* Quan hệ nhân thân
Về nguyên tắc, Nhà nước không thừa nhận hai người kết hôn trái pháp luật là vợ chồng. Quan hệ nhân thân giữa hai vợ chồng cũng không được nhà nước thừa nhận. Nhà nước chỉ thừa nhận tồn tại quan hệ vợ chồng khi nam - nữ kết hôn tuân thủ theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Việc kết hôn mà vi phạm các điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn là trái pháp luật và bị Tịa án hủy việc kết hơn đó. Khi việc kết hơn trái pháp luật bị hủy thì "hai bên nam nữ phải chấm dứt ngay quan hệ như vợ chồng" (khoản 1 Điều 17 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000).
Như vậy, nếu như trước khi tịa án hủy việc kết hơn trái pháp luật, hai bên đã thực hiện các quyền và nghĩa vụ về nhân thân như quan hệ vợ chồng với nhau, thì khi có quyết định hủy kết hôn trái pháp luật, các bên phải "chấm dứt ngay quan hệ như vợ chồng" với nhau. Tuy nhiên, trong thực tế việc các bên thực sự chấm dứt quan hệ nhân thân sau khi hủy kết hôn trái pháp luật rất khó thực hiện. Bởi lẽ, quan hệ nhân thân giữa các bên là quan hệ tình cảm, là lợi ích về tinh thần. Việc Tịa án quyết định chấm dứt ngay cuộc sống chung khơng có nghĩa là họ chấm dứt ln quan hệ tình cảm (trừ trường hợp họ tự nguyện yêu cầu hủy). Vì vậy, nhiều trường hợp Tịa án hủy kết hơn trái pháp luật nhưng họ không chấm dứt mà "vẫn mặn nồng chung sống", bất chấp quyết định của tòa án.
* Quan hệ tài sản
Theo quy định tại Điều 17 khoản 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì tài sản được giải quyết như sau:
- Tài sản riêng của ai thì thuộc quyền sở hữu của người đó, nhưng nếu có tranh chấp thì người có tài sản riêng phải có nghĩa vụ chứng minh. Nếu khơng chứng minh được đó là tài sản riêng thì tài sản đó được coi là tài sản chung của hai người để chia.
- Tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên, nếu khơng thỏa thuận được thì có u cầu tịa án giải quyết.
Điểm mới của Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 so với quy định của Luật Hơn nhân và gia đình năm 1959 và 1986 đó là: Luật mới quy định tịa án có thẩm quyền trong việc chia tài sản của hai bên nếu hai bên không thỏa thuận được. Khi chia tài sản chung Tòa án phải xem xét ai có cơng sức đóng góp nhiều hơn vào việc xây dựng, duy trì và phát triển khối tài sản chung để giải quyết. Đồng thời ưu tiên bảo về quyền lợi chính đáng của bà mẹ và trẻ em.
Khi có căn cứ hủy kết hơn trái pháp luật, Tịa án nếu có yêu cầu của hai bên nam - nữ sẽ chia tài sản chung trên nguyên tắc chia tài sản thuộc sở hữu chung theo phần. Kết hôn trái pháp luật là quan hệ hôn nhân không được nhà nước thừa nhận. Vì vậy khi chia tài sản, khơng áp dụng chia tài sản chung theo nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
* Quan hệ cha mẹ và con
Quan hệ cha mẹ và con phát sinh dựa trên sự kiện huyết thống, nuôi dưỡng không phụ thuộc vào quan hệ hơn nhân của cha mẹ có hợp pháp hay khơng. Do vậy, khi Tịa án hủy kết hơn trái pháp luật thì "quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn" (khoản 2 Điều 17 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000). Tịa án phải căn cứ điều kiện thực tế của đương
sự và các Điều 92, 93, 94 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết cho thấu tình đạt lý.
Theo Điều 92 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000:
Vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trơng nom, chăm sóc, giáo dục, ni dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình.
Người khơng trực tiếp ni con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con [44].
Trong trường hợp hai bên không tự thỏa thuận được thì "Tịa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên khơng có thỏa thuận khác" [44].
Luật pháp không thừa nhận quan hệ vợ chồng đối với những trường hợp kết hơn trái pháp luật. Chính vì thế, các bên trong quan hệ này không được hưởng thừa kế của nhau trong trường hợp một trong hai bên chết. Tuy nhiên quan hệ cha, mẹ và con không phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân của cha mẹ có hợp pháp hay khơng, vì vậy, quyền thừa kế của con trong trường hợp cha mẹ kết hôn trái pháp luật vẫn được chia theo nguyên tắc về chia thừa kế cho con thro quy định của pháp luật về thừa kế.
Trường hợp kết hôn vi phạm điều kiện kết hơn theo luật định ngồi việc bị hủy kết hôn trái pháp luật tùy từng mức độ vi phạm còn bị xử phạt hành chính hoặc xử lý theo luật Hình sự. Qua đây, cho ta thấy được thái độ của nhà nước với các trường hợp kết hôn vi phạm các điều kiện luật định. Chế tài áp dụng xử lý các trường hợp vi phạm này được Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 cùng các văn bản hướng dẫn xử lý một cách linh hoạt hợp lý.
Trong thực tế, hậu quả pháp lý của hủy kết hôn trái pháp luật là rất phức tạp. Nhiều trường hợp khi hai bên kết hôn, họ khơng đăng ký kết hơn vì "bận rộn", vì "tin nhau là chính", vì "tưởng làm đám cưới là kết hôn rồi"… đến khi xảy ra chuyện thì mới giật mình.
Khi anh chị A và B kết hơn, chị vì tin vào lời nói của chồng "giấy tờ khơng quan trọng bằng tình cảm anh dành cho em" nên tổ chức đám cưới mà không cần thủ tục đăng ký kết hôn. Chỉ đến khi đứa con đầu lòng sắp chào đời, chị mới biết chồng chị đã có vợ và đăng ký kết hơn hợp pháp.
Có thể thấy, trong rất nhiều trường hợp, dù vơ tình hay cố ý thì vẫn có nhiều thiệt thịi cho một bên khi kết hơn trái pháp luật và đa phần bên chịu thiệt vẫn là người phụ nữ. Ngay cả khi Tịa án có quyết định như u cầu cấp dưỡng cho con… thì việc người chồng cố tình khơng thực hiện vẫn là "chuyện bình thường". Thậm chí có trường hợp khi người cha mất đi, người con vì cha mẹ chưa đăng ký kết hơn cịn khơng được bên gia đình người bố thừa nhận là cháu…[60]. Đăng ký kết hơn chính là cách thức duy nhất để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các bên có liên quan và đặc biệt là người phụ nữ. Điều đó sẽ tránh được những hậu quả đáng tiếc xảy ra khi kết hôn trái pháp luật.