3.2. Những định hƣớng cơ bản của việc hoàn thiện các quy định
3.2.5. Giải pháp tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật
hình sự Việt Nam về miễn trách nhiệm hình sự trong thời gian tới theo định hướng tăng cường việc bảo vệ quyền con người
Từ bốn phƣơng hƣớng cơ bản mang tính chất nền tảng nêu trên chúng tôi có một số nhận xét kiến nghị để từ đó đề ra phƣơng hƣớng sửa đổi bổ sung các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về miễn trách nhiệm hình sự. Chúng tôi đồng ý với một số quan điểm của tiến sỹ Trịnh Tiến Việt [66, tr. 267-278].
Thứ nhất, căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự và các văn bản pháp
luật khác về cơ bản ngƣời đƣợc miễn trách nhiệm hình sự đƣơng nhiên không phải chịu các hậu quả pháp lý hình sự bất lợi của việc phạm tội do mình thực hiện (nhƣ: không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không bị kết tội, không phải chịu hình phạt hoặc biện pháp cƣỡng chế về hình sự khác, không bị coi là có án tích và không bị coi là có tội). Tuy nhiên, trong Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành và Bộ luật hình sự năm 2015, nhà làm luật chƣa quy định ngoài ra họ có phải chịu một hay nhiều biện pháp cƣỡng chế khác hay không? Về vấn đề này, thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy, ngƣời đƣợc miễn trách nhiệm hình sự vẫn có thể phải chịu một hoặc nhiều biện pháp tác động về mặt pháp lý thuộc các ngành luật tƣơng ứng khác nhƣ: các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật tố tụng
hình sự; buộc phải phục hồi lại tình trạng ban đầu, buộc bồi thƣờng thiệt hại... theo quy định của pháp luật dân sự; phạt tiền, cảnh cáo hoặc buộc thôi việc theo quy định của pháp luật hành chính; đình chỉ hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc biện pháp kỷ luật.... Điều này đã đƣợc thể hiện trong Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, theo chúng tôi vấn đề này cũng cần đƣợc nhà làm luật khẳng định dứt khoát trong Bộ luật hình sự sắp tới.
Thứ hai, về trƣờng hợp miễn trách nhiệm hình sự do tự ý nửa chừng
chấm dứt việc phạm tội (Điều 19 Bộ luật hình sự năm 1999 và Điều 16 Bộ luật hình sự năm 2015), nhà làm luật nƣớc ta mới chỉ quy định chính thức việc áp dụng trƣờng hợp này đối với một loại ngƣời đồng phạm là ngƣời thực hành, mà chƣa quy định cụ thể và rõ ràng việc áp dụng nó với ba loại ngƣời đồng phạm còn lại là ngƣời tổ chức, ngƣời xúi giục và ngƣời giúp sức. Tất nhiên, về vấn đề này đã đƣợc hƣớng dẫn trong Mục I Nghị quyết số 01- 89/HĐTP ngày 19/04/1989 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hƣớng dẫn bổ sung việc áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự, song cần đƣợc nhà làm luật nƣớc ta ghi nhận dứt khoát (chính thức) trong Bộ luật hình sự sắp tới. Mặt khác, khi ghi nhận bổ sung nội dung này, cần thay cụm từ "việc phạm tội" bằng cụm từ "tội phạm" mới phù hợp với thực tiễn xét xử và bao quát hành vi của tất cả những ngƣời đồng phạm, chứ không chỉ riêng bản thân một loại ngƣời đồng phạm là ngƣời thực hành.
