CHƯƠNG 3 : XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN THANG MÁY
3.1 Giới thiệu sơ đồ nguyên lí của hệ thống
Sơ đồ nguyên lý cho thang máy, trong đó đối tượng được điều khiển là cabin thang máy. Động cơ truyền động chính là động cơ 3 pha không đồng bộ roto lồng sóc. Toàn bộ hệ thống được điều khiển bởi thiết bị điều khiển logic khả trình PLC S7-200.
Để cung cấp các tín hiệu cần thiết cho quá trình điều khiển, trong sơ đồ có sử dụng bàn phím gọi tầng được đặt trong thang máy gồm 6 phím, trong đó các phím từ 1 đến 4 được dùng cho việc gọi đến các tầng tương ứng, 2 phím khác là để mở cửa nhanh và đóng cửa nhanh.
Bàn phím gọi thang gồm có 4 phím, trong đó tại mỗi tầng đặt một phím gọi lên hoặc xuống hoặc cả hai. Để có thể phát hiện được vị trí thang máy khi cần điều chỉnh tốc độ cũng như hãm dừng. Việc cung cấp thông tin về vị trí tầng hiện tại mà thang đang hoạt động được thực hiện nhờ các đèn led.
Để thông tin cho người sử dụng biết trạng thái hoạt động của thang người ta sử dụng các mạch hiển thị. Đó có thể đơn giản là các đèn LED hay các mạch hiển thị 7 thanh ... được bố trí ở các tầng cũng như trong Cabin nhằm hiển thị vị trí hiện tại của thang, chiều chuyển động lên hay xuống, trạng thái của các nút ấn, thứ tự ưu tiên ... Để xác định vị trí hiện tại của thang, người ta sử dụng các Sensor báo vị trí phi tiếp điểm. Trong đó, phần tĩnh của Sensor được gắn dọc theo chiều chuyển động của thang, còn phần động được gắn với buồng thang.
27
Để lấy tín hiệu về cho việc dừng động cơ khi xảy ra trường hợp đứt cáp, trượt cáp, người ta bố trí các cảm biến trong bộ điều tốc. Để lấy tín hiệu cho các thiết bị tự động khống chế dừng và thiết bị hạn chế người ta bố trí các Sensor ở đỉnh và đáy thang.
Vị trí của các Sensor phụ thuộc vào phản ứng của hệ thống điều khiển khi nhận được tín hiệu từ các Sensor đó, vào thời gian trễ của hệ thống, cơ cấu chấp hành và quán tính của hệ thống.
28