KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Điều chế phức chất của coban với Lalanin (Trang 34 - 39)

PHẦN I TỔNG QUAN TÀI LIỆU

PHẦN III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1.Tổng hợp các phức chất rắn

Dựa theo tài liệu [8] chúng em tổng hợp phức chất như sau: Co2+ + L-alanin → Phức coban(II) alanin

Với tỉ lệ mol Cu2+: HAla là 1:3; nhiệt độ 60℃; thời gian tổng hợp 2 giờ; dung môi: nước. Dạng bên ngoài của phức chất sau khi tổng hợp là dạng bột, màu hồng nhạt.

Hình 3.1. Dung dịch muối coban(II) với HAla

Hình 3.2. Dung dịch cô cạn

Hình 3.3. Kết tủa từ từ xuất hiện Hình 3.4. Lọc lấy kết tủa

Từ 1,19g CoCl2.6H2O và 1,355g L-alanin ban đầu, chúng em tổng hợp được 1,7075g phức chất.

Khối lượng phức chất thu được tính theo lý thuyết là 2,255g (giả định công thức của phức là [Co(HAla)3]Cl2.3H2O

Hiệu suất của phản ứng: H= 1,7075 × 100 = 75,72%

2,255

Trong đó: mtt là khối lượng phức chất thực tế thu được sau khi làm khô đến khối lượng không đổi (g).

mlt là khối lượng phức tính theo công thức giả định (g).

3.2.Xác định thành phần, cấu tạo các phức chất rắn thu được

Xác định hàm lượng % nước kết tinh và nước phối trí trong phức chất

Kết quả xác định hàm lượng % nước được thể hiện ở bảng 3.1:

Bảng 3.1. Kết quả xác định hàm lượng % nước trong phức chất

Công thức phân tử dự

đoán

Hàm lượng nước kết tinh (%) Hàm lượng nước phối trí

(%) Thực nghiệm LT Thực nghiệm LT Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB [Co(HAla)3]Cl2 .3H2O 11,62 12,16 12,03 11,94 11,97 0,42 0,36 0,37 0,38 0

Nhận xét: Từ giá trị bảng ở trên, ta thấy kết quả quá trình xác định hàm lượng nước phù

hợp với công thức phân tử dự đoán của phức chất là [Co(HAla)3]Cl2.3H2O. Hàm lượng nước kết tinh theo lý thuyết là 11,97%, còn theo khối lượng cân thực tế trước và sau khi sấy ở 110℃ là khoảng 11,94%. Kết quả giữa lý thuyết và thực tế có sự chênh lệch nhưng không quá lớn. Nguyên nhân của sự sai số này có thể là do trong quá trình sấy và cân phức chất bị ảnh hưởng bởi môi trường.

Theo lý thuyết thì không có nước phối trí trong công thức của phức chất. Tuy nhiên thực tế cân khối lượng trước và sau khi sấy phức ở 140℃ thấy có 0,38% nước phối trí. Hàm lượng này tương đối nhỏ và có khả năng phức bị hút ẩm khi bỏ ra ngoài môi trường. Như vậy kết quả xác định được từ thực nghiệm phù hợp với công thức phân tử dự đoán. Đo độ dẫn điện của phức chất

Kết quả đo độ dẫn điện riêng của phức chất được ghi ở bảng 3.2:

Bảng 3.2. Độ dẫn điện riêng của dung dịch phức chất (μS)

L-alanin Phức chất

Nồng độ 10-3M 10-4M 10-3M 10-4M

Độ dẫn điện riêng 0,7436 0,7085 4,82 2,06

Nhận xét: Dựa vào kết quả đo độ dẫn điện của phức chất ở 10-3M thì phức chất phân ly

ra 6 ion. Nhưng theo công thức dự đoán là [Co(HAla)3]Cl2.3H2O, phức chất phân ly ra 3 ion. Giá trị đo độ dẫn điện thực tế có sự chênh lệch với khoảng giá trị lý thuyết do phức còn chưa sạch, lẫn tạp chất. Độ dẫn điện của phức chất thay đổi không nhiều theo thời gian chứng tỏ phức chất tương đối bền.

KẾT LUẬN

Sau một thời gian thực hiện đề tài, chúng em đã làm được một số việc sau: 1.Tổng quan tài liệu phức chất của coban(II) với L-alanin.

2.Tổng hợp được phức chất của coban(II) với L-alanin.

3. Xác định thành phần và dự đoán công thức phức chất thu được dựa trên kết quả phương pháp: đo độ dẫn điện, xác định hàm lượng nước kết tinh, nước phối trí.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]Hoàng Nhâm, Hóa học vô cơ cơ bản, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017.

[2]Hoàng Trọng Yêm, Hóa học hữu cơ, NXB Bách Khoa Hà Nội, 2016. [3]Lê Chí Kiên, Hỗn hợp phức chất, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006.

