Phạm vi áp dụng của bốn Công ước Geneva

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền con người trong bốn công ước geneva về việc bảo hộ nạn nhân chiến tranh luận văn ths luật (Trang 38 - 42)

1.2. Khái quát chung về bốn Công ước Geneva

1.2.4. Phạm vi áp dụng của bốn Công ước Geneva

Về cơ bản Luật Geneva áp dụng cả hai trường hợp đó là xung đột vũ trang mang tính chất quốc tế và xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, các cuộc xung đột vũ trang mang tính chất quốc tế.

Khái niệm “các cuộc xung đột vũ trang mang tính chất quốc tế” có thể hiểu là “những cuộc xung đột vũ trang diễn ra giữa hai hay nhiều bên tham

chiến mà có ít nhất hai bên không thuộc cùng một quốc gia” [45, tr.67]. Trong

Điều 2 chung của bốn Công ước Geneva năm 1949, chủ thể tham gia cuộc xung đột vũ trang mang tính chất quốc tế chỉ là các quốc gia. Sau đó trong Điều 1(4) Nghị định thư (I) đã mở rộng thêm phạm vi khái niệm:

Các cuộc xung đột vũ trang, trong đó các dân tộc chiến đấu chống lại sự đô hộ của thực dân, sự chiếm đóng của nước ngoài và chống lại các chế độ phân biệt chủng tộc để thực hiện quyền tự quyết của dân tộc được thừa nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc và trong Tuyên bố về những Nguyên tắc của Luật pháp quốc tế và Quan hệ Hữu nghị và hợp tác giữa các Quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc [45, Điều 1].

Tóm lại, các chủ thể tham gia cuộc xung đột vũ trang là các quốc gia thành viên hoặc những tổ chức và phong trào giải phóng dân tộc mà được quốc tế thừa nhận.

Thứ hai, các cuộc xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế.

Trong Công ước năm 1949 chỉ tồn tại duy nhất Điều 3 chung về điều chỉnh các cuộc xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế, còn lại hàng trăm điều để điều chính các cuộc xung đột vũ trang mang tính quốc tế. Điều đó là điều dễ hiểu vì các quốc gia quan niệm vấn đề đó chủ yếu vẫn thuộc công việc nội bộ của các quốc gia. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh nếu không có các quy định để bảo vệ quyền con người trong những cuộc xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế thì sẽ tồn tại những vi phạm nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân trực tiếp hứng chịu cuộc xung đột. Vì thế, Nghị định thư (II) ra đời như một tất yếu khách quan, Điều 1 Nghị định thư (II) đã định nghĩa xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế:

Xung đột diễn ra trên lãnh thổ của một nước giữa các lực lượng vũ trang của nhà nước đó với các lực lượng vũ trang chống đối hay các nhóm vũ trang khác có tổ chức, được đặt dưới sự chỉ huy có trách nhiệm, thực hiện sự kiểm soát một phần lãnh thổ đủ rộng để triển khai các hoạt động quân sự thường xuyên, có phối hợp [44, tr.366].

Như vậy, xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế là xung đột vũ trang diễn ra trên phạm vi lãnh thổ của một nước, giữa các lực lượng vũ trang của nhà nước đó với các lực lượng vũ trang chống đối hay ly khai hay với các nhóm vũ trang khác có tổ chức được đặt dưới sự chỉ huy có trách nhiệm và kiểm soát một phần lãnh thổ đủ rộng để triển khai các hoạt động quân sự thường xuyên, có phối hợp. Mục đích của các lực lượng tiến hành hoạt động vũ trang chống đối trong xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế là lật đổ chính phủ đang cầm quyền hay đi đến thỏa thuận thành lập một nhà nước mới.

Một số trường hợp không áp dụng Luật Geneva.

Luật Geneva ra đời mục đích nhằm hạn chế những thiệt hại tới mức tối thiểu về người và của cải, trong xung đột vũ trang mang tính chất quốc tế, khi hai bên nổ phát súng đầu tiên báo hiệu một cuộc chiến thì Luật Geneva có hiệu lực ngay lập tức nhưng không phải cứ xảy ra bạo lực trong nội bộ quốc gia đó là áp dụng ngay Luật Geneva mà còn phải căn cứ vào mức độ căng thẳng, tính chất tự phát hay có tổ chức, hoạt động quân sự có thường xuyên, có phối hợp hay chỉ là các hoạt động bạo lực lẻ tẻ, riêng rẽ, tình trạng căng thẳng, mục đích của bạo lực là gì, hậu quả của cuộc bạo lực ra sao.

