2.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở tỉnh Thanh Hoá
2.1.2. Tình hình đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Thanh Hoá hiện nay
2.1.2.1. Các chức danh công chức cấp xã ở tỉnh Thanh Hoá
Tỉnh có 27 huyện thị thành phố gồm 634 xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã), bao gồm: 90 xã loại I, 277 xã loại II và 270 xã loại III. Theo quy định tại Nghị Định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính Phủ (thay thế Nghị định 121/2003/NĐ-CP) về chức danh, số lượng, một số chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thì Xã loại I được bố trí 25 người, Xã loại II được bố trí 23 người, Xã loại III được bố trí 21 người.
Tỉnh Thanh Hoá được giao 14.291 cán bộ, công chức cấp xã, trong số đó số lượng công chức xã tăng 2.143 người so với Nghị định 121/2003/NĐ- CP. Để tuyển dụng công chức cấp xã bổ sung cho số tăng thêm này bảo đảm chất lượng, Sở Nội Vụ đã tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành chính sách thu hút người có trình độ đại học hệ chính quy trở lên về công tác tại xã, phường, thị trấn và chính sách hỗ trợ đối với công chức cấp xã chưa đạt chuẩn (Nghị quyết số 143/2009/NQ-HĐND ngày 16/12/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa).
Thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 798/2010/QĐ-UBND ngày 13/03/2010 về chính sách thu hút người có trình độ đại học hệ chính quy trở lên về công tác tại xã, phường, thị trấn và chính sách hỗ trợ đối với công chức cấp xã chưa đạt chuẩn. Sau hơn 3 năm thực hiện Quyết định của UBND tỉnh, chất lượng đội ngũ công chức cấp xã có nhiều chuyển biến, số lượng công chức cấp xã có trình độ đại học tăng nhanh, đa số công chức xã phát huy tốt trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tính năng động, sáng tạo trong công việc, góp phần từng bước nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở. Việc tăng cường số lượng công chức cấp xã góp phần giảm tải số lượng công việc, thuận lợi cho họ tập trung hoạt động chuyên môn, đảm bảo về tiến độ và hiệu quả công việc. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của các chức danh công chức xã thì vẫn tồn tại một số hạn chế:
- Công chức Trưởng công an xã tổ chức phòng ngừa, phòng chống các tệ nạn xã hội và các vi phạm pháp luật trên địa bàn còn hạn chế, chưa làm tốt công tác bảo vệ hiện trường, bảo vệ mục tiêu quan trọng ở địa bàn. Nghiệp vụ của công an xã còn nhiều hạn chế, chính vì vậy công tác nắm bắt, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ được cấp trên giao thường không hiệu quả. Các vụ việc vi phạm pháp luật, tội phạm trên địa bàn quản lý không phát hiện kịp thời.
- Công chức Chỉ huy trưởng quân sự công tác tổ chức khắc phục thiên tai, sơ tán cứu hộ, cứu nạn làm chưa tốt.
- Công chức Văn phòng - Thống kê công tác soạn thảo văn bản quản lý làm chưa tốt, giải quyết các thủ tục còn phiền hà, sách nhiễu nhân dân khi lãnh đạo bận công việc đột xuất,chưa kịp thời điều chỉnh bổ sung việc làm cho phù hợp. Nhiều công chức văn phòng việc xây dựng kế hoạch làm việc cho cơ quan, cho lãnh đạo còn gặp nhiều khó khăn, công tác tổ chức các kỳ họp, hội nghị, công tác văn thư lưu trữ làm không đúng quy trình, thủ tục.
- Công chức Tài chính - Kế toán xây dựng, thực hiện dự toán thu chi ngân sách, quyết toán ngân sách, ghi sổ sách kế toán, quản lý các dự án xây dựng cơ bản, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân trong khai thác nguồn thu đang còn yếu kém. Nhất là công tác lập các dự toán, quyết toán dự án, công trình xây dựng do cấp xã là chủ đầu tư.
