1.3.1. Một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu, chuyên sâu và mang tính bao quát rộng của các học giả nước ngoài về tập quán pháp
Hầu hết các hệ thống pháp luật đều xây dựng trên nền tảng tập quán và xem tập quán là một loại nguồn của pháp luật. Do đó khơng thể nói tập quán pháp nói chung hay việc áp dụng tập quán giải quyết các tranh chấp thương mại ít được nghiên cứu. Tuy nhiên các cơng trình nghiên cứu về tập quán và vấn đề áp dụng tập qn ở Việt Nam rất hiếm.
Có nhiều cơng trình rất lớn nghiên cứu chung về tập quán pháp mà điển hình là các cơng trình của các học giả nổi tiếng thế giới được tập hợp
trong tác phẩm "The Nature of Customary Law - Legal, History and Philosophical Perspective" chủ biên bởi Amanda Perreau-Saussine and
James Bernard Murphy do Cambridge University Press ấn hành năm 2007. Các cơng trình này đặt nền móng cho các quan điểm nhìn nhận tập quán pháp từ khái niệm, các đặc điểm, các mối liên hệ cho tới nhận thức có tính triết lý. Đây là một nền tảng lý luận quan trọng cho việc nghiên cứu các đề tài liên quan.
Khi nói tới sự tác động qua lại giữa tập quán pháp và kinh tế nói chung, hay mối liên hệ giữa tập quán pháp và thương mại nói riêng khơng thể không kể đến một ấn phẩm mới xuất bản năm 2014 tại Edward Elgar Publishing Limited (UK) và Edward Elgar Publishing, Inc. (USA) mang
tên "Customary Law and Economics". Ấn phẩm này là một tập hợp các
cơng trình nghiên cứu tiêu biểu của những học giả nổi tiếng do giáo sư Lisa Bernstein và giáo sư Francesco Parisi đồng chủ biên. Ấn phẩm này tuy nhiên là một cơng trình nghiên cứu chun sâu về cách tiếp cận kinh tế tới pháp luật (economic approaches to law). Trong ấn phẩm này bao gồm các cơng trình nghiên cứu lịch sử của tập qn pháp, luật tập quán thương mại
đương thời, và luật tập quán quốc tế (international customary law). Đặc biệt trong ấn phẩm này có những cơng trình nghiên cứu liên quan tới mơ hình tổ chức áp dụng tập quán pháp ngoài hệ thống pháp luật của quốc gia. Các cơng trình đó có giá trị tham khảo cao, tuy nhiên khó có thể cấy ghép vào Việt Nam hiện nay bởi sự khác biệt về hoàn cảnh xã hội và tư tưởng pháp lý.
Cơng trình "Major Legal Systems in the World Today" của René
David and John E.C. Brierlrey được xuất bản bởi The Free Press vào năm 1975 đưa ra các nhận định và minh chứng về tập quán pháp được thừa nhận tại các họ pháp luật khác nhau và giá trị của chúng trong các họ pháp luật đó.
Cơng trình "Ngun lý và thực hành luật thương mại, luật kinh doanh" của Francis Lemeunier do Nxb Chính trị quốc gia dịch từ tiếng
Pháp ra tiếng Việt và ấn hành năm 1993 đã đề cập tới việc ưu tiên áp dụng tập quán thương mại tại Pháp trong trường hợp giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với thương nhân và giữa thương nhân với phi thương nhân.
Cơng trình "Comparative Legal Traditions in a Nutshell" của Mary
Ann Glendon, Paolo G. Carozza, và Colin B. Picker do Thomson West phát hành năm 2008 có đánh giá về việc ưu tiên áp dụng tập quán tại truyền thống Common Law và truyền thống Civil Law. Tại đây cũng tìm thấy một vài nét về việc chứng minh tập quán và điều kiện áp dụng tập quán.
1.3.2. Một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu của người nước ngoài về tập quán pháp ở Việt Nam
Có lẽ hầu hết các cơng trình nghiên cứu của người nước ngoài về tập quán pháp ở Việt Nam đều được cơng bố từ khá lâu. Khởi đầu phải nói là cơng trình ghi chép luật tục Tây Nguyên của Léopold Sabatier được xuất bản tại Hà Nội năm 1927. Tiếp theo cuốn sách này lần lượt có năm cuốn sách khác được xuất bản theo tổng kết của GS.TSKH Phan Đăng Nhật. Các
công trình này chủ yếu ghi chép lại luật tục của một số tộc người ở Việt Nam nhằm mục đích đưa quan niệm và tổ chức phương Tây vào thực thể bản địa theo nghiên cứu của GS.TSKH Phan Đăng Nhật [45, tr. 65-69]. Và thực tiễn các qui tắc của luật tục đã được áp dụng tại các tòa án của Việt Nam dưới các chế độ cũ. Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ 1931 và Bộ luật Dân sự Trung Kỳ 1936 chứa đựng các qui định về việc ưu tiên áp dụng luật tục.