nếp văn hoá ẩm thực và sự chung đụng của các thói quen sinh hoạt khác nhau. Quan trọng hơn, ăn thịt chó là vì chó nuôi dễ. Mà quan niệm trong ẩm thực mới, khá văn minh là con nào nuôi được thì ăn, còn những động vật hoang dã, dù có bổ bằng trời, đặc sản hiếm quý, cũng xin miễn. Vì chúng ta chưa nuôi được nó, sao được phép ăn. Và nếu ai cũng tôn trọng quy tắc này, thì đâu có cảnh “con người mỗi ngày mỗi cô đơn” như ngày nay. Vì ở những nước, những xứ sở càng kém văn minh, các loài vật và cây cối càng hết đất sống, càng có nguy cơ tuyệt chủng.
Sự tồn vong của bất kì một nền văn hoá, hay văn minh nào… cũng phụ thuộc rất nhiều vào cái ăn của con người. Mà cái ăn đó, dù bạn có kiêng cữ hay không, thì cũng phải biết chấp nhận sống chung với nó.
Người ta viện lý con chó là bạn của loài người, ăn thịt chó là mọi rợ, thế thì tại sao con ngựa, “một chinh phục cao cả nhất của loài người” mà người Âu Mỹ cũng đem ra “đánh chén”? Bảo là con chó ăn bẩn, thế thì con gà, con lợn, con cá ăn uống sạch sẽ ư?
Không! Con chó là con vật để cho người ta ăn thịt; ăn thịt chó không khác gì ăn thịt thỏ, ăn thịt nai, ăn thịt bò. Huống chi thịt chó lại còn ngon và bổ; vì thế tôi cho rằng mặc dầu người ta đàm tiếu thế nào đi nữa, thịt chó vẫn cứ là một món ngon bất diệt của dân ta và tôi tin rằng: “Nước ta còn, thịt chó còn” mà văn hóa ẩm thực của ta mai sau hay, dở là ở điểm có biết duy trì thịt chó hay không vậy.
Ở một số nước châu Âu họ xem ăn thịt chó là dã man nhưng tôi chưa thấy có luật nào cấm đoán. Ở Mỹ mà ai dám bán thịt chó trong nhà hàng thì chắc sẽ bị biểu tình rầm rộ liền. Chỉ có những nơi có nhiều người ăn thịt chó thì mới có luật cấm: như Hàn Quốc, California... Có một số tôn giáo cũng kỵ không ăn một số thịt: đạo Hồi và Do Thái không ăn thịt lợn, và Ấn Độ giáo không ăn thị bò... đạo Phật Đại thừa không ăn thịt, một số người (có nhiều tín ngưỡng khác nhau) không ăn thịt vì lý do đạo đức. Lý do cấm ăn thịt chó là gì?. Tại sao lại cấm thịt của chó chứ không phải loài khác. Vì chó là bạn của con người, một số người còn đặt cả tên, rồi cho chó quyền thừa kế ... tựu chung là khi thấy con vật trung thành với mình bị giết mổ rồi ăn thịt thì cảm giác khủng khiếp lắm.
Hình như người Tây kỵ ăn thịt chó, chứ không có cấm (Việt Nam gần đây mới là cấm đó). Chó là con vật thân thiện, tốt bụng, nhiều người - nhất là những kẻ cô đơn - thường coi chó như bạn thân, như người thân thậm chí coi con chó còn hơn con người nếu xét về một số đức tính, nên họ không ăn và ghét cả người ăn cũng phải. Nghe nói hồi WC 2002 Hàn Quốc cho phân phát nước cốt thịt chó tại sân vận động và bị phản đối kịch liệt, 1 sự đáng bẽ mặt cho dân châu Á ăn thịt chó. Cái việc kỵ này tạo cho người ăn thịt chó cái cảm giác mình là "quái vật", song ai cũng biết, đã ghiền thịt chó mắm tôm rồi thì trời nhăn đất nhó cũng mặc. Tôi từ nhỏ giờ chưa ăn thịt chó nhưng hay bị chó cắn nên cũng không kỵ trò ăn thịt chó. Tôi nghĩ người Tây kỵ ăn thịt chó vì họ ít bị chó cắn chăng?.
Bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu lí do vì sao các dân tộc nông canh ăn thịt chó, còn các dân tộc thảo nguyên thì không. Đối với hầu hết các dân tộc nông canh, thịt chó thật sự là một món ăn khoái khẩu, từ Hàn Quốc đến Việt Nam, từ Hà Nội, Nam Định cho đến Sài Gòn, không khó khăn dể tìm thấy một quán thịt chó. Tín đồ trung thành của quán thì cũng đủ các thành phần từ cô cậu - sinh viên lâu ngày gặp nhau, anh công nhân vừa lĩnh được ít tiền lương tháng, công nhân viên chức rãnh rỗi ngày cuối tuần. Trong khi đó, với
các dân tộc thảo nguyên hay có nguồn gốc thảo nguyên thì khác, họ không ăn, thậm chí ghê sợ việc ăn thịt chó, chẳng thế mà xém chút họ đã tẩy chay Worl Cup 2002 tổ chức tại Hàn Quốc vừa rồi. Đó là vì trên thảo nguyên, chó và ngựa là hai người bạn trung thành, gắn bó sống chết với mục dân. Chó chăn dắt và bảo vệ đàn gia súc, canh phòng sói lúc nủa đêm, trợ thủ đắc lực của người đi săn, chó là mũi, là tai là mắt, của người. Địa vị của chó ở trên thảo nguyên giống như con trâu trong làng xã nông nghiệp, tuy mục dân không thờ lạy nó nhưng rõ ràng không ai muốn ăn thịt chó, cũng như nông dân rất kỵ việc giết trâu, bò. Địa vị của chó trong làng xã nông nghiệp thì lại khác, ở đây ngoài nhiệm vụ giữ nhà (mà cũng chỉ là giữ của cho các nhà giàu, chứ bần nông áo rách, nhà tranh thì đâu có gì phải giữ, chó nhà giàu cắn dân nghèo, gây thêm thù thêm oán, chưa kể phần lớn nông dân đến cơm ăn còn chẳng đủ, lấy cơm đâu mà nuôi chó) chó hầu như không làm việc gì lớn cho người. Các dân tộc nông canh có hằng trăm câu miệt thị liên quan đến chó như: chó chết, chó đẻ, đồ chó lộn giống, mồm thối như rắm chó…. Bởi địa vị thấp như thế nên nếu con chó nào không làm tròn được nhiệm vụ của mình, con nào có ý chống đối con người thì bị giết thịt, ăn thịt chó cũng không phải là điều định kiến đối với xã hội nông nghiệp.
Thịt chó, thịt cầy, thịt “sư tử đất”, bao nhiêu danh từ được đặt ra, nhưng “làng đánh đụng” vẫn cho thế là chưa đủ, nên luôn luôn những danh từ mới vẫn được người ta “sáng chế”, không ngoài mục đích đề cao món ăn “số dách” kia: thịt chó còn có tên là mộc tồn - ra cái ý rằng mộc tồn là cây còn, cây còn là con cầy; nhưng linh động và ý nghĩa chính là cái danh từ “hương nhục” - thịt thơm. Này, có dịp nào gặp người biết thưởng thức thịt cầy, anh thử nói về thịt chó mà xem. Một trăm lần như một, anh sẽ thấy người ấy bắt đầu như thế này: “Không có thứ thịt gì lại có thể thơm như nó...”.Nhưng dù thơm, dù ngon, dù ngọt, dù bùi, bao nhiêu “đức tính” đó nào đã thấm vào đâu với cái đức tính bao quát của thịt chó trong công cuộc thống nhất dân tâm, san bằng sự phân biệt giữa các giai cấp trong xã hội?. Thực vậy, tôi đố ai lại tìm
ra được một miếng ngon nào khả dĩ liên kết được dân ý đến như vậy, một miếng ngon mà từ vua chí quan, từ quan chí dân, từ ông tư bản đến người làm công, thảy đều ưa thích, thảy đều dùng được, thảy đều thèm muốn, thảy đều công nhận... “ba chê”. Ôi! Cứ nghe người ta nói thì đổ thóc giống ra mà ăn!. Ăn thịt chó là thiếu văn minh, ăn thịt chó là bẩn thỉu, ăn thịt chó là bất nhân bạc ác... và còn gì nữa, và còn gì gì nữa! Người ta viện lý con chó là bạn của loài người, ăn thịt chó là mọi rợ, thế thì tại sao con ngựa, “một chinh phục cao cả nhất của loài người” mà người Âu Mỹ cũng đem ra “đánh chén”?. Bảo là con chó ăn bẩn, thế thì con gà, con lợn, con cá ăn uống sạch sẽ ư? Không. Con chó là con vật để cho người ta ăn thịt; ăn thịt chó không khác gì ăn thịt thỏ, ăn thịt nai, ăn thịt bò. Huống chi thịt chó lại còn ngon và bổ; vì thế tôi cho rằng mặc dầu người ta đàm tiếu thế nào đi nữa, thịt chó vẫn cứ là một món ngon bất diệt của dân ta và tôi tin rằng: “Nước ta còn, thịt chó còn” mà văn hóa ẩm thực của ta mai sau hay, dở là ở điểm có biết duy trì thịt chó hay không vậy?
KẾT LUẬN
Kho tàng ẩm thực của dân tộc ta thật phong phú và đa dạng. Mỗi vùng, mỗi miền đều có những món ăn thức uống đặc trưng riêng mà không lẫn vào đâu được. Chính những yếu tố đặc trưng đó đã cộng gộp nên những giá trị và bản sắc riêng cho kho tàng văn hóa ẩm thực dân tộc.
Ẩm thực miền Bắc với vô vàn món ngon đặc sắc, làm xao xuyến và rung động lòng người; để lại cho mỗi người cảm giác bâng khuâng, thèm thuồng mỗi khi được nghe đến nó. Và món thịt cầy trong thực đơn ẩm thực của miền Bắc là một ví dụ tiêu biểu!. Mà nhà văn Vũ Bằng đã nói: “chỉ thiếu có một người, vũ trụ bao la hiu quạnh... huống chi lại thiếu thịt cầy thì còn vui sống làm sao?”. Hay lời nhận xét của nhà của đạo diễn, nhà thơ Lương Tử Đức: “Bỏ thịt chó là đánh mất một tính cách người Việt”.
Thịt cầy là món ăn dân dã, quê hương, thân thuộc, gần gũi với mỗi con người miền Bắc nói riêng và của cả dân tộc nói chung. Và nó không bao giờ và cũng không thể nào vắng mặt trong thực đơn ẩm thực của miền Bắc. Đó là món ngon bổ dưỡng, hấp dẫn và lôi cuốn đến mức lạ lùng đối với mọi tầng lớp xã hội, san bằng sự phân biệt giữa các giai cấp trong xã hội; bộc lộ, bày tỏ những tâm tư tình cảm của mình trong cuộc sống đời thường đầy những vất vả, lo toan.
Để có được món ăn “độc nhất vô nhị” này là cả một quá trình công phu như người ta nuôi yến vậy!. Từ việc lựa chon cầy đến việc cắt tiết, “mông mái”, xả thịt và chể biến các món ăn độc đáo, đa dạng từ thịt cầy. Đến cách bày trí bàn tiệc thịt cầy và cách thức khi ăn thịt cầy cũng là cả một quy trình mà trong đó yếu tố văn hóa, âm dương ngũ hành, ứng xử văn hóa của người với người được hòa quyện trong đó. Thể hiện những yếu tố văn hóa đặc trưng trong văn hóa ẩm thực miền Bắc mà không lẫn vào bất cứ món ngon nào cả!. Với 11 món thịt cầy đã giới thiệu với các bạn; thì mỗi món đều có mùi vị riêng; cách ăn và sự thưởng thức cũng khác nhau. Những điều đó đã nâng
món thịt cầy thành một thứ “nghệ thuật tuyệt đỉnh” trong thực đơn ẩm thực miền Bắc.
Hiện nay số người thích món thịt cầy ngày càng nhiều hơn nên cung luôn hụt so với cầu. Vì thế!. Ngoài việc nuôi chó thịt có khi còn phải nhập khẩu thêm từ Lào, Campuchia để cung ứng cho thị trường cũng chính vì đó mà nạn bắt trộm chó cũng hoành hành rất dữ, có nơi được ví như “cẩu tặc”. Vì vậy việc ăn thịt chó không nên được khuyến khích vì nó bị nhiều người đánh giá là dã man và còn có tác dụng khuyến khích nạn bắt trộm chó phát triển. Ngoài việc mất đi con vật yêu còn có vấn đề sử dụng bả để bắt chó đã làm ảnh hưởng đến chất lượng của thịt và gây độc hại cho người.
Ngoài ra thi dư luận cũng có rất nhiều ý kiến về việc giết mổ và ăn thịt cầy là dã man, tàn bạo, mất nhân tính... muốn có bộ luật cấm việc giết mổ và ăn thịt cầy. Thiết nghĩ! Sự tồn vong của bất kì một nền văn hoá, hay văn minh nào… cũng phụ thuộc rất nhiều vào cái ăn của con người. Mà cái ăn đó, dù bạn có kiêng cữ hay không, thì cũng phải biết chấp nhận sống chung với nó.
Quê hương, đất nước thì nơi nào cũng đẹp!. Văn hóa dân tộc là thành quả hơn 4000 năm cha ông đã tích lũy và xây dựng. Thế hệ trẻ hôm nay phải biết trân trọng, bảo vệ và giữ gìn những gì là tinh túy, bản sắc văn hóa của dân tộc. Có hay không nên ăn thịt cầy là ở tôi, bạn và tất cả chúng ta!