- Công chức Địa chính - Xây dựng lập và quản lý hồ sơ địa chính làm chưa tốt, tham mưu giúp UBND hoà giải tranh chấp đất đai chưa thuyết phục dẫn đến tranh chấp kéo dài, vượt cấp còn nhiều, tham gia xây dựng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất ở cấp xã chưa khoa học, chưa mang tầm chiến lược, chưa khai thác được tiềm năng của đất; phối hợp giải phóng mặt bằng chưa kịp thời còn để lãng phí thời gian sử dụng đất, khiếu nại, hoà giải tranh chấp chưa tốt, tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa sâu rộng trong nhân dân.
- Công chức Tư pháp - Hộ tịch: Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật, phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật đang còn hạn chế, thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng chính sách chưa nhiều, chất lượng chưa cao; chưa thực hiện tốt việc thi hành án theo sự phân cấp. Công tác hộ tịch của công chức này ở nhiều nơi chưa tốt, tình trạng nể nang, cẩu thả dẫn đến việc thực hiện pháp luật về Hôn nhân gia đình, đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn, nuôi con nuôi chưa tốt.
- Công chức Văn hoá- Xã hôi công tác nắm bắt thông tin và tình hình môi trường văn hoá ở địa phương chưa nhạy bén. Công tác tuyên truyền, giáo dục đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tình hình kinh tế - xã hội chưa tốt. Việc tổ chức các đội văn nghệ nghiệp dư ở cấp xã chưa tốt, công tác tham mưa cho Uỷ ban nhân dân về cá hình thức hiện tuyên truyền, vận động nhân dân còn nghèo nàn. Ngoài ra còn các yếu tố về cơ cấu, số lượng, tư duy, tác phong, lề lối làm việc của công chức chính quyền cấp xã có ảnh hưởng đến năng lực quản lý nhà nước ở tỉnh.
2.1.2.2. Cơ cấu Công chức cấp xã ở tỉnh Thanh Hoá
Bảng 2.1: Về giới tính, dân tộc, tôn giáo, độ tuổi
TT Chức danh lƣợng Số
Giới tính Dân tộc Tôn giáo Độ tuổi
Nam Nữ Kinh Dân tộc khác Có Không Dưới 30 31-45 46-60 Trên 60 1 Trưởng công an xã 610 610 0 469 141 1 609 37 330 243 0 2 Chỉ huy trưởng quân sự 629 629 0 489 140 3 626 44 394 191 0 3 Văn phòng – Thống kê 1.159 688 471 909 250 5 1.154 402 505 252 0 4 Địa chính-NN-XD-MT 1.222 874 348 973 249 2 1.218 401 571 250 0 5 Tài chính – kế toán 952 561 391 788 164 3 949 289 404 259 0 6 Tư pháp – hộ tịch 794 493 301 642 152 4 790 186 435 173 0 7 Văn hoá – xã hội 1.186 684 502 969 217 6 1.180 485 458 243 0
Tổng cộng 6.552 4.539 2.013 5.239 1.313 26 6.526 1.844 3.097 1.611 0
Tỷ lệ % 100 69,28 30,72 79,96 20,04 0,4 99,60 28,14 47,27 24,59 0,0
* Về cơ cấu dân tộc
Nhìn chung, tỉ lệ công chức cấp xã là người Kinh chiếm tỷ lệ cao. Người dân tộc thiểu số so với các năm trước có chiều hướng tăng lên chiếm.
* Về giới tính
Qua số liệu thống kê trên cho thấy đội ngũ công chức cấp xã có tỷ lệ nữ chiếm 30,7%, nam chiếm 69,3%. Nhìn chung đội ngũ công chức cấp xã của tỉnh còn có sự chênh lệch lớn về cơ cấu giới tính, chưa đảm bảo được bình đẳng về giới tính hiện nay. Điều này đòi hỏi các cấp lãnh đạo các ngành cần phải có chính sách chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ công chức nữ ở cơ sở.
