Các biện pháp vĩ mô.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN (Trang 26 - 29)

III. CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ THỰC HIỆN

1.Các biện pháp vĩ mô.

a. Đổi mới, hoàn thiện chính sách đầu tư và chuyển đổi cơ cấu hàng hoá - dịch vụ.

* Về hàng hoá:

Để đạt được những mục tiêu đề ra trong phần chính sách hàng hoá, một khâu có ý nghĩa quyết định là chính sách đầu tư. Phù hợp đòi hỏi, chính sách đầu tư nên được thực hiện theo các hướng sau:

- Cần dành ưu tiên cao cho các ngành sản xuất hàng xuất khẩu, còn đối với các ngành thay thế nhập khẩu mà năng lực sản xuất trong nước đã đáp ứng nhu cầu thì không nên tăng thêm đầu tư, kể cả đầu tư nước ngoài. Trong đầu tư nên tránh tình trạng dàn trải mà nên tập trung vào các ngành hàng chủ lực và các dự án nâng cao cấp độ chế biến, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá. Theo hướng đó, đối với các dự án đầu tư chỉ nhằm mở rộng quy mô thì ưu đãi ít; đối với các dự án đổi mới công nghệ, nâng cao được cấp độ chế biến hàng hoá được ưu đãi nhiều hơn. Có chính sách ưu đãi, đặc biệt về thuế, để thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng ngày càng nhiều sản phẩm trong nước, nâng cao hàm lượng nội địa của sản phẩm.

- Nhà nước đặc biệt quan tâm đầu tư trực tiếp cho hoạt động xuất khẩu như các cảng, kho tàng, kể cả kho ngoại quan, các trung tâm thương mại ở nước ngoài, các hoạt động xúc tiến thương mại (tham gia triển lãm hội chợ, cử đoàn đi nước

ngoài tìm hiểu thị trường, tìm kiếm đối tác, thu thập và cung cấp thông tin, hướng dẫn cho các doanh nghiệp về luật lệ, tiêu chuẩn, mẫu mã thị trường đòi hỏi…); đặc biệt cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có khả năng về tài chính, nhân lực và thông tin; chú trọng đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là cán bộ quản lý.

* Về dịch vụ:

Để phấn đấu đạt được mục tiêu tăng trưởng bình quân 15% trong thời kỳ tới đồng thời xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ thời kỳ 2005-2020 theo hướng tập trung mọi nguồn lực, để nâng cao sức cạnh tranh của mọi ngành dịch vụ, tận dụng cơ hội cũng như đối phó với những thử thách do hội nhập quốc tế đem lại. Do tính chất đa ngành trong lĩnh vực dịch vụ nên mỗi ngành đều có hệ thống chính sách, giải pháp riêng để thực hiện mục tiêu của mình. Nhìn chung các giải pháp lớn để phát triển xuất khẩu dịch vụ có thể là:

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

- Chuyên nghiệp hoá, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của dịch vụ.

- Mở rộng các loại hình dịch vụ xuất khẩu, phương thức xuất khẩu và thị trường xuất khẩu.

b. Đổi mới, hoàn thiện chính sách và giải pháp về thị trường.

Để tích cực và chủ động thâm nhập thị trường quốc tế, duy trì và mở rộng thị phần trên các thị trường quen thuộc, khai thác thêm các thị trường mới, đảm bảo cơ cấu thị trường hợp lý theo nguyên tắc đa phương hoá các đối tác, cần đổi mới công tác thị trường ở tầm vĩ mô và vi mô theo các hướng sau:

- Phát tiển mạnh công tác thị trường ở cả tầm vĩ mô và vi mô, khắc phục đồng thời hai biểu hiện “ ỷ lại vào Nhà nước” và “ phó mặc cho doanh nghiệp”. Đẩy mạnh đàm phán thương mại song phương và đa phương để tạo hành lang hợp lý cho các doanh nghiệp.

cho tới các cơ chế chính sách của các nước, dự báo các chiều hướng cung cầu hàng hoá và dịch vụ…

- Chú trọng thu hút các công ty xuyên quốc gia và của các nhà sản xuất “ chìa khoá trao tay” để vừa đảm bảo thị trường xuất khẩu thông qua hệ thống phân phối toàn cầu, vừa góp phần chuẩn bị tiền đề cho thời kỳ sau là thời kỳ đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng chất xám và hàm lượng công nghệ cao.

- Tăng cường các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trên thị trường nước ngoài.

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến xuất khẩu, tăng cường công tác thu thập và phổ biến thông tin cũng như dự báo để định hướng cho xuất khẩu.

c. Hoàn thiện môi trường pháp lý và đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách xuất nhập khẩu.

Để tạo điều kiện cho việc thực hiện thành công những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, đồng thời tiếp tục đổi mới, bổ sung và hoàn thiện cơ chế chính sách xuất nhập khẩu cho phù hợp với điều kiện thực tế:

- Rà soát lại hệ thống luật để điều chỉnh các quy định không còn phù hợp hoặc chưa được rõ. Ban hành các văn bản luật mới để điều chỉnh các quan hệ kinh tế mới phát sinh.

- Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu cho phù hợp với đòi hỏi của thị trường, nâng dần sức cạnh tranh.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại theo hướng phá bỏ các thủ tục phiền hà, phấn đấu ổn định môi trường pháp lý.

- Điều hành lãi suất, tỷ giá hối đoái một cách linh hoạt để vừa đảm bảo sự ổn định kinh tế xã hội, vừa có lợi cho xuất khẩu.

Công tác đào tạo là một trong những nhân tố quyết định thành công đối với sự phát triển của đất nước. Ngày nay nhân tố này lại càng có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế tri thức đang hình thành và ảnh hưởng sâu rộng đến tư duy quản lý, tư duy kinh tế và phương thức sản xuất. Để thực hiện thành công những mục tiêu chiến lược đề ra, vấn đề tạo dựng được một đội ngũ cán bộ, doanh nhân có năng lực và đội ngũ công nhân lành nghề tham gia công tác xuất nhập khẩu đống vai trò hết sức quan trọng.

e. Hội nhập quốc tế.

- Tạo dựng sự nhất trí cao, quyết tâm lớn trong việc hội nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa để giành những ưu đãi về thương mại.

- Xây dựng một lộ trình hợp lý, phù hợp vói điều kiện của ta và với cam kết quốc tế về giảm quan thuế, thuế hoá đi đôi với việc xoá bỏ hàng rào phi quan thuế, áp dụng chế độ đãi ngộ quốc gia, lịch trình bảo hộ…

- Chủ động thay thế về căn bản phương thức quản lý nhập khẩu. Cải cách biểu thuế và công tác thu để giảm dần, tiến tới xoá bỏ chế độ tính thuế theo giá tối thiểu.

- Tích cực xúc tiến việc sắp xếp lại các doanh nghiệp, đổi mới công nghệ, phương thức quản lý để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của từng ngành hàng.

- Tận dụng các cơ chế ưu đãi dành cho các nước đang phát triển trong đàm phán song phương và đa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN (Trang 26 - 29)