THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Luận văn ThS. Luật 5 05 14 (Trang 43 - 47)

Hiện nay, về cách phân loại và danh mục những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự cụ thể trong pháp luật hình sự Việt Nam bao gồm những trường hợp nào cũng còn có các ý kiến khác nhau giữa các nhà hình sự học ở nước ta.

Theo PGS-TS Võ Khánh Vinh, những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 1999 được quy định trong Phần chung và Phần các tội phạm và phân thành hai loại, một loại mang tính bắt buộc và một loại mang tính tùy nghi (có thể), đồng thời nêu ra trong Phần chung thì những trường hợp quy định tại Điều 19, khoản 2 Điều 23 và khoản 1 Điều 25 là bắt buộc, còn các loại còn lại là tùy nghi. Tác giả đã liệt kê các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự trong Phần chung bao gồm: 1) Miễn trách nhiệm hình sự cho người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội (Điều 19); 2) Cho người phạm tội do đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (khoản 2 Điều 23); 3) Cho người phạm tội do sự chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa (khoản 1 Điều 25); 4) Cho người phạm tội do người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa (khoản 1 Điều 25); 5) Do có hành vi tích cực của người phạm tội (khoản 2 Điều 25); 6) Khi có quyết định đại xá (khoản 3 Điều 25); 7) Cho người chưa thành niên phạm tội (khoản 2 Điều 69); Và một số trường hợp miễn trách nhiệm hình sự được quy định trong Phần các tội phạm Bộ luật hình sự năm 1999 [89, tr. 392-393].

Còn theo TS Nguyễn Ngọc Chí thì những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự được quy định trong Phần chung, áp dụng đối với tất cả các tội phạm hoặc đối với một loại tội phạm hoặc đối với một loại chủ thể nhất định. Những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự ở Phần các tội phạm chỉ được áp dụng đối với người phạm vào tội mà luật có quy định. Tuy nhiên, tác giả còn chỉ ra những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự ở Phần chung Bộ luật hình sự lại có thể phân chia thành hai nhóm nữa:

1) Nhóm thứ nhất là các tình tiết miễn trách nhiệm hình sự được áp dụng đối với tất cả các loại tội phạm và bao gồm: a) Nếu khi tiến hành điều tra hoặc xét xử, do sự chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa; b) Do sự ăn năn hối cải của người phạm tội; c) Khi có quyết định đại xá hoặc đặc xá; d) Đối với

kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

2) Nhóm thứ hai là nhóm các tình tiết miễn trách trách nhiệm hình sự đối với một loại tội nhất định và bao gồm: a) Do tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội và; b) Cho người chưa thành niên phạm tội [24, tr. 14-17].

Tác giả Phạm Mạnh Hùng lại căn cứ vào các quy định của luật hình sự và luật tố tụng hình sự Việt Nam lại rút ra những điều kiện (hay những căn cứ) để có thể được miễn trách nhiệm hình sự, trong đó có những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự được thực tiễn xét xử áp dụng nhưng chưa được nhà làm luật ghi nhận trong Bộ luật hình sự hay Bộ luật tố tụng hình sự, đó là:

a)... ...

c) Trường hợp người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 38 Bộ luật hình sự (Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999), đáng được khoan hồng đặc biệt;

d) Hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;

đ) Một số tội luật định chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại mà người bị hại không có yêu cầu [40, tr. 14-15].

Và theo TSKH Lê Cảm thì căn cứ vào các quy phạm về chế định này trong Bộ luật hình sự, miễn trách nhiệm hình sự được quy định tại hai phần là Phần chung và Phần các tội phạm, trong mỗi Phần đều có các dạng miễn trách nhiệm hình sự có tính bắt buộc hoặc tùy nghi (lựa chọn) và liệt kê các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự bao gồm chín dạng: năm dạng trong Phần chung và bốn dạng trong Phần các tội phạm Bộ luật hình sự năm 1999 đó là miễn trách nhiệm hình sự: a) Cho người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội (Điều 19); b) Do sự chuyển biến của tình hình (khoản 1 Điều 25); c) Do sự ăn năn hối cải của người phạm tội (khoản 2 Điều 25); d) Khi có quyết định

đại xá (khoản 3 Điều 25); đ) Cho người chưa thành niên phạm tội (khoản 2 Điều 69); e) Cho người phạm tội gián điệp (khoản 3 Điều 80); f) Cho người phạm tội đưa hối lộ (đoạn 2 khoản 6 Điều 289); g) Cho người phạm tội môi giới hối lộ (khoản 6 Điều 290) và; h) Cho người phạm tội không tố giác tội phạm (khoản 3 Điều 314) [10], [11], [13]. TS Trương Quang Vinh cũng đồng ý với những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự này [39, tr. 166-167].

Như vậy, qua phân tích cho thấy ngoài những trường hợp miễn trách nhiệm được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành, một số tác giả còn liệt kê một số trường hợp miễn trách nhiệm hình sự khác, đó là: Miễn trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; miễn trách nhiệm hình sự do đặc xá; miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 38 Bộ luật hình sự năm 1985 (Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999), đáng được khoan hồng đặc biệt; và miễn trách nhiệm hình sự đối với một số tội luật định chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại mà người bị hại không có yêu cầu. Tuy nhiên, theo chúng tôi những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự này chưa được nhà làm luật nước ta chính thức quy định trong pháp luật hình sự thực định (Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành), mà chỉ mới được thực tiễn xét xử chấp nhận áp dụng và coi đó là một trường hợp miễn trách nhiệm hình sự mà thôi. Chính vì vậy, trong mục 2.1. 2.2. của chương thứ hai này, chúng tôi chỉ phân tích và đề cập đến những trường hợp được quy định trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành, có nghĩa chúng chỉ bao gồm chín trường hợp miễn trách nhiệm hình sự với hai loại: 1) Có tính chất bắt buộc hoặc 2) Có tính chất tùy nghi (lựa chọn) nằm rải rác trong Phần chung và Phần các tội phạm Bộ luật hình sự năm 1999. Cụ thể như sau:

Bảng 1.1: Những trƣờng hợp miễn trách nhiệm hình sự đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999

khoản

Phần chung Phần các tội phạm Bắt buộc

Tùy nghi

1. Điều 19 Cho người tự ý nửa chừng

chấm dứt việc phạm tội

X

2. Khoản 1

Điều 25

Do sự chuyển biến của tình hình

X

3. Khoản 2

Điều 25

Do sự ăn năn hối cải của người phạm tội

X

4. Khoản 3

Điều 25

Khi có quyết định đại xá X

5. Khoản 2

Điều 69

Cho người chưa thành niên phạm tội

6. Khoản 3

Điều 80

Cho người phạm tội gián điệp

X

7. Khoản 6

Điều 289

Cho người phạm tội đưa hối lộ

X

8. Khoản 6

Điều 290

Cho người phạm tội làm môi giới hối lộ

X

9. Khoản 3

Điều 314

Cho người phạm tội không tố giác tội phạm

X

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Luận văn ThS. Luật 5 05 14 (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)