KIỂM SÁT VIÊN CẦN ĐƢỢC BỒI DƢỠNG, RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VỀ TRANH TỤNG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng (Trang 74 - 78)

VỀ TRANH TỤNG

Hiện nay, tranh tụng chưa được ghi nhận thành một nguyên tắc trong BLTTHS. Do vậy, nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận tranh tụng của

KSV tại phiên tòa HSST là việc làm cần thiết. Trên thực tế các KSV cũng chưa được đào tạo, bồi dưỡng các khóa học chuyên sâu về kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa HSST. Do vậy, VKSND thành phố cần phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng tranh tụng cho KSV. Để thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa, KSV THQCT và kiểm sát xét xử vụ án hình sự cần hết sức chú ý đến việc nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án. Mục đích của việc nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án để nắm chắc diễn biến vụ án từ kết quả điều tra; tìm ra những vấn đề còn mâu thuẫn, những điểm chứng cứ yếu, đặc biệt phải xem xét các chứng cứ buộc tội bị can, bị cáo. Trong trường hợp nếu bị can, bị cáo ra tòa phản cung chối tội thì các chứng cứ đó đủ để buộc tội không? và cần chuẩn bị các tài liệu khác có liên quan tới việc kết tội bị cáo và giải quyết vụ án đó.

Việc nghiên cứu hồ sơ phải thực hiện theo đúng qui định của VKSNDTC ban hành kèm theo Quyết định số 07/QĐ-VKSTC-V3 ngày 12/01/2006. Các tài liệu, chứng cứ được trích cứu, sao chụp đầy đủ, có ghi rõ bút lục theo hồ sơ chính để khi đối đáp tranh luận có thể nêu rõ bút lục của tài liệu trong hồ sơ chính, nâng cao tính thuyết phục trong lập luận đối đáp tranh luận.

- Kiểm sát viên phải xây dựng kế hoạch xét hỏi và tranh tụng.

Việc xây dựng kế hoạch xét hỏi gắn liền với xây dựng kế hoạch tranh luận tại phiên tòa và chuẩn bị các văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật của các cơ quan chức năng có liên quan tới việc xác định tội danh, điều luật, khoản để áp dụng hình phạt; trách nhiệm dân sự đối với bị cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án để chủ động trong đối đáp, tranh luận tại phiên tòa. Kế hoạch xét hỏi phải hỗ trợ và phục vụ ngay cho kế hoạch tranh luận tại phiên tòa. Khi dự thảo kế hoạch đối đáp tranh luận tại phiên tòa, KSV phải tự đặt mình vào vị trí của bị cáo, người bào chữa để tìm các lý lẽ, chứng cứ có lợi cho bị cáo để dự đoán những nội dung chính, những tình huống mà Luật sư, bị cáo sẽ tranh luận. Sau đó, tìm các tài liệu chứng cứ để bác bỏ. Nếu thấy chứng cứ buộc tội không đủ để bác bỏ chứng

cứ chứng minh bị cáo không phạm tội hoặc không đủ chứng cứ chứng minh bị cáo phạm tội như cáo trạng truy tố mà phạm một tội khác nhẹ hơn v.v... thì báo cáo ngay cho Lãnh đạo đơn vị để có hướng giải quyết kịp thời.

Khi xây dựng kế hoạch tranh luận, KSV cần chú ý đối với một số loại tội có biểu hiện về hành vi khách quan giống nhau, để chủ động đưa ra những chứng cứ và lý lẽ, lập luận nhằm khẳng định tội danh đã truy tố, điều luật đã áp dụng là đúng; trong đó đặc biệt chú ý tới những loại tội như: Giữa tội giết người với tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người; giữa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; các tội tham ô với tội cố ý làm trái các qui định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và với tội thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; tội cướp tài sản với tội cưỡng đoạt tài sản; tội hiếp dâm với tội cưỡng dâm. Trong những trường hợp này, KSV phải đưa ra những chứng cứ và phân tích, lập luận để làm rõ ý thức chủ quan của bị cáo như nhận thức về hành vi, hậu quả... khi phạm tội; hay phân tích, lập luận để thấy rõ trạng thái tâm lý, tinh thần của người bị hại tại thời điểm xảy ra vụ án như thời gian, địa điểm, không gian... tại hiện trường vụ án. Từ đó khẳng định tội danh đã truy tố là có căn cứ.

