6. Kết cấu của Luận văn
2.1. Thực trạng chính sách pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt
2.1.1. Đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, thuế suất thuế tiêu
2.1. Thực trạng pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt
2.1.1. Đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt thụ đặc biệt
2.1.1.1. Quy định của pháp luật về đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt
2.1.1.1.1. Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế TTĐB được thực hiện theo quy định tại Điều 2 Luật thuế TTĐB số 27/2008/QH12, Điều 2 Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ, khoản 1 Điều 1 Nghị định số 113/2011/NĐ-CP ngày 8 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ.
Theo các quy định trên thì đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm:
Hàng hóa:
- Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;
Tất cả các loại thuốc lá có đầu lọc, không có đầu lọc, sản xuất bằng nguyên liệu trong nước, nguyên liệu nhập khẩu đều phải chịu thuế TTĐB.
- Rượu: bao gồm tất cả các loại rượu ở các nồng độ khác nhau, kể cả rượu thuốc được sản xuất từ các loại nguyên vật liệu khác nhau, kể cả rượu chế biến từ hoa quả như rượu vang....
- Bia: Bao gồm tất cả các loại bia, bia chai, bia hộp (bia lon), bia hơi, bia tươi.
- Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;
Không đánh thuế TTĐB đối với các loại xe chở người từ 24 chỗ ngồi trở lên; xe buýt, các loại xe tải.
- Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;
Đây là một điểm mới của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt so với các quy định trước đó. Xe mô tô có dung tích xi lanh trên 125 phân khối (cm3), với đặc thù là đại bộ phận thuộc loại xe tay ga, xe đua, thường có giá trị lớn, chủ yếu được sử dụng và lưu thông ở các thành phố lớn, người sử dụng phần đông là bộ phận dân cư có thu nhập cao. Việc đưa loại xe môtô có dung tích xi - lanh trên 125 cm3 vào diện chịu thuế TTĐB không ảnh hưởng đến các đối tượng sử dụng xe máy phổ thông là bà con nông dân, người lao động có thu nhập trung bình trở xuống mà vẫn bảo đảm được yêu cầu định hướng tiêu dùng, khuyến khích sử dụng năng lượng có hiệu quả, tiết kiệm nhiên liệu và góp phần giảm ô nhiễm môi trường.
- Tàu bay, du thuyền; loại sử dụng cho mục đích dân dụng cá nhân (không dùng để kinh doanh vận chuyển hành khách, du lịch);
Đây là những mặt hàng cao cấp phục vụ cho các đối tượng có thu nhập rất cao. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và thiên hướng tiêu dùng xã hội, một bộ phận dân cư có thu nhập cao có khả năng sở hữu tàu bay, du thuyền để phục vụ nhu cầu tiêu dùng riêng. Vì vậy, đối tượng này được đưa vào nhóm chịu thuế TTĐB nhằm thực hiện chính sách điều tiết thu nhập.
- Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác bao gồm cả condensate để pha chế xăng không bao gồm nap-ta (naphtha), condensate, chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác dùng làm nguyên liệu để sản xuất sản phẩm (trừ sản xuất xăng) do cơ sở kinh doanh trực tiếp nhập khẩu hoặc mua trực tiếp của cơ sở sản xuất bán ra;
- Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống: trường hợp cơ sở sản xuất bán hoặc cơ sở nhập khẩu nhập tách riêng từng bộ phận là cục nóng hoặc cục lạnh thì hàng hóa bán ra hoặc nhập khẩu (cục nóng, cục lạnh) vẫn thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB như đối với sản phẩm hoàn chỉnh (máy điều hoà nhiệt độ hoàn chỉnh).
- Bài lá;
- Vàng mã, hàng mã (không bao gồm hàng mã là đồ chơi trẻ em, đồ dùng dạy học và dùng để trang trí).
Dịch vụ:
- Kinh doanh vũ trường;
- Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);
- Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;
- Kinh doanh đặt cược: đặt cược thể thao, giải trí và các hình thức đặt cược khác theo quy định của pháp luật.
- Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn; - Kinh doanh xổ số.