[4] P.Tripathi và Aparna Dwivedi, Zinc(II) complexes with L-alanin: synthesis,

characterization, antioxidant and antidiabetic effects, European Journal of Biomedical

and Pharmaceutical Sciences, Vol.5(5), 1142-1148, 2018.

[5]Aliye Kasarci, Dursun Ali Kose, Gulcun Alp Avci, Emre Avci, Synthesized, studied the structure and properties of complexes of Co(II), Ni(II), Cu(II) and Zn(II) with tryptophan, Hacettepe J.Biol & Chem, Vol.41(2), 167-177, 2013.

[6]T.H.AL-Noor, A.T.AL-Jeboori, F.H.Ghanim, Synthesis and Characterization of the mixed ligand complexes (L-alanine and anthranilic acid) with some transition Ions, Diyala Journal For Pure Sciences, Vol.6(1), 103-110, 2010.

[7] Nguyễn Trọng Uyển, Lê Hữu Thiềng, Nguyễn Tô Giang, Vũ Quang Lợi, đề tài

Nghiên cứu sự tạo phức của các nguyên tố đất hiếm với L-Tryptophan và khảo sát hoạt

tính sinh học của chúng”, mã số QT.01.38, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học

Khoa học Tự nhiên, 2004.

[8]Đặng Thị Thanh Lê, Lê Hữu Thiềng, Vũ Thị Thủy, Tổng hợp, nghiên cứu phức chất

của một số nguyên tố đất hiếm (Tb, Dy, Ho,Er, Tm) với DL-alanin, Tạp chí Khoa học

và Công nghệ, số 51(2), trang 201-208, 2013.

[9] Nguyễn Thị Thúy Nga, Nguyễn Hoàng Phúc, Huỳnh Đăng Chính, Vũ Đào Thắng,

Tổng hợp vật liệu khung hữu cơ – kim loại trên cơ sở phức chất của sắt với Tryptophan,

Tạp chí Hóa học và Ứng dụng, số 1(23), trang 46-49, 2014.

[10] Lê Văn Huỳnh, Nghiên cứu sự tạo phức của một số ion kim loại với glyxin bằng

phương pháp phân tích nhiệt, Tạp chí Hóa học, số 55(3), trang 378-383, 2017.

[11]Đặng Thị Thanh Lê, Bài giảng môn Hóa học phức chất và ứng dụng, Trường Đại học Thủy lợi, 2021.

[12] Lê Hữu Thiềng, Nguyễn Hương Giang, Tổng hợp và nghiên cứu phức chất của

Europi và Gadolini với L-serin, Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học, số 19(4), trang

10-14, 2014.

[13]Lê Hữu Thiềng, Trần Thị Linh, Phạm Hồng Chuyên, Tổng hợp và nghiên cứu phức chất của Tuli với L-histiđin, Tạp chí Khoa học và Công Nghệ, số 113(13), trang 7-11, 2013.

[14]Nguyễn Thị Huyền Tâm, Nguyễn Thị Hương, Trương Thị Cẩm Mai, Nguyễn Thị Thanh Chi, Tổng hợp, cấu trúc , hoạt tính kháng tế bào ung thư của hai phức chất

platin(II) chứa metyleugenol và p-cloanilin, Tạp chí Hoá học, 54 549- 554 (2016).

[15] Nguyễn Hương Giang, Tổng hợp nghiên cứu phức chất của một số nguyên tố đất

hiếm với L-serin và bước đầu thăm dò hoạt tính sinh học của chúng, Luận văn thạc sĩ

Khoa học Vật chất, mã số 60.44.01.13, Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Sư phạm, 2014.

[16]Phạm Văn Hai, Nguyễn Tấn Lê, Tổng hợp phức chất của Glutamat Borat Neodim

và thử nghiệm làm phân bón vi lượng cho cây vừng, Tạp chí Khoa học và Công nghệ

Đà Nẵng, số 2(31), 2009.

[17] Lê Hữu Thiềng, Luận án Tiến Sĩ Hoá Học, Nghiên cứu sự tạo phức của một số

nguyên tố đất hiếm với L-phenylalanin và thăm dò hoạt tính sinh học của chúng, trường

Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội (2002).

[18]Lê Phi Thúy, Luận án Tiến sĩ Hóa học, Tổng hợp phức chất của crôm, mangan, sắt, coban với một số axit hữu cơ và nghiên cứu ứng dụng chúng làm chất tạo màu cho granit nhân tạo, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, 2004.

[19]Lê Thu Hường, Bài giảng môn Hóa Phân tích, Trường Đại học Thủy lợi, 2021. [20]Tạp chí EverydayHealth, Health Topic, everydayhealth.com, 2009.

[21]Tạp chí Farm health Online, Cattle Diseases, Framhealthonline.com, 2018.

[22] T. Raguram K.S. Rajni, Synthesis and Characterisation of Undoped and Methyl Orange (Dye)doped L-Alanine Acetate Single Crysta, International Journal of ChemTech Research, Vol.9, No.07, 2016.

Một phần của tài liệu Điều chế phức chất của coban với Lalanin (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)