3. Vi phạm về thay đổi nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh: đăng ký số vốn kinh
2.4.5. Ngành Ngân hàng
Hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam được áp dụng dưới hai hình thức: xuất khẩu chính ngạch và xuất khẩu tiểu ngạch. Xuất khẩu chính ngạch được thực hiện theo phương thức có hợp đồng xuất khẩu với các điều khoản chủ yếu như giá cả, thanh tốn, giao hàng, bảo hiểm... Ngồi ra, doanh nghiệp xuất khẩu còn yêu cầu ngân hàng của doanh nghiệp nhập khẩu ở nước ngoài phải bảo lãnh thanh toán. Sau khi cơ quan Hải quan làm thủ tục cho phép xuất khẩu, hàng được
chuyển xuống tàu, chủ tàu ký xác nhận vào vận đơn thì bộ hồ sơ của lô hàng xuất khẩu được chuyển cho người mua. Người mua hàng khi nhận được bộ hồ sơ thì yêu cầu ngân hàng chuyển tiền thanh toán vào tài khoản tại ngân hàng mà doanh nghiệp xuất khẩu yêu cầu. Qui định như vậy sẽ tạo điều kiện để quản lý chặt chẽ lượng hàng hoá xuất khẩu và việc thanh toán tiền hàng xuất khẩu. Trường hợp có xác nhận của Hải quan về lơ hàng xuất nhưng khơng có vận đơn xác nhận của chủ tàu về vận chuyển hàng hố xuất khẩu thì bộ hồ sơ đó khơng có giá trị để thanh tốn. Thực tế kiểm tra các hồ sơ hoàn thuế, các doanh nghiệp xuất khẩu theo hình thức này ít có hiện tượng lợi dụng hoàn thuế để rút tiền Nhà nước. Việc chứng minh số hàng xuất cũng thuận tiện vì có ngoại tệ chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp xuất khẩu.
Tuy nhiên, xuất khẩu tiểu ngạch (còn gọi là xuất khẩu biên mậu) lại khơng hồn toàn như vậy. Khái niệm xuất khẩu tiểu ngạch thường đề cập đến những trao đổi nhỏ giữa cư dân biên giới hai nước. Ở Việt Nam, khơng chỉ có cư dân biên giới hai nước mà có rất nhiều doanh nghiệp áp dụng hình thức xuất khẩu này. Người xuất khẩu khơng nhất thiết phải thanh tốn qua ngân hàng và cũng khơng cần thanh tốn bằng ngoại tệ, chỉ cần có xác nhận của Hải quan về lơ hàng xuất là có thể có căn cứ để xin hoàn thuế. Việc sử dụng hình thức thanh tốn xuất khẩu bằng tiền mặt VNĐ là một vấn đề phức tạp, ảnh hưởng đến chính sách quản lý tiền tệ, quản lý ngoại hối của Việt Nam, trong khi ngân hàng hai nước chưa thiết lập được cơ chế thanh toán qua ngân hàng bằng đồng bản tệ. Hình thức thanh tốn bằng tiền mặt VNĐ đã đáp ứng được yêu cầu thanh tốn trong thực tế do tính chất đa dạng, phức tạp của hoạt động xuất khẩu tiểu ngạch, giúp doanh nghiệp hai nước tiết kiệm được ngoại tệ mạnh, giảm thời gian và chi phí giao dịch. Việc thanh tốn bằng tiền mặt trong quan hệ xuất, nhập khẩu sẽ gây khó khăn trong cơng tác quản lý, đặc biệt là vấn đề hoàn thuế, làm giảm nguồn thu ngoại tệ mạnh của Việt Nam từ xuất khẩu, gây khó khăn trong việc đảm bảo an ninh tiền tệ, dễ xảy ra buôn lậu, tiền giả... Qui định bắt buộc các doanh nghiệp xuất khẩu tiểu ngạch muốn được hồn thuế phải thực hiện thanh tốn qua ngân
hàng là cần thiết và hợp lý. Qui định này không chỉ vì lý do hồn thuế. Hàng hố được coi là xuất khẩu thì ngoại tệ phải được đưa vào Việt Nam. Nếu không chứng minh được ngoại tệ đã trả cho hoạt động xuất khẩu thì khơng chấp nhận hồn thuế. Qui định này đảm bảo bình đẳng trong kinh doanh giữa các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp thanh toán qua ngân hàng. Để thực hiện được qui định này, ngân hàng phải cải tiến các dịch vụ như: thanh tốn, cho vay, giảm phí...
Tỉ lệ thanh toán qua ngân hàng theo con đường xuất khẩu tiểu ngạch chỉ từ 15% đến 20%. Từ khi Ngân hàng Nhà nước qui định các doanh nghiệp xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng mới được hưởng ưu đãi hồn thuế thì hoạt động xuất khẩu tiểu ngạch tại các vùng biên giới giảm hẳn.
Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng cường áp dụng hình thức thanh toán qua ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo và hướng dẫn các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại các tỉnh biên giới và ngân hàng thương mại hợp tác với các ngân hàng thương mại của Trung Quốc và Lào thực hiện thanh toán qua ngân hàng với hàng hoá xuất khẩu biên mậu. Hiện nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã có 22 đại lý thanh tốn cho các ngân hàng phía Trung Quốc. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện thanh toán qua ngân hàng đối với hoạt động xuất khẩu biên mậu còn quá nhiều vướng mắc, vì chính sách về xuất, nhập khẩu và quản lý ngoại hối của Việt Nam với các nước có chung đường biên giới khơng giống nhau; các tổ chức, cá nhân có hàng hố xuất khẩu theo đường biên mậu từ trước đến nay đã có thói quen thanh tốn bằng “tiền tươi thóc thật”. Hình thức và thời gian thanh toán mà các ngân hàng thương mại đang áp dụng chưa được thuận lợi và kịp thời. Cụ thể, Việt Nam và Lào đã ký hiệp định thanh toán, đã thành lập ngân hàng liên doanh để thực hiện thanh toán theo hiệp định, nhưng việc thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hố bn bán biên mậu giữa hai nước vẫn chưa đơn giản, do các địa phương ở biên giới phía Lào chưa có thị xã, thị trấn để đặt trụ sở ngân hàng thương mại. Còn đối với Campuchia, cho đến
nay, Việt Nam vẫn chưa ký hiệp định thanh toán với bạn nên việc thanh toán hàng xuất khẩu biên mậu gây khó khăn cho các doanh nghiệp xin hồn thuế.
Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại mở rộng các hình thức thanh tốn, cải tiến qui trình, thủ tục thanh toán, rút ngắn thời gian thanh tốn. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã cấp giấy phép cho một số cơ sở xuất khẩu biên mậu đựơc phép thu tiền mặt đối với một số đồng ngoại tệ tự do chuyển đổi.
Một vướng mắc nữa trong vấn đề hồn thuế có liên quan đến ngân hàng, đó là việc xác định chứng từ thanh toán của các doanh nghiệp nhập nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu. Loại hình nhập nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu khi làm thủ tục nhập khẩu được tạm tính thuế để “treo” tại cơ quan Hải quan. Sau khi doanh nghiệp xuất khẩu số sản phẩm phù hợp với số nguyên liệu nhập khẩu sẽ được quyết toán miễn thuế. Trong quá trình thực hiện qui định về chứng từ thanh toán hàng xuất khẩu, cơ quan Hải quan gặp phải một số vướng mắc về hình thức thanh tốn và đồng tiền thanh toán. Thực tế, một số doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng thanh tốn theo hình thức: hàng đổi hàng, thanh tốn giữa công ty mẹ và công ty con, bù trừ cơng nợ... Những hình thức thanh tốn này có được coi là thanh tốn hợp pháp được áp dụng trong lĩnh vực ngoại thương hay không (?). Nếu hình thức này được chấp nhận thì doanh nghiệp phải xuất trình loại chứng từ hoặc văn bản nào để chứng minh là hàng thực thanh tốn ? Cơng văn số 1092/NHNN-QLNH ngày 6/9/2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam qui định chỉ chấp nhận việc thanh tốn bằng tiền mặt USD thơng qua phiếu thu và phải phù hợp với điều khoản thanh tốn trong hợp đồng, đồng thời phải có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước cho phép thu ngoại tệ tiền mặt từ xuất khẩu. Báo cáo của Cục Hải quan các địa phương cho biết, hầu hết chứng từ thanh toán là phiếu thu tiền mặt VNĐ, vì vậy cơ quan Hải quan chưa chấp nhận để thanh khoản tờ khai mặc dù thực tế hàng đã xuất khẩu. Nếu doanh nghiệp Việt Nam bán hàng cho doanh nghiệp Trung Quốc, thu tiền mặt VNĐ, sau đó mua ngoại tệ
và được phép nộp vào tài khoản của ngân hàng thì có được coi là hợp lệ khơng (?).
Ngoài ra, trong trường hợp thanh toán tiền hàng xuất khẩu không đúng với điều khoản thanh toán trong hợp đồng mà là thanh toán ba bên: người cung cấp nguyên vật liệu, người sản xuất để xuất khẩu và người nhập khẩu, trong hợp đồng khơng thể hiện việc thanh tốn này. Trường hợp này có được coi là thanh tốn ngoại thương hợp lệ hay khơng (?). Nếu được coi là hợp lệ thì doanh nghiệp cần phải có chứng từ gì để chứng minh việc thanh tốn này.
Thực tế còn nhiều trường hợp khác mà Ngân hàng Nhà nước chưa có văn bản điều chỉnh. Do đó, lượng tồn đọng tờ khai hải quan đối với loại hình nhập nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu chưa thanh khoản được dẫn đến số thuế nợ treo tạm tính tại cơ quan Hải quan ngày càng lớn. Điều này khơng những gây khó khăn cho các doanh nghiệp mà cịn dẫn đến cơ quan Hải quan khơng xác định được thực chất số nguyên liệu nhập khẩu có được sản xuất, xuất khâủ đúng với số lượng, chủng loại hay khơng, có thể dẫn đến việc lợi dụng của doanh nghiệp.