Theo đó ta có thể thấy rằng, các hàng hóa, dịch vụ là đối tượng chịu thuế TTĐB đều là những hàng hóa, dịch vụ cần hạn chế tiêu dùng do có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường sống hay có tính chất mê tín, dị đoan (như thuốc lá, rượu, bia, vàng mã) hoặc các hàng hóa, dịch vụ không khuyến khích tiêu dùng do không có tác động xấu, rõ ràng đến sức khỏe người dân nên yêu cầu hạn chế thấp hơn (như kinh doanh đặt cược, casino) hoặc những hàng hóa, dịch vụ xa xỉ cần điều tiết thu nhập (điều hòa nhiệt độ 90.000BTU trở xuống, ô tô, du thuyền, tàu bay).
Phạm vi hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB ở các nước trên thế giới cũng rất khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các nước trên thế giới đánh thuế TTĐB vào các nhóm hàng hoá dịch vụ phổ biến sau:
- Thuế đánh vào đồ uống có cồn và thuốc lá: nhìn chung các nước đều đánh thuế đối với hai nhóm hàng hóa này ở mức cao nhằm chống lại sự nguy hiểm mà việc hút thuốc lá mang lại và khả năng gây nghiện của đồ uống có cồn nhằm thực hiện mục tiêu xã hội. Ví dụ, Liên minh Châu Âu, thuế đối với thuốc lá điếu có thể thay đổi từ 5 - 55% của giá bán lẻ và tối thiểu 70 EURO cho 2000 điếu thuốc. Ở Trung Quốc, thuế áp dụng cho thuốc lá điếu từ 25 - 30%. Ở Hàn Quốc, thuế suất 72% được áp dụng cho rượu và đồ uống có cồn được chưng cất nói chung và thuế suất 100% đối với bia. Ở Indonesia, thuế suất 75% cho các loại bia, rượu [3][36].
- Thuế đánh vào xe có động cơ (chủ yếu là ôtô): Hầu hết các nước đánh thuế TTĐB đối với ôtô.Việc đánh thuế TTĐB đối với xe ôtô cũng luôn tính đến mục tiêu bảo vệ môi trường như vấn đề tắc đường, ô nhiễm khí thải.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, tại nhiều nước, bên cạnh việc sử dụng tiêu chí số chỗ ngồi, họ còn kết hợp với một số tiêu chí khác để định ra mức thuế TTĐB như dung tích xi lanh (hoặc công suất động cơ), kích thước xe liên quan đến diện tích chiếm chỗ,... Để khuyến khích người tiêu dùng trong nước sử dụng năng lượng tiết kiệm, nhìn chung các nước đều áp dụng mức thuế suất thuế TTĐB thấp hơn đối với các loại xe có dung tích xi lanh nhỏ, các loại xe tiết kiệm nhiên liệu, xe sử dụng nhiên liệu sạch.
- Thuế TTĐB đối với nhiên liệu:
Thuế TTĐB đối với mặt hàng xăng, dầu được áp dụng đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới do đây là loại hàng hóa cần hạn chế để bảo vệ môi trường, ngoài ra đây là loại năng lượng tiêu hao, không có khả năng tái tạo do đó cần điều tiết để người tiêu dùng sử dụng tiết kiệm, hợp lý tài nguyên.
Mỗi nước có các loại thuế, phí áp dụng đối với xăng dầu khác nhau, ngoài các sắc thuế chung hầu như các nước đều áp dụng các sắc thuế như: thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt,... một số nước có chung đường biên giới với Việt Nam còn áp dụng thêm các loại thuế, phí đặc thù khác đối với xăng dầu, như: Trung Quốc có thêm thuế giáo dục, thuế kiến thiết; Lào có thêm phí cầu đường, phí rủi ro doanh nghiệp và chi phí hao phí; Campuchia có thêm phụ thu.
Thuế TTĐB chiếm một tỷ trọng khá lớn trong giá bán xăng dầu ở hầu hết các nước (chủ yếu trong khoảng từ 20 – 40%), trong đó có nhiều quốc gia có tỷ trọng thuế TTĐB trong giá bán chiếm hơn 40% như trường hợp của Croatia, Pháp, Ý, Hà Lan hay ở Anh. Đối với các nước đang phát triển, tỷ trọng thuế TTĐB trong giá bán đối với mặt hàng xăng dầu trong giá bán nhìn