* Cơ cấu độ tuổi Công chức cấp xã
- Dưới 30 tuổi có 1844 người chiếm 28.14%
- Từ 31 tuổi đến 45 tuổi có 3094 người chiếm 47.27% - Từ 46 đến 60 tuổi có 1611 người chiếm 24.59%
Qua số liệu thấy được độ tuổi công chức cấp xã có độ tuổi dưới 45 chiếm tỷ lệ cao, từ 46 đến dưới 60 chiếm tỷ lệ thấp. Như vậy cơ cấu độ tuổi tương đối hợp lý, cân đối giữa các độ tuổi, đảm bảo phát huy được mặt mạnh của cơ cấu độ tuổi, phù hợp với yêu cầu của trẻ hoá đội ngũ công chức. Tuy nhiên, công chức ở độ tuổi trẻ tỷ lệ cao đồng nghĩa với thâm niên công tác chưa cao, do đó vấn đề về kinh nghiệm, kỹ năng trong hoạt động thực thi công vụ còn ít, không phát huy được điểm mạnh của 3 độ tuổi: sự kinh nghiệm, chắc chắn của độ tuổi cao, sự hài hoà, thận trọng của độ tuổi trung niên và sự năng động, sáng tạo của độ tuổi trẻ, đồng thời sẽ có giai đoạn bị hụt hẫng về đội ngũ. Chính vì vậy, cần quan tâm đào tạo bồi dưỡng đội ngũ trẻ, có nhiều kinh nghiệm trong công tác để tiếp thêm sức mạnh cho cơ sở, khắc phục tình trạng hẫng hụt đội ngũ công chức xã trong tương lai, tạo nên sự kế cận chuyển tiếp công chức trong tương lai một cách hợp lý.
2.1.2.3. Chức trách, nhiệm vụ của công chức xã ở tỉnh Thanh Hoá
Công chức xã, phường, thị trấn (xã, phường, thị trấn sau đây gọi chung là cấp xã) làm công tác chuyên môn thuộc biên chế của Ủy ban nhân dân cấp xã, có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác được phân công và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
* Đối với công chức Trưởng Công an xã
- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về công an xã và các văn bản có liên quan của cơ quan có thẩm quyền.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã giao. - Đối với thị trấn chưa bố trí lực lượng công an chính quy thì Trưởng Công an thị trấn thực hiện nhiệm vụ như đối với Trưởng Công an xã quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này trên địa bàn thị trấn.
* Đối với công chức Chỉ huy trưởng Quân sự
- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực quốc phòng, quân sự trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về dân quân tự vệ, quốc phòng toàn dân, nghĩa vụ quân sự và các văn bản có liên quan của cơ quan có thẩm quyền.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
* Đối với công chức Văn phòng - Thống kê
- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn phòng, thống
kê, tổ chức, nhân sự, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc và thanh niên trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Xây dựng và theo dõi việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, lịch làm việc định kỳ và đột xuất của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
+ Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức các kỳ họp; chuẩn bị các điều kiện phục vụ các kỳ họp và các hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã;
+ Tổ chức lịch tiếp dân, tiếp khách của Ủy ban nhân dân cấp xã; thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp xã; nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo và chuyển đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xem xét, giải quyết theo thẩm quyền; tổng hợp, theo dõi và báo cáo việc thực hiện quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xã và thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật;
+ Chủ trì, phối hợp với công chức khác xây dựng và theo dõi việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổng hợp, thống kê, báo cáo tình hình phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp xã; dự thảo các văn bản theo yêu cầu của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
* Đối với công chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc công chức Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã)
- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Đất đai, tài nguyên, môi trường, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng các báo cáo về đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học, công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
+ Tổ chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo vệ môi trường trên địa bàn cấp xã;
+ Giám sát về kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện các thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra để xác nhận nguồn gốc, hiện trạng đăng ký và sử dụng đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai và biến động về đất đai trên địa bàn; xây dựng các hồ sơ, văn bản về đất đai và việc cấp phép cải tạo, xây dựng các công trình và nhà ở trên địa bàn để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
* Đối với công chức Tài chính-kế toán
- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực tài chính, kế toán trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
+ Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp xã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách và các biện pháp khai thác nguồn thu trên địa bàn cấp xã;
+ Kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân sách cấp xã và thực hiện báo cáo tài chính, ngân sách theo đúng quy định của pháp luật;
+ Thực hiện công tác kế toán ngân sách (kế toán thu, chi ngân sách cấp xã, kế toán các quỹ công chuyên dùng và các hoạt động tài chính khác, kế toán tiền mặt, tiền gửi, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, tài sản,...) theo quy định của pháp luật;
+ Chủ trì, phối hợp với công chức khác quản lý tài sản công; kiểm tra, quyết toán các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật.