Các chính sách tác động đến TTCK

Một phần của tài liệu Phân tích những ảnh hưởng gây ra sự đi xuống của thị trường chứng khoán Việt Nam đầu năm 2008 dựa trên phân tích nền kinh tế (Trang 29 - 31)

Các chính sách chính tác động đến TTCK

Chỉ thị 03 tác dụng đến ngày 28/01/2008. Từ ngày 29/01, Chỉ thị 03 được thay thế bằng Quyết định 03 với nội dung chính là việc mỗi ngân hàng chỉ được phép cho vay đầu tư Chứng khoán không quá 20% Vốn điều lệ(thông tin này được Thị trường phản ánh tại điểm (1) trên biểu đồ).

Hình 4: Biến động thị trường chứng khoán với các chính sách

Ngày 05/03, Thủ tướng chỉ đạo UBCK và Bộ tài chính lên lộ trình cụ thể cho Tổng công ty kinh doanh vốn nhà nước SCIC tham gia mua vào cổ phiếu để vực dậy TTCK(được Thị trường phản ánh tại điểm (2) trên biểu đồ).

Từ ngày 27/03, UBCK cho phép Sở giao dịch chứng khoán HOSE thay đổi biên độ dao động giá cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư từ 5% xuống 1% và Trung tâm giao dịch chứng khoán HASTC thay đổi biên độ dao động giá cổ phiếu từ 10% xuống 2%. Đồng thời Chính phủ chỉ đạo các ngân hàng Quốc doanh và vận động các ngân hàng thương mại cổ phần ngừng giải chấp cổ phiếu( Thị trường phản ánh tại điểm (3) trên biểu đồ).

Nhà nước sẽ đánh thuế thu nhập Chứng khoán bắt đầu từ đầu năm 2009.

Tác động của các chính sách

Việc thực hiện Chỉ thị 03 là một quyết định khá đúng đắn của Chính phủ nhằm hạn chế tối đa những rủi ro cho hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên việc thay đổi Chỉ thị 03 như trên là khiên cưỡng và không cơ bản trong việc hạn chế rủi ro của hệ thống ngân hàng. Dường như đây chỉ là một quyết định để hạn chế hơn lượng cho vay đối với đầu tư Chứng khoán. Điều đáng ngạc nhiên là thị trường lại có phản ứng tích cực đối với thông tin này khi hy vọng sức cầu sẽ được tăng thêm.

Nhìn vào biểu đồ trên và diễn biến của VN-index chúng ta thấy rằng TTCK đã có những phản ứng khá nhậy và tích cực sau những chính sách của các nhà tạo lập Thị trường. Tuy nhiên tác động của các chính sách này tại điểm (1) và (2) chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn rồi TTCK lại tiếp tục giảm mạnh khi rơi đến điểm (3). Đến lúc này Chính phủ đã buộc phải sử dụng những biện pháp can thiệp mang nặng tính hành chính

vào thị trường bằng cách giảm biên độ giao dịch xuống. Cũng như hai lần trước TTCK đã có những phản ứng khá tích cực với quyết định này.

Như vậy có thể thấy rằng các tác động trong ngắn hạn của chính sách đã phát huy tác dụng khá tốt nhưng Chính phủ chưa có những chính sách ổn định thị trường mang tính dài hơi hơn. Một mặt việc điều chỉnh giảm của thị trường trong thời gian qua được nhìn nhận một cách khách quan là do các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế cũng như các chính sách tiền tệ của Chính phủ đã tác động lên một số thành phần tham gia TTCK như hệ thống các ngân hàng cho vay cầm cố bằng cổ phiếu. Việc tác động của Chính phủ nên theo hướng giải quyết những nguyên nhân chính gây ra việc suy giảm của thị trường nhưng thay vì như vậy, Chính phủ lại sử dụng những biện pháp mang tính hành chính để can thiệp dù với mục đích tốt là ổn định TTCK, một cách gián tiếp nhằm ổn định nền kinh tế.

Tuy nhiên để TTCK ổn định và phát triển một cách lành mạnh thì rõ ràng Chính phủ cần phải đưa ra cho bằng được hệ thống các chính sách và thực hiện một cách nhất quán các chính sách này trong thời gian tới, tránh gây ra những cú sốc quá mạnh cho thị trường, nhằm tạo dựng niềm tin cho các Nhà đầu tư – đặc biệt là đối với các NĐTNN. Điều cần nhất là thị trường phát triển một cách ổn định và bền vững chứ không phải là những biến động tăng - giảm quá nhanh một cách thái quá.

Một phần của tài liệu Phân tích những ảnh hưởng gây ra sự đi xuống của thị trường chứng khoán Việt Nam đầu năm 2008 dựa trên phân tích nền kinh tế (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w