- Kiểm sát viên cần có phương pháp tranh tụng khoa học

Phương pháp đối đáp tranh tụng tại phiên tòa được hiểu là cách thức mà KSV thực hiện khi đối đáp tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm hình sự. Có thể có nhiều phương pháp đối đáp tranh luận khác nhau, nhưng chủ yếu hiện nay áp dụng 3 phương pháp: Đối đáp tranh tụng đối với từng ý kiến một; đối đáp tranh luận đối với những ý kiến quan trọng, then chốt, mang tính quyết định đối với vụ án trước; dùng lời khai nhận tội của bị cáo tại Cơ quan điều tra và tại phiên tòa để đối đáp tranh luận.

Điều 218 BLTTHS quy định:

Bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến về luận tội của Kiểm sát viên và đưa

ra đề nghị của mình; Kiểm sát viên phải đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến... Chủ tọa phiên tòa có quyền đề nghị Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận [37].

"Ý kiến" ở đây được hiểu là quan điểm của một người và cũng có thể là quan điểm giống nhau của nhiều người bào chữa hoặc của người bào chữa và bị cáo, của người bào chữa và bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về cùng một vấn đề; có thể là ý kiến về tội danh, ý kiến về chứng cứ buộc tội.v.v. Như vậy, đối đáp tranh luận đối với từng ý kiến một không hoàn toàn đồng nghĩa đối đáp tranh luận đối với từng người một. Đoạn 2 khoản 1 Điều 24 Quy chế tạm thời về công tác THQCT và kiểm sát xét xử hình sự của VKSNDTC qui định: "Nếu vụ án có nhiều người bào chữa cho bị cáo, họ có cùng ý kiến về một nội dung bào chữa thì Kiểm sát viên tổng hợp để đối đáp chung một lần cho các ý kiến đó".

Đối đáp tranh luận đối với những ý kiến quan trọng, then chốt, mang tính quyết định đối với vụ án như ý kiến về việc bị cáo không phạm tội hoặc phạm tội khác nhẹ hơn tội danh VKS truy tố... Khi đối đáp tranh luận cần chọn những điểm sai cơ bản trong lập luận của người bào chữa, của bị cáo... để phân tích bác bỏ, không nên đi vào những chi tiết vụn vặt.

Tại phiên tòa, trong quá trình đối đáp tranh luận, KSV có thể dùng lời khai nhận tội ở Cơ quan điều tra và tại phiên tòa của bị cáo này để tranh luận đối với lời tự bào chữa chối tội của bị cáo khác, hoặc dùng ngay lời bào chữa của Luật sư này để phản bác lời bào chữa của Luật sư phía bên kia khi các Luật sư bào chữa cho những thân chủ có quyền lợi đối lập nhau.

Khi đối đáp, tranh luận, KSV phải dựa vào các tài liệu, chứng cứ của vụ án đã được xét hỏi, thẩm tra tại phiên tòa và dựa vào các căn cứ pháp luật đang có hiệu lực thi hành. Đồng thời, tùy vào từng vụ án cụ thể để vận dụng

linh hoạt một trong ba phương pháp hoặc kết hợp cả ba phương pháp nêu trên trong cùng một vụ án. Tại phiên tòa, KSV phải tập trung tư tưởng theo dõi diễn biến phiên tòa, tích cực tham gia xét hỏi làm rõ các chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội, ghi chép đầy đủ câu hỏi của người bào chữa và câu trả lời của bị cáo để phán đoán hướng bào chữa của người bào chữa, của bị cáo, từ đó chuẩn bị ý kiến đối đáp tranh luận.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)