Kết quả cho vay tín dụng ưu đãi qua các năm 2016 2019

Một phần của tài liệu Chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An – Thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 73)

Tổng Tổng dư

nguồn nợ cho vay Số hộ Số vốn Tỷ lệ

vốn huy các chương nghèo bình hộ

Năm động Trình dư nợ quân/hộ thoát

(triệu (triệu (hộ) (đồng/hộ) nghèo

đồng) đồng) (%)

2016 506.422 459.862 536 17.765.879 3,0

2017 628.102 559.023 740 19.874.452 3,0

2018 738.863 726.685 507 19.882.487 1,88

2019 878.981 863.568 997 20.075.947 1,66

Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quỳ Hợp

- Về hoạt động huy động vốn: Qua bảng cho thấy tính đến ngày 31/12/2019 tổng nguồn vốn huy động đạt 878.981 triệu đồng, tăng 372.559 triệu đồng, gấp 1,7 lần so với năm 2016. Mức tăng bình quân hàng năm đạt 93,1 triệu đồng; trong đó, nguồn vốn TW chiếm 97,6%; nguồn vốn ngân sách tỉnh chiếm 2,35%, nguồn vốn huy động tiết kiệm chiếm 4,58%. Tính đến ngày 31/12/2019 tổng dư nợ ủy thác cho vay thông qua 4 tổ chức hội 863.568 triệu đồng. Thời gian qua, NHCSXH tỉnh không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động cho vay từng phần qua các hội, đoàn

thể, thông qua 12 chương trình tín dụng ưu đãi trong đó có 08 chương trình liên quan trực tiếp đến giảm nghèo.

Thông qua chương trình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách… Hộ nghèo được tập hợp và sinh hoạt theo tổ, thông qua tổ tương trợ, giúp đỡ nhau làm ăn, góp phần thay đổi bộ mặt nông dân và ổn định xã hội trên cơ sở uỷ thác vay vốn thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn. Đồng vốn được giải ngân đến hộ nghèo và gia đình chính sách một cách nhanh, hiệu quả. Nhờ đó chất lượng tín dụng ủy thác thông qua các tổ chức Hội, đoàn thể ngày càng được nâng lên, điểm giao dịch được mở rộng. Các tổ tiết kiệm, vay vốn thực sự là mô hình năng động, kịp thời trong lĩnh vực tín dụng, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương trong tỉnh, giúp các hộ nghèo và hộ chính sách nhanh chóng tiếp cận đồng vốn, giảm chi phí đi lại được nhân dân đồng tình ủng hộ. Nếu như năm 2016 tổng số vốn dư nợ hộ nghèo là 173.014 triệu đồng thì 4 năm sau con số này đã tăng lên 3,85 lần. Mặc dù chuẩn nghèo quốc gia luôn thay đổi nhưng số hộ được vay vẫn đảm bảo tăng đều qua các năm, những năm cuối có xu hướng giảm. Thêm vào đó, không chỉ khả năng tiếp cận vốn cho hộ nghèo mà số vốn bình quân mỗi hộ được vay cũng được cải thiện. Tính đến thời điểm cuối năm 2019, mức vốn bình quân mỗi hộ được vay hơn 20 triệu đồng gấp 5 lần so với năm 2016.

- Về doanh số cho vay: cho thấy kết quả nổi bật nhất của công tác cho vay hộ nghèo là doanh số cho vay, doanh số thu nợ của ngân hàng tăng lên qua các năm. Nhờ nguồn vốn này của ngân hàng mà nhiều hộ nghèo đã có việc làm, phát huy hiệu quả trong sản xuất dần dần cải thiện cuộc sống của gia đình, làng bản. Từ đó các hộ tiến tới thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Trong 4 năm, doanh số cho vay hộ nghèo của ngân hàng liên tục tăng, năm 2019đạt 51,79% tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Doanh số thu nợ hộ nghèo của ngân hàng cũng liên tục tăng, năm 2019đạt 54,43% tổng doanh số thu nợ. Tỷ lệ nợ quá hạn hộ nghèo đã giảm mạnh qua các năm, đến năm 2019 giảm còn là 0,4%. Ngoài ra vòng quay vốn tín dụng của hộ nghèo liên tục tăng, đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng hộ nghèo…

