PHẦN 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Quảng Lộc, huyện Quảng
Xương, tỉnh Thanh Hóa
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Khu đo Xã Quảng Lộc có tọa độ địa lý như sau: Vĩ độ Bắc : 19o 40’08''
Kinh độ Đông :105o49’58''
Quảng Lộc là xã nằm ở phía Đông Nam huyện Quảng Xương cách thành phố Thanh Hóa cách thành phố Thanh Hóa thành phố Thanh Hóa khoảng 15km về Phía bắc.Tổng diện tích tự nhiên của xã là 544 ha. Mật độ dân số 1.444 người /km2. xã gồm 4 thôn.
Về địa giới hành chính tiếp giáp như sau: - Phía Bắc: Giáp xã Quảng Lưu
- Phía Nam: Giáp xã Tiên Trang - Phía Đông: Giáp xã Quảng Thái ;
- Phía Tây: Giáp xã Tiên Trang và Quảng Bình.
4.1.1.2. Địa hình, địa chất
- Khu đo Xã Quảng Lộc, huyện Quảng Xương có độ cao trung bình 2.14 m so với mực nước biển, địa hình phổ biến thuộc xã đồng bằng, địa hình tương đối bằng phẳng
- Khu đo Xã Quảng Lộc, thành phố Thanh Hóa thực phủ ít hầu hết là đất trồng lúa và hoa màu.
4.1.1.3. Khí hậu
- Khí hậu, thời tiết khu vực đo nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm được chia làm 4 mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm 24,50C, lượng mưa trên địa bàn tương đối lớn tập trung chủ yếu vào tháng 6, 7, 8, độ ẩm từ 86-88%
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Các vấn đề văn hóa - xã hội
- Đặc điểm về dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng: + Toàn xã chủ yếu là dân tộc Kinh đang sinh sống + Tôn giáo: Không
+ Tập quán sinh sống: Các hộ gia đình sống tập trung tại 6 thôn, phân bố đều trên toàn diện tích của xã.
4.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế
- Tổng diện tích tự nhiên khu đo là: 544 ha. - Tổng dân số: 7.800 người
* Kinh Tế: Đây là vùng kinh tế công nông nghiệp, tốc độ phát triển kinh tế tương đối ổn định, đời sống kinh tế của nhân dân đang từng bước được cải thiện và nâng cao, nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông, công nhân làm việc trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp. Sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng của yếu tố thời tiết. Vì vậy đời sống người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn những thách thức mới do nền kinh tế thị trường và bối cảnh hội nhập mang lại biến động về giá cả đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế.
* xã hội: Cơ sở hạ tầng được nâng cấp: Trụ sở UBND, trường học, trạm y tế phần nào đáp ứng nhu cầu làm việc, học tập sinh hoạt của nhân dân
Hệ thống thông tin liên lạc được phát triển nhanh và từng bước được hiện đại hóa.
Giáo dục và y tế là hai vấn đề luôn được quan tâm, cơ sở khám chữa bệnh, đáp ứng được sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của người dân.
4.1.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất của xã Quảng Lộc
4.1.3.1. Tình hình quản lý
Cùng với việc đổi mới pháp luật đất đai của Đảng và Nhà nước đã đặt nhiệm vụ cải cách nền hành chính quốc gia, cải cách thể chế hành chính Nhà nước hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay. Công tác quản lý và sử dụng đất đai của xã được quản lý chặt chẽ, sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả, đảm bảo phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng.
4.1.3.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Quảng Lộc
Căn cứ vào báo cáo kết quả kiểm kê năm 2019 của xã Quảng Lộc, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, hiện trạng sử dụng đất của xã tính đến hết tháng 12 năm 2023.
Đất nông nghiệp (chiếm 70,49% so với tổng diện tự nhiên toàn xã), đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp với các loại cây trồng hàng năm như: Lúa, ngô, khoai và các cây hoa màu như su hào, bắp cải,...Như vậy có thể thấy xã Quảng Lộc là một xã thuần nông. Tiếp đến là nhóm đất phi nông nghiệp (chiếm 29,48% tổng diện tích tự nhiên), đa số diện tích đất sử dụng vào mục đích là đất ở nông thôn, xã cũng đã phân bổ diện tích đất vào các mục đích khác như xây dựng trụ sở cơ quan, xây dưng các công trình công cộng... nhưng với diện tích không lớn. Toàn xã còn 0.22 ha diện tích đất bằng chưa sử dụng và sẽ có quy hoạch trong thời gian tới.
4.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đếnsử dụng đất sử dụng đất
4.1.4.1. Thuận lợi
- Xã Quảng Lộc có điều kiện đất đai đa dạng, phong phú có khả năng phù hợp với nhiều loại cây trồng nên có thể phát triển sản xuất nông nghiệp. Đây là động lực để phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến nhất là các sản phẩm khai thác từ nông nghiệp, tạo cơ sở thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Đất đai màu mỡ, khí hậu cận nhiệt đới gió mùa phù hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi, tạo điều kiện tốt cho phát triển ngành nông nghiệp đa dạng.
- Nhân dân trên địa bàn xã có truyền thống đoàn kết, sáng tạo, lực lượng lao động dồi dào là nguồn nhân lực để khai thác tiềm năng đất đai phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.
4.1.4.2. Khó khăn
- Lao động thiếu việc làm còn nhiều, lực lượng lao động dồi dào nhưng phần lớn chưa qua đào tạo, ảnh hưởng đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới.
- Thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới các loại cây trồng
- Là một xã nền kinh tế thuần nông, các ngành nghề khác phát triển chậm. Cơ sở kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phát triển chưa cao, thị trường tiêu thụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu sử dụng đất còn chậm, các giải pháp để phát triển các ngành như phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề, dịch vụ chưa được cụ thể.