Xác định mức chất lượng nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, xác định nhu cầu dùng nước và ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế xã hội đến trữ lượng và chất lượng nước trên các tiểu lưu vực ở tỉnh khánh hòa (Trang 33)

Giá trị

WQI Mức đánh giá chất lượng nước Màu

91 - 100 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt Xanh nước biển 76 - 90 Sử dụng cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù

hợp

Xanh lá cây 51 - 75 Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương

khác Vàng

26 - 50 Sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích tương đương

khác Da cam

0 - 25 Nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý trong tương lai Đỏ

2.2.6. Phương pháp chuyên gia

Tham vấn ý kiến của giáo viên hướng dẫn và lấy ý kiến các lãnh đạo địa phương giàu kinh nghiệm về mức độ phù hợp của các kết quả nghiên cứu và đề xuất.

2.2.7. Phương pháp bn đồ

Sử dụng bản đồ và các biểu đồ để thể hiện các thông số, sự phân bố, chuẩn dòng chảy, dòng chảy kiệt trung bình ở khu vực nghiên cứu (tỉnh Khánh Hòa).

25

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả nghiên cứu về tài nguyên nước và chất lượng nguồn nước trên các tiểu lưu vực tại địa bàn nghiên cứu lưu vực tại địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Kết quđiu tra, ph tra hin trng các ngun nước mt tnh Khánh Hòa

3.1.1.1. Điều tra, phổ tra các sông, suối tỉnh Khánh Hòa a. Sông Cái Nha Trang

Sông Cái Nha Trang (còn có tên là sông Cù hay sông Phú Lộc và ở phần thượng lưu có tên là sông Thác Ngựa) có chiều dài 79 km, bắt nguồn từ những dãy núi cao từ 1500 m đến 2000 m chảy qua huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh và đổ ra biển tại thành phố Nha Trang bằng hai nhánh sông Hà Ra và Xóm Bóng. Với diện tích lưu vực là 2000 km2.

b. Sông Dinh Ninh Hòa

Sông Dinh (hay còn gọi là sông Cái Ninh Hòa, sông Vĩnh An hay Vĩnh Phú) bắt nguồn từ vùng núi Chư H’Mư có đỉnh cao 2051 m, thuộc dãy Vọng Phu với diện tích lưu vực là 609 km2. Vùng thượng nguồn sông chảy theo hướng Bắc - Nam, nhưng sau đó đổi hướng nhiều lần và khi cách Ninh Hòa khoảng 1 km, sông đổi hướng Tây - Đông, nhận thêm nước của sông Đá Bàn, sông Tân Lan và khi cách cửa sông khoảng 1 km còn nhận thêm nước của sông Chủ Chay.

c. Các hệ thống sông suối khác

Ngoài hai hệ thống sông lớn là sông Cái Nha Trang và sông Dinh Ninh Hòa, ở Khánh Hòa còn có sông Tô Hạp và hàng chục sông suối nhỏ độc lập. Cụ thể về các sông như sau:

Sông Tô Hạp: Sông Tô Hạp bắt nguồn từ vùng núi cao của Huyện Khánh Sơn chảy sang tỉnh Ninh Thuận, phần thượng nguồn sông nằm trong địa bàn tỉnh Khánh Hòa có chiều dài 23km với diện tích lưu vực là 298km2.

d. Các sông nhỏ huyện Vạn Ninh

Có tổng diện tích lưu vực các sông suối nhỏ là 240km2 với tổng lượng nước đến trung bình là 91 triệu m3 bao gồm:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, xác định nhu cầu dùng nước và ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế xã hội đến trữ lượng và chất lượng nước trên các tiểu lưu vực ở tỉnh khánh hòa (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)