Bên cạnh những kết quả đạt được thì thông qua phiếu điều tra về Chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo còn tồn tại một số hạn chế như:

- Tình trạng hộnghèo vayvốn song không sử dụng đúng mục đích vẫn tồn tại ở nhiều địa phương. Vấn đề bất cập nhất hiện nay là tình trạng hộ nghèo vay vốn sử dụng chưa đúng mục đích còn nhiều nên dẫn đến hiệu quả thấp. Ở tiêu chí này được các cán bộ đánh giá 3,45 điểm về hiệu quả sử dụng vốn vay ưu đãi của các hộ nghèo có đúng mục đích và hiệu quả không. Tuy nhiên viêc sử dụng không đúng và iệu quả vốn vay một phần nguyên nhân là do các hoạt động hỗ trợ sử dụng vốn chưa phát triển. Chưa chú trọng đến việc cho vay kèm hỗ trợ và hướng dẫn trợ giúp kỹ thuật.

- Công tác giám sát sử dụng vốn còn yếu, trên thực tế chưa có quy định về giám sát nên chất lượng giám sát không cao. Vai trò giám sát lẫn nhau của các hộ nghèo hầu như chưa được quan tâm đúng mức, cơ chế chính sách còn nhiều điểm bất cập, thời điểm cho vay và thu hồi vốn chưa phù hợp. Đó là cho vay chậm so với thời vụ, kéo theo thời điểm thu hồi vốn sớm hơn thời gian thu hoạch. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất của hộ nghèo. Ngoài ra hạn mức vay lênđến 50 triệu đồng nhưng thực tế số hộ được vay ở mức này còn rất ít. Hoạt động huy động tiền tiết kiệm từ các thành viên của tổ vay vốn tiết kiệm triển khai còn chậm và hiệu quả thấp.

2.2.2.4. Chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế nông thôn

Quá trình triển khai và tổ chức thực hiện được huyện Quỳ Hợp vận dụng kết hợp các nhóm công cụ hạ tầng, tài chính và kỹ thuật để triển khai chính sách. Các xã thuộc Chương trình 135 đều thành lập Ban Chỉ đạo do đồng chí Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND huyện, thị là Trưởng Ban và thành viên là các Phòng, ban chuyên môn của huyện như Phòng Kế hoạch tài chính; Phòng Nông nghiệp và PTNT; Phòng Lao động Thương Binh và XH; Phòng Kinh tế Hạ tầng; Phòng dân tộc, Ban quản lý dự án công trình. Các xã thuộc Chương trình 135 đều thành lập Ban Quản lý dự án Chương trình 135, Trưởng Ban là Chủ tịch UBND xã, các thành viên là cán bộ Tài chính, Địa chính xây dựng, Tư pháp, Văn phòng và Ban Giám sát

xã do Chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã, các thành viên là trưởng các cấp Hội, đoàn thể (Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến Binh, Đoàn thanh niên).