Thứ ba, theo chúng tôi cần bổ sung thêm nội dung "tuy không bị ép
buộc" vào điều kiện để miễn trách nhiệm hình sự cho ngƣời phạm tội làm môi giới hối lộ. Bởi lẽ, có nhƣ vậy mới đảm bảo sự công bằng giữa ngƣời có hành vi đƣa hối lộ và ngƣời có hành vi môi giới hối lộ. Ngoài ra, đoạn 2 khoản 6 Điều 289 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định "Người đưa hối lộ tuy không bị
ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được
miễn trách nhiệm hình sự..." nhƣng khoản 6 Điều 290 thì "Người môi giới hối
lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách
nhiệm hình sự". Cho nên, nếu ngƣời làm môi giới hối lộ vì bị ép buộc mới ra
khai báo trƣớc khi bị phát giác thì cũng không thể xem xét cho họ đƣợc miễn trách nhiệm hình sự đƣợc. Hơn nữa, việc ngƣời phạm tội làm môi giới hối lộ tuy không bị ép buộc mà chủ động ra khai báo với các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền trƣớc khi bị phát giác mới thể hiện sự ăn năn hối cải, thật thà khai báo và do vậy rõ ràng mới xứng đáng để đƣợc hƣởng lƣợng khoan hồng của Nhà nƣớc - có thể đƣợc miễn trách nhiệm hình sự.
Nhƣ vậy, trên cơ sở những nhận xét và kiến nghị này, dƣới góc độ nhận
thức-khoa học cụ thể, chúng tôi xin đƣa ra mô hình lý luận của các quy phạm
về chế định miễn trách nhiệm hình sự đáp ứng đƣợc những đòi hỏi sau:
Thứ nhất, cần xây dựng trong Phần chung Bộ luật hình sự một Chƣơng
độc lập với tên gọi là "Miễn trách nhiệm hình sự" với những điều luật mới. Bao gồm một điều quy định về khái niệm miễn trách nhiệm hình sự, một điều liệt kê danh mục những trƣờng hợp miễn trách nhiệm hình sự và toàn bộ các điều luật đề cập đến tất cả những trƣờng hợp miễn trách nhiệm hình sự đã đƣợc điều chỉnh trong Bộ luật hình sự (bao gồm loại có tính chất bắt buộc và loại có tính chất tùy nghi).
Thứ hai, các điều luật trong chƣơng này đã đƣợc sửa đổi, bổ sung
những cụm từ, căn cứ và những điều kiện để áp dụng đối với từng trƣờng hợp miễn trách nhiệm hình sự mà chúng tôi đã kiến nghị ở phần trên.
Thứ ba, để phù hợp với yêu cầu của thực tiễn xét xử và phù hợp với
pháp luật hình sự các nƣớc, cũng nhƣ thể hiện xu hƣớng nhân đạo hóa hơn nữa của pháp luật hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, trong Chƣơng này theo chúng tôi cần ghi nhận và đƣa ra mô hình lý luận về những trƣờng hợp miễn
trách nhiệm hình sự đòi hỏi nhà làm luật nƣớc ta cần ghi nhận bổ sung vào chế định này.
Trên cơ sở thực tiễn áp dụng chế định miễn TNHS, các quy định Bộ luật hình sự năm 1999 và đặc biệt là Bộ luật hình sự mới năm 2015 thì cần phải tách các khoản, quy định này thành các điều riêng biệt nhƣ dƣới đây:
Điều....: Khái niệm miễn trách nhiệm hình sự
1. Miễn trách nhiệm hình sự là hủy bỏ hậu quả pháp lý hình sự của việc thực hiện hành vi phạm tội cho ngƣời bị coi là có lỗi trong việc thực hiện hành vi ấy, do cơ quan tƣ pháp có thẩm quyền áp dụng khi ngƣời này đáp ứng đầy đủ những điều kiện theo luật định.
2. Căn cứ vào các tình tiết cụ thể của từng trƣờng hợp tƣơng ứng đƣợc quy định trong Chƣơng này, ngƣời đƣợc miễn trách nhiệm hình sự vẫn có thể phải chịu một hoặc nhiều các biện pháp cƣỡng chế về tố tụng hình sự, hành chính, dân sự hoặc lao động hay biện pháp kỷ luật.
Điều...: Các trƣờng hợp miễn trách nhiệm hình sự
Tùy thuộc vào các tình tiết cụ thể đƣợc quy định tại các điều từ Điều 77 đến Điều 88 BLHS năm 2015, ngƣời phạm tội đƣợc (hoặc có thể đƣợc) miễn trách nhiệm hình sự khi có đủ căn cứ và những điều kiện thuộc một trong các trƣờng hợp tƣơng ứng sau đây:
1. Miễn trách nhiệm hình sự do tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm. 2. Miễn trách nhiệm hình sự do sự thay đổi của tình hình.
