VỀ PHÂN LOẠI THƢƠNG NHÂN
3.1. ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÂN LOẠI THƢƠNG NHÂN THƢƠNG NHÂN
Hoàn thiện pháp luật về thương nhân cho phát triển kinh tế, thương mại là địi hỏi mang tính quy luật trong nền kinh tế thị trường. Yêu cầu đặt ra là vừa phải có định hướng đúng vừa cần có những giải pháp thiết thực nhằm:
- Một mặt khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành về thương nhân;
- Mặt khác phải hướng tới việc xây dựng được hệ thống pháp luật về thương nhân hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài của hoạt động thương mại.
Thực hiện nhiệm vụ khó khăn, phức tạp này là một quá trình và phải dựa trên những quan điểm, định hướng khoa học với tư cách là những tư tưởng chỉ đạo cho q trình hồn thiện pháp luật về thương nhân ở nước ta trong thời gian tới. Việc hoàn thiện pháp luật về thương nhân cần được thực hiện theo những định hướng chỉ đạo sau:
Thứ nhất: Hoàn thiện pháp luật về phân loại thương nhân phải căn cứ vào đặc điểm của nền kinh tế thị trường Việt Nam
Quá trình hình thành, phát triển của tầng lớp thương nhân và pháp luật về thương nhân luôn bắt nguồn từ đòi hỏi khách quan của đời sống kinh tế. Vì vậy, việc đề ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về thương nhân ở nước ta tất yếu phải dựa vào đặc điểm của nền kinh tế thị trường, nơi sinh ra nghề thương mại và tầng lớp thương nhân Việt Nam. Ở mức độ khái quát, nền kinh tế thị trường Việt Nam có những đặc điểm chủ yếu sau:
Một là, nền kinh tế thị trường nước ta được hình thành từ quá trình
chuyển đổi từ mơ hình kinh tế kế hoạch tập trung cao độ. Với đặc điểm của mơ hình kinh tế kế hoạch tập trung, nền kinh tế không chứa đựng những tiền đề và điều kiện cho phát triển thương mại và theo đó thương nhân cũng không xuất hiện theo đúng bản chất của nó. Khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, chúng ta chưa có những tiền đề lý luận cũng như thực tiễn nhận thức về thương nhân và hoạt động thương mại một cách đầy đủ và đúng đắn. Kinh tề thị trường là hệ thống hữu cơ những mối liên hệ giữa chủ thể thị trường và các yếu tố thị trường. Đó là mối liên hệ giữa các nhà sản xuất, nhà phân phối, cung ứng các dịch vụ, người tiêu dùng…Thương nhân chính là "nhân vật" trung tâm của thị trường. Xuất phát từ địi hỏi đó, khi xây dựng và hồn thiện pháp luật về thương nhân, cần thay đổi cách tiếp cận mang nặng yếu tố quản lý hành chính về thương nhân sang phương pháp coi trọng các quy luật của thị trường, bằng việc Nhà nước tạo môi trường pháp lý cho hoạt động thương mại phát triển. Phải gạt bỏ những tư duy pháp lý cũ coi trọng vấn đề quản lý của nhà nước về thương mại, trong hoạt động lập pháp, lập quy, sang tư duy pháp lý mới lấy thị trường, coi trọng các quy luật kinh tế khách quan để hoạch định chính sách pháp luật về thương mại, theo tinh thần của tự do hóa thương mại.
Hai là, nền kinh tế thị trường nước ta đang trong quá trình phát triển,
thiếu cân đối, chưa đồng bộ. Đặc điểm này được thể hiện ở những điểm sau: Kinh tế nông nghiệp, nông dân vẫn chiếm tỷ trọng cao, công nghiệp chưa phát triển, thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ phát triển không đồng đều giữa các vùng, miền… Đặc điểm này địi hỏi khi xây dựng và hồn thiện pháp luật về thương nhân chúng ta chưa thể nóng vội để tạo ra một khn khổ pháp lý hiện đại như các nước phát triển. Chúng ta phải tính tới các loại hình thương nhân đang tồn tại phổ biến như cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh gia đình… để có những giải pháp pháp lý thích hợp nhằm khuyến khích thương mại phát triển.
Ba là, nền kinh tế nước ta đang bị tác động bởi hội nhập kinh tế quốc
phải có những quy định phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam, mặt khác phải đáp ứng được các chuẩn mực thương mại quốc tế.
Thứ hai: Pháp luậ t về phân loạ i thư ơ ng nhân phả i
phù hợ p vớ i truyề n thố ng, văn hóa kinh doanh của người Việt Nam
Xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu, người Việt Nam coi trọng nghề nông hơn nghề thương mại "trọng nơng ức thương", vì vậy có thể nói rằng người Việt khơng có truyền thống thương mại, có chăng cũng chỉ là kinh doanh bn bán nhỏ "tiểu thương". Cùng với văn hóa kinh doanh Á Đơng chi phối tới "kiểu" và phương thức kinh doanh của người Việt Nam. Từ khía cạnh truyền thống, văn hóa kinh doanh có thể tìm ra những điểm khác biệt giữa cách thức kinh doanh của người Việt Nam so với kiểu, cách thức kinh doanh của các dân tộc, quốc gia khác trên thế giới. Nều như phong cách kinh doanh của người phương tây chú trọng tới sự chủ động và thành tích cá nhân, khơng ngại mạo hiểm, năng động sáng tạo được coi trọng hơn truyền thống, quan điểm thời gian là "tiền bạc" "thì người Việt Nam nhìn chung có truyền thống ưa thích kinh doanh ổn định, ngại mạo hiểm, coi trọng tình cảm hơn tài năng, thích sự hài hịa, tin tưởng rất nhiều vào Nhà nước" [16, tr. 49]. Có lẽ vì vậy mà ở Việt Nam, sự tồn tại của các hình thức tổ chức kinh doanh có tính chất gia đình, làng xã là rất phổ biến. Nếu khơng xuất phát từ góc độ truyền thống, văn hóa thì khó có thể lý giải tại sao ở Việt Nam lại tồn tại kiểu kinh doanh như tổ hợp tác, hộ gia đình, nhóm kinh doanh, trong khi ở nhiều quốc gia trên thế giới khơng có kiểu kinh doanh như vậy. Tại sao ở Việt Nam có chợ "cóc, chợ quê", trong khi ở các nước phát triển chỉ có "siêu thị". Đặc điểm truyền thống, văn hóa kinh doanh cho chúng ta một cái nhìn biện chứng khi xây dựng, hoàn thiện pháp luật thương nhân cần phải chú trọng tới việc xây dựng những quy chế pháp lý thích hợp cho những thương nhân kinh doanh bn bán nhỏ, có tính chất gia đình, bạn hữu trước khi muốn nhanh chóng xây dựng quy chế pháp lý cho những mơ hình kinh doanh hiện đại kiểu phương Tây. Để phù hợp với đặc điểm này, nội dung pháp luật về thương nhân cần
hoàn thiện với mục tiêu quan trọng là: phải đa dạng hóa các loại hình thương nhân, đặc biệt là các hình thức thương nhân có tính đối nhân, chế độ trách nhiệm tài sản an tồn, đảm bảo tính rõ ràng minh bạch...
Thứ ba: Pháp luật về phân loại thương nhân phải đảm bảo tiết kiệm chi phí gia nhập thị trường
Pháp luật về thương nhân là bộ phận quan trọng của pháp luật thương mại, là phương tiện để thương nhân hoạt động thương mại. Lý luận cũng như thực tiễn đã chứng minh, dù được ban hành trong điều kiện nào với mục đích gì, các quy định về thương nhân chỉ được coi là đúng đắn và cần thiết khi nó mang lại hiệu quả kinh tế cụ thể. Một trong những căn cứ chủ yếu đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực của pháp luật về thương nhân là tính kinh tế trong việc chi phí cho việc thực hiện các quy định pháp luật. chẳng hạn chi phí để được gia nhập thị trường. Các nước thuộc OECD đã có những giải pháp cải cách pháp luật như: Đơn giản hóa các thủ tục về thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, giảm thiểu các loại giấy phép kinh doanh, thiết lập hệ thống cơ quan đăng ký tập trung… Ở nước ta, khi hoàn thiện pháp luật về thương nhân phải tính tới yếu tố này với nội dung chủ yếu là phải dự báo được những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của các quy định liên quan đến các điều kiện để trở thành thương nhân, cũng như những quy định liên quan đến gia nhập thị trường, vận hành khai thác doanh nghiệp…
Thứ tư: Hoàn thiện pháp luật về phân loại thương nhân phải được đặt trong tổng thể hoàn thiện pháp luật thương mại
Pháp luật về thương nhân là trụ cột chính của pháp luật thương mại, có vai trị thúc đẩy và quyết định diện mạo của pháp luật thương mại. Vì vậy, về mặt logic việc hoàn thiện pháp luật về thương nhân phải đặt trong mối quan hệ biện chứng với các giải pháp tổng thể hoàn thiện pháp luật thương mại nói chung. Điều đó đặt ra yêu cầu hoàn thiện pháp luật về thương nhân phải được tiến hành một cách đồng bộ; việc hoàn thiện từng lĩnh vực cụ thể
của pháp luật thương mại cần có quan điểm thống nhất, liên thơng, tương thích giữa các lĩnh vực, như: Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư…điều đó sẽ đảm bảo cho thương nhân hoạt động trong môi trường pháp lý đồng bộ, thống nhất trong việc điều chỉnh pháp luật đối với các loại thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, quy mô kinh doanh hay hình thức tổ chức, tránh tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo hay tạo ra những khoảng trống pháp lý.
Thứ năm: Hoàn thiện pháp luật về phân loại thương nhân phải đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tất yếu dẫn đến tự do hóa thương mại, điều đó đặt ra u cầu khi hồn thiện pháp luật về thương nhân, các quốc gia cần phải đưa hệ thống pháp luật thương mại của mình thích ứng với các chuẩn mực chung cũng như những thông lệ thương mại quốc tế. Từ thực tiễn đó, trong q trình soạn thảo ban hành các văn bản pháp luật về thương nhân nói riêng và pháp luật thương mại nói chung cần phải có quan điểm: Thương nhân Việt Nam mang "bản sắc" Việt Nam, phản ánh truyền thống văn hóa, trình độ phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, đồng thời cũng phải thể hiện tính hiện đại, tương thích với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế về thương nhân, thương mại. Những nguyên tắc thương mại trên thị trường quốc tế, như: Đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc, tính minh bạch của pháp luật đã được tiếp nhận trong pháp luật thương mại của các quốc gia hay quan niệm về hành vi thương mại, thế nào là thương nhân trong hệ thống pháp luật các nước đang ngày càng xích lại gần nhau hơn.