Mặt khác, để tôn trọng quyền tự quyết của các quốc gia và nguyên tắc

“không can thiệp vào nội bộ của các quốc gia” thì những trường hợp xảy ra

những cuộc bạo loạn hoặc căng thẳng nội bộ mà chưa đến mức trở thành xung đột vũ trang thì sẽ không áp dụng Luật Geneva nói riêng và Luật Nhân đạo quốc tế nói chung mà áp dụng các quy tắc của Luật Nhân quyền quốc tế.

Trong Điều 1(2) Nghị định thư (II) đã quy định: “Nghị định thư này sẽ không

áp dụng đối với các tình trạng lộn xộn và căng thẳng nội bộ, như bạo loạn và các hành động bạo lực lẻ tẻ, riêng rẽ và các hành động tương tự khác tương tự mà không phải là các cuộc xung đột vũ trang” [44, tr.454]. Những khái

phát triển Luật Nhân đạo quốc tế tại Geneva (1974 -1977) nhưng sau đó được Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế định nghĩa:

* Bạo loạn nội bộ “là hành động nổi loạn tự phát do một hay nhiều nhóm

tổ chức chống lại nhà cầm quyền do tồn tại tình trạng căng thẳng trong nội bộ quốc gia hoặc trong quá trình đó xảy ra bạo lực và chính phủ buộc phải sử dụng lực lượng cảnh sát, quân đội để ngăn chặn tình hình này” [45, tr.75]. Hậu quả là

số lượng nạn nhân không lớn. Ví dụ cuộc bạo loạn ở Tây Nguyên 10/04/2004, khoảng hàng ngàn đồng bào người dân tộc thiểu số đã dùng máy cày, máy kéo và hàng trăm xe máy, mang theo hung khí, gậy gộc và đá... đã vào các chợ, trường học và nhà dân đập phá và cướp bóc lương thực thực phẩm, xô xát với dân chúng trong vùng và tấn công người thi hành công vụ. Hành động này nhanh chóng kết thúc sau khi có sự can thiệp và trấn an tinh thần của chính phủ, nguyên nhân của cuộc bạo loạn là hầu hết những đồng bào dân tộc tham gia vụ này đều bị dụ dỗ, lôi kéo. Cuộc bạo loạn này chỉ mang tính tự phát do bị dụ dỗ, lôi kéo, số lượng nạn nhân chết không đáng kể.

* Căng thẳng nội bộ “là khái niệm cụ thể chỉ những tình huống cụ thể mà

có sự căng thẳng nghiêm trọng (về chính trị, tôn giáo, chủng tộc, kinh tế hoặc xã hội…) mà thường là hậu quả của những cuộc xung đột vũ trang hoặc bạo loạn nội bộ” [45, tr.75]. Những tình huống căng thẳng nội bộ được thể hiện dưới một

hoặc nhiều đặc điểm sau: có một số lớn người bị bắt giữ, có một số lớn tù “chính trị”, có thể tồn tại tình trạng giam giữ, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo; có tình trạng tước bỏ những bảo đảm pháp lý cơ bản, bất kể là có tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở quốc gia hay không; có những cáo buộc về các vụ mất tích.

Trong hai trường hợp này Luật Nhân quyền quốc tế sẽ điều chỉnh để bảo vệ quyền cơ bản của những người liên quan đến bạo loạn nội bộ và căng thẳng nội bộ trừ trường hợp xảy ra những hậu quả nghiêm trọng, với số lượng nạn nhân lớn, hoặc đã có dấu hiệu rõ rang chuyển thành một cuộc xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế thì lúc đó Luật Geneva mới áp dụng

Chương 2

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BỐN CÔNG ƯỚC GENEVA VỀ VIỆC BẢO HỘ NẠN NHÂN CHIẾN TRANH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền con người trong bốn công ước geneva về việc bảo hộ nạn nhân chiến tranh luận văn ths luật (Trang 38 - 42)