3. Miễn trách nhiệm hình sự do sự ăn năn hối cải của ngƣời phạm tội. 4. Miễn trách nhiệm hình sự do có quyết định đại xá.
5. Miễn trách nhiệm hình sự cho ngƣời phạm tội bị mắc bệnh hiểm nghèo.
6. Miễn trách nhiệm hình sự do sự hòa hoãn giữa ngƣời phạm tội và ngƣời bị hại.
8. Miễn trách nhiệm hình sự cho ngƣời phạm tội chƣa đến tuổi thành niên. 9. Miễn trách nhiệm hình sự cho ngƣời phạm tội gián điệp.
10. Miễn trách nhiệm hình sự cho ngƣời phạm tội đƣa hối lộ. 11. Miễn trách nhiệm hình sự cho ngƣời phạm tội môi giới hối lộ. 12. Miễn trách nhiệm hình sự cho ngƣời phạm tội không tố giác tội phạm.
Điều...: Miễn trách nhiệm hình sự do tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm
1. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.
Ngƣời tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đƣợc miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì ngƣời đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
2. Ngƣời giúp sức đƣợc miễn trách nhiệm hình sự nếu các biện pháp tích cực mà họ áp dụng đã ngăn chặn đƣợc việc thực hiện tội phạm đến cùng của ngƣời thực hành.
3. Ngƣời tổ chức hoặc ngƣời xúi giục có thể đƣợc miễn trách nhiệm hình sự nếu các biện pháp tích cực mà họ áp dụng đã ngăn chặn đƣợc việc thực hiện tội phạm đến cùng của ngƣời thực hành.
Điều...: Miễn trách nhiệm hình sự do sự thay đổi của tình hình
Hành vi tuy về mặt hình thức có dấu hiệu của tội phạm nào đó đƣợc quy định trong Phần các tội phạm BLHS năm 2015, nhƣng nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử do sự chuyển biến của tình hình mà hành vi tội phạm hoặc ngƣời phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì ngƣời phạm tội đƣợc miễn trách nhiệm hình sự.
Điều...: Miễn trách nhiệm hình sự do sự ăn năn hối cải
Ngƣời phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, đƣợc Nhà nƣớc và xã hội thừa nhận thì đƣợc miễn TNHS.
Điều....: Miễn trách nhiệm hình sự do có quyết định đại xá
Ngƣời phạm tội đƣợc miễn trách nhiệm hình sự khi có quyết định đại xá.
Điều...: Miễn trách nhiệm hình sự cho ngƣời chƣa thành niên phạm tội
Ngƣời dƣới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trƣờng hợp quy định tại Điều 29 của BLHS năm 2015, thì có thể đƣợc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng các biện pháp quy định tại Mục 2 Chƣơng này:
a) Ngƣời từ đủ 16 tuổi đến dƣới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ trƣờng hợp quy định tại Điều 134 (tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác); Điều 141 (tội hiếp dâm); Điều 171 (tội cƣớp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật này;
b) Ngƣời từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ trƣờng hợp quy định tại Điều 123 (tội giết ngƣời); Điều 134, các khoản 4, 5 và khoản 6 (tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác); Điều 141 (tội hiếp dâm), Điều 142 (tội hiếp dâm ngƣời dƣới 16 tuổi); Điều 144 (tội cƣỡng dâm ngƣời từ đủ 13 tuổi đến dƣới 16 tuổi); Điều 150 (tội mua bán ngƣời); Điều 151 (tội mua bán ngƣời dƣới 16 tuổi); Điều 168 (tội cƣớp tài sản); Điều 171 (tội cƣớp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật này;
c) Ngƣời dƣới 18 tuổi là ngƣời đồng phạm nhƣng có vai trò không đáng kể trong vụ án.
Điều...: Miễn trách nhiệm hình sự cho ngƣời bệnh hiểm nghèo
Ngƣời phạm tội có thể đƣợc miễn trách nhiệm hình sự khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, ngƣời phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không có khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa.