Giai đoạn (2016-2019), tổng vốn đầu tư theo kế hoạch của chương trình 135 và các xã miền núi, đặc biệt khó khăn tại huyện Quỳ Hợp là 160.931 triệu đồng. Trong đó: Ngân sách Trung ương đầu tư: 58.797 triệu đồng, ngân sách địa phương đầu tư: 102.134 triệu đồng. Tính đến ngày 31/12/2019 huyện đã triển khai thực hiện vượt mức kế hoạch với tổng vốn là 181.801 triệu đồng trong đó cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là 142.667 triệu đồng chiếm 78,79% tổng vốn đã triển khai thực hiện trong đó chương trình đầu tư hạ tầng cơ sở các xã thuộc vùng núi đặc biệt khó khăn (gồm 4 xã:Châu Thái; Châu Lý; Bắc Sơn; Châu Đình). Trong 5 năm (2016- 2019) với tổng vốn là 14,8 tỷ đồng đã đầu tư 8 công trình, trong đó có 02 công trình thuỷ lợi; 02 công trình phục vụ nước sạch sinh hoạt; 02 công trình đường liên thôn. Đối với chương trình 135, với tổng số kinh phí thực hiện 127,8 tỷ đồng tập trung cho 14 xã đặc biệt khó khăn, đã đầu tư2 công trình đường giao thông; 2 công trình thủy lợi; 2 công trình điện; 1 công trình trường học; 1 trạm y tế xã; 2 công trình nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng; 2 công trình nước sinh hoạt; 2 công trình hạ tầng khác. Các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đã thiết thực và kịp thời góp phần từng bước cải thiện đời sống sinh hoạt, nâng cao sức khoẻ cho nhân dân, ổn định và phát triển sản xuất, làm thay đổi diện mạo vùng nông thôn nghèo.

Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng cho xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn trong 4 năm qua đã đạt được kết quả đáng kể, tính đến cuối năm 2019 đã có: 100% xã, phường, thị trấn có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã đi lại được quanh năm; 90% số hộ dân ở các xã nghèo được sử dụng điện sinh hoạt; 70% diện tích đất canh tác ở các xã nghèo được tưới tiêu chủ động; 61% số hộ dân ở xã nghèo được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 84% xã có chợ hoặc chợ trung tâm cụm xã.

Kết quả đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, đã góp phần tạo điều kiện cho các xã có điều kiện khó khăn phát triển kinh tế, tạo việc làm tăng

thu nhập, cải thiện, nâng cao đời sống của cộng đồng nhân dân đặc biệt là đối với các hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trong 4 năm, đã có 3.047 lượt người hưởng lợi từ các công trình đầu tư thuộc dự án. Đối với chương trình 135 bao gồm hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các thôn đặc biệt khó khăn, trong đó cơ sở hạ tầng được thực hiện với tổng vốn là 293.647 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương 26.358 triệu đồng, ngân sách địa phương 96.234 triệu đồng, vốn huy động lồng ghép 170.805 triệu

Qua 4 năm (2016-2019) cho thấy hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu các xã, thôn bản ở huyện Quỳ Hợp đã được đầu tư khá đồng bộ như: các công trình đường giao thông, trường học trạm y tế, chợ thương mại, kiên cố hóa kênh mương, các công trình sinh hoạt tập trung đều được làm kiên cố vững chắc và có sự phối hợp kiểm tra giám sát của các Ban giám sát xã, giám sát cộng đồng, kịp thời điều chỉnh và loại bỏ những sai phạm trong quá trình thi công vì vậy hầu hết các công trình đã phát huy hiệu quả phục vụ sản xuất và đời sống của các đồng bào vùng sâu vùng xa từ đó giúp dân phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu sản xuất tích cực nâng cao trình độ quản lý hành chính và kinh tế của cán bộ… từ đó góp phần đưa các hộ tiến tới thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì theo phiếu điều tra khảo sát về chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng các xã nghèo trên địa bàn huyện Quỳ Hợp được 4,32 điểm do còn tồn tại những hạn chế như:

- Việc phân cấp cho xã làmchủ đầu tư là đúng chủ trương của Chính phủ song một số Ban quản lý cấp xã chưa đảm đương được nhiệm vụ do cán bộ cấp xã hầu hết chưa được trang bị những kiến thức cơ bản về quản lý giám sát kỹ thuật đối với những công trình xây dựng cơ bản.

- Hiệu quả sử dụng và chất lượng công trình cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo, đó là do việc lựa chọn đơn vị thiết kế và nhà thầu thi công, Ban giám sát xã chưa phát huy hiệu quả, sự tham gia của người dân còn rất hạn chế ở tất các các khâu từ lựa chọn công trình đầu tư, đến địa điểm đầu tư và thiết kế, cuối cùng là giám sát.

- Huy động và phân bổ nguồn lực còn nhiều điểm bất hợp lý đó là việc huy động người dân địa phương là rất khó, khi huy động được thì phân bổ chủ yếu theo phương pháp bình quân như giai đoạn trước, cộng với giải ngân vốn chậm, ngoài ra công tác quản lý vận hành duy tu bảo dưởng không được thường xuyên làm cho cơ sở hạ tầng xuống cấp.

2.2.2.5. Chính sách chuyển giao khoa học công nghệ

Bằng việc thực hiện chương trình 135 trong phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giản nghèo bền vững các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn bản đặc biệt khó khăn. Chính phủ đã dùng nguồn ngân sách trung ương và địa phương và một phần nguồn vốn xã hội hóa để thực hiện việc hỗ trợ làm:

- Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, và thủy sản: Tập huấn chuyển giao kỹ thuật, giống cây trồng, vật nuôi, thiết bị, vật tư, dụng cụ sản xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thú y, hỗ trợ làm chuống trại chăn nuôi, cải tạo ao nuôi thủy sản…

- Trong những năm qua chính quyền các cấp tổ chức tập huấn, chuyền giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp cho trên 80.000 lao động; ứng dụng các kỹ thuật sản xuất tiên tiến đạt tiêu chuẩn VietGap, lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tưới nước tiết kiệm, cây hương bài, mía, chăn nuôi theo quy mô trang trại có liên kết,…đến hết năm 2019 Dự án mô hình cây hương bài đã tổ chức các cuộc hội nghị truyền thông, tham vấn cộng đồng cấp huyện, xã, thôn bản với 305 người tham gia nhằm giới thiệu về GEF SGP/UNDP, về dự án và các chính sách dự án, xác định trách nhiệm của các bên liên quan trong thực thi dự án. Tổ chức các chuyến tham học tập kinh nghiệm trồng hương bài và tham quan làng nghề sản xuất hương cho 135 cán bộ cấp huyện, xã và người dân xã Châu Cường. Sau khi học tập cán bộ và người dân rất tích cực tham gia xây dựng mô hình.

Dự án tổ chức 6 lớp tập huấn kỹ thuật trồng hương bài cho 350 nông dân tại các Bản Nhạ, Bản Khì, Bản Tèo, Đồng Tiến, Mường Ham. Trong đó có 78 nữ (chiếm 52%), 72 nam (chiếm 48%). Người dân tộc Thái 150 người (chiếm 100%).

Tổ chức 02 lớp đào tạo nghề sản xuất hương trầm cho 50 học viên, trong đó có 42 nữ (chiếm 84%) và 8 nam (chiếm 16%).

- UBND huyện đã phối hợp với các ngành chuyên môn cua tỉnh triển khai nhân rộng mô hình chăn thả đại gia sức lợi dụng lợi thế có diện tích đất trống, đồng cỏ, đồi núi lớn là nơi cung câp nguồn thức ăn phong phú cho đại gia súc như: Trâu, bò, dê,ngựa…các giống bò, dê, ngựa phù hợp với khí hậu thời tiết tại địa phương được các kỹ sư hướng dẫn chuyển giao cách chăm sóc, nuôi dưỡng, cách phòng chống dịch bệnh trong đàn vật nuôi…cho người dân. Đến nay trên địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa có đông đồng bào dân tộc sinh sống, đàn vật nuôi rất phát triển. Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, toàn huyện có hơn 11.000 con trâu, 180.00 con dê; 34.258 con ngựa; 6.000 con bò việt phát triển đàn vật nuôi trong đồng bào dân tộc thiểu số vừa giúp giải quyết việc làm tại chố, vừa có nguồn thu nhập ổn định cho đồng bào giúp thoát nghèo bền vững.

Một phần của tài liệu Chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An – Thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w