Chƣơng 3 : THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA PCA
4.1. Những bài học kinh nghiệm của PCA trong giải quyết tranh
chủ quyền lãnh thổ
4.1.1. Những ưu điểm của phương thức PCA
Như chúng ta đã biết, PCA là cơ quan trọng tài đầu tiên hình thành một thiết chế và có quy tắc xét xử riêng, PCA cũng là thiết chế trọng tài đầu tiên giải quyết các tranh chấp trong đó có ít nhất một bên là Quốc gia. Trải qua hơn 100 năm phát triển, với năng lực và sự linh hoạt của mình PCA đã tích lũy được đầy đủ kinh nghiệm để giải quyết các tranh chấp thuộc các lĩnh vực khác nhau, có quy mô và tính chất khác nhau. Riêng trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia liên quan đến quyền chủ quyền hoặc quyền tài phán trên biển đảo, với những vụ việc PCA đã giải quyết thành công, có thể nói PCA đã vận dụng triệt để và lý luận một cách sâu sắc những nguyên tắc chung của Luật quốc tế cũng như Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982, những thành công này đã góp phần đáng kể vào việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới đồng thời cũng khẳng định năng lực và kinh nghiệm của PCA trong lĩnh vực tranh chấp này.
Lựa chọn giải quyết tranh chấp tại PCA, các bên tranh chấp có quyền lựa chọn rất rộng các vấn đề liên quan đến việc giải quyết tranh chấp như: quyền lựa chọn thủ tục tố tụng phù hợp với quy mô và mức độ phức tạp của vụ việc, các bên có thể lựa chọn thủ tục trọng tài adhoc, thủ tục trọng tài do PCA ban hành hoặc thủ tục tố tụng của UNCITRAL,… quyền lựa chọn Hội đồng trọng tài có thể có một, ba, năm Trọng tài viên hoặc một con số khác theo thỏa thuận của các bên tranh chấp, quyền thỏa thuận lựa chọn ngôn ngữ và địa điểm tiến hành tố tụng trọng tài.
Thời hạn tiến hành tố tụng trọng tài không bị ràng buộc, thời hạn tố tụng có thể theo yêu cầu của các bên và nếu các bên không có yêu cầu khác thì sẽ theo thời
hạn của Hội đồng trọng tài, tùy theo quy mô và mức độ phức tạp của từng vụ việc. Nếu các bên tranh chấp mong muốn có một quyết định nhanh chóng thì Tòa trọng tài sẽ xem để đáp ứng tốt nhất trong điều kiện cho phép.
Các bên có quyền lựa chọn trọng tài viên có đầy đủ kinh nghiệm và năng lực trong lĩnh vực đang tranh chấp, đồng thời các bên cũng có quyền đề nghị thay đổi Trọng tài viên do mình chỉ định trong quá trình tố tụng nếu như Trọng tài viên đó có dấu hiệu không khách quan, vô tư hoặc không đủ năng lực cũng như không có trách nhiệm trong quá trình giải quyết vụ việc. Đây là điểm ưu việt của hình thức trọng tài nói chung và của PCA nói riêng.
Các Bên có quyền yêu cầu Tổng thư ký PCA xem xét lại đề xuất của Hội đồng trọng tài về mức phí trọng tài nếu thấy không phù hợp (Điều 41, Quy tắc trọng tài PCA năm 2012). Đây là điểm mới tiến bộ của Quy tắc trọng tài PCA năm 2012 so với các Quy tắc trọng tài được ban hành trước đó cũng như so với quy tắc tố tụng của các cơ quan tài phán quốc tế khác (ví dụ như ICC, Phí tổn trọng tài sẽ do Tòa ấn định theo biểu phí hiện hành, ngoài ra trường hợp ngoại lệ Tòa án có thể ấn định mức phí của Trọng tài viên cao hơn hoặc thấp hơn mức áp dụng trong biểu phí liên quan).
Tính bảo mật của vụ việc: Toàn bộ nội dung của vụ việc trong suốt quá trình tố tụng chỉ được công khai nếu được sự đồng ý của các bên hoặc trong trường hợp việc công khai nội dung để phục vụ cho việc giải quyết một vụ việc khác.
4.1.2. Những hạn chế của phương thức PCA
Phải có sự đồng thuận của các bên tranh chấp: Một trong những yêu cầu để PCA chấp thuận giải quyết vụ việc là phải có sự đồng thuận của các bên liên quan đến tranh chấp. Sự đồng thuận phải được thể hiện trong Thông báo trọng tài hoặc trong các điều khoản trọng tài quy định trong các Điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương, trong các Hợp đồng hoặc các tài liệu có giá trị pháp lý khác.
Hiện nay các phán quyết của PCA chưa có một cơ chế đảm bảo cho việc thực thi các phán quyết này. Mặc dù các phán quyết của Tòa trọng tài có giá trị chung thẩm và có giá trị ràng buộc với các bên, tuy nhiên việc tuân thủ và thực thi các phán quyết lại phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên mà không có bất cứ chế tài nào để
đảm bảo việc thi hành. Nội dung này dù đã được đề cập trong các Công ước La Haye 1899 (Điều 22) và Công ước La Haye 1907 (Điều 43) tuy nhiên trên thực tế nghĩa vụ này vẫn ít được quan tâm. Câu hỏi về việc tuân thủ và thực thi phán quyết là một trong những nội dung PCA nhận được nhiều nhất trong những năm qua và đó cũng là một trong những hạn chế rất lớn của phương thức PCA. Tuy nhiên, trong Quy tắc trọng tài PCA năm 2012, ban soạn thảo đã thổi một luồng sinh khí mới cho một ý tưởng cũ, tại Điều 34 (7) Quy tắc đã quy định các bên trong các tranh chấp chỉ liên quan giữa các quốc gia có nghĩa vụ báo cáo cho Văn phòng quốc tế về việc thực thi
phán quyết của Hội đồng trọng tài (nguyên văn điều khoản “In cases involving only
States, the parties shall communicate to the International Bureau the laws, regulations, or other documents evidencing the execution of the award”).
Chi phí trọng tài đặc biệt là chi phí trả cho các Trọng tài viên có kinh nghiệm đang là một trong những thách thức đối với các bên tranh chấp trong việc lựa chọn phương thức Trọng tài. Đối với PCA, nơi mà hầu như các thủ tục trọng tài liên quan đến ít nhất một quốc gia và chi phí trọng tài được trả từ ngân sách quốc gia thì đây cũng là một hạn chế so với các thiết chế giải quyết tranh chấp khác (ICJ). Để khắc phục hạn chế này, Quy tắc trọng tài PCA năm 2012 đã thực hiện một số bước để kiểm soát chi phí trọng tài không cho vượt quá mức phí theo quy tắc trọng tài của UNCITRAL đã được sửa đổi năm 2010. Ngoài ra, trước khi áp dụng mức phí, Hội đồng trọng tài sẽ gửi cho các bên tranh chấp đề xuất mức phí và các chi phí giải quyết tranh chấp. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản đề xuất, bất cứ bên nào có thể đề xuất Cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm (Tổng thư ký PCA) xem xét lại. Nếu Tổng thư ký xét thấy đề xuất chi phí của Hội đồng trọng tài không phù hợp thì có thể thực hiện những điều chỉnh cần thiết, những điều chỉnh này có giá trị ràng buộc đối với Hội đồng trọng tài.