Điều...: Miễn trách nhiệm hình sự do hòa hoãn giữa ngƣời phạm tội và ngƣời bị hại
Ngƣời thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của ngƣời khác và đƣợc ngƣời bị hại hoặc ngƣời đại diện của ngƣời bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể đƣợc miễn trách nhiệm hình sự.
Điều…: Miễn trách nhiệm hình sự cho ngƣời phạm tội gián điệp
Ngƣời phạm tội gián điệp đƣợc quy định tại Điều 110 BLHS năm 2015 nhƣng không thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền thì đƣợc miễn trách nhiệm hình sự.
Điều…: Miễn trách nhiệm hình sự cho ngƣời phạm tội đƣa hối lộ
Ngƣời phạm tội hối lộ đƣợc quy định tại Điều 364 BLHS năm 2015 tuy không bị ép buộc nhƣng đã chủ động khai báo trƣớc khi bị phát giác, thì có thể đƣợc miễn trách nhiệm hình sự và đƣợc trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đƣa hối lộ.
Điều…: Miễn trách nhiệm hình sự cho ngƣời phạm tội môi giới hối lộ
Ngƣời phạm tội môi giới hối lộ đƣợc quy định tại Điều 365 BLHS năm 2015 mà chủ động khai báo trƣớc khi bị phát giác, thì có thể đƣợc miễn trách nhiệm hình sự.
Điều…: Miễn trách nhiệm hình sự cho ngƣời phạm tội không tố giác tội phạm
Ngƣời phạm tội không tố giác tội phạm đƣợc quy định tại Điều 390 BLHS năm 2015 nếu đã có hành động can ngăn ngƣời phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể đƣợc miễn trách nhiệm hình sự.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Những vấn đề lý luận về chế định miễn trách nhiệm hình sự, vai trò của chế định này đối với việc bảo vệ quyền con ngƣời cũng nhƣ thực trạng các quy phạm của chế định này trong pháp luật hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến nay và những vấn đề còn hạn chế, thiếu sót trong việc áp dụng pháp luật đã đƣợc nghiên cứu và trình bày ở Chƣơng I và Chƣơng II của luận văn, từ cơ sở nghiên cứu đó chúng ta nhận thấy các quy định của pháp luật về chế định miễn trách nhiệm hình sự đã thực hiện tƣơng đối tốt vai trò bảo vệ quyền con ngƣời. Tuy nhiên, từ thực tiễn áp dụng các quy định về chế định này của BLHS thấy vẫn còn tồn tại một số vấn đề chƣa thực sự phù hợp, chƣa thực sự đáp ứng đầy đủ yêu cầu bảo vệ các quyền con ngƣời trong công cuộc cải cách tƣ pháp, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta hiện nay.
Để tăng cƣờng bảo vệ các quyền con ngƣời bằng chế định các trƣờng hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, trƣớc hết cần phải hoàn thiện các quy định của BLHS, phải sửa đổi, bổ sung một cách toàn diện, khoa học các quy định của chế định này trong BLHS. Cần thiết phải quy định chế định các trƣờng hợp loại trừ trách nhiệm hình sự thành một chế định riêng, độc lập với các chƣơng khác của BLHS, sửa đổi để hoàn thiện các quy định đã có và bổ sung thêm các trƣờng hợp loại trừ trách nhiệm hình sự khác trong BLHS để tăng cƣờng vai trò bảo vệ của chế định miễn TNHS.
KẾT LUẬN CHUNG
Quyền con ngƣời là sự thống nhất biện chứng giữa quyền tự nhiên và quyền xã hội cần đƣợc pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Đảng và Nhà nƣớc ta luôn xác định con ngƣời có là vị trí trung tâm trong mọi chính sách kinh tế và xã hội, luôn tạo mọi điều kiện để con ngƣời phát triển. Nhà nƣớc luôn bảo đảm và bảo vệ quyền con ngƣời thông qua các biện pháp lập pháp và thi hành pháp luật, các biện pháp liên quan đến chế độ trách nhiệm của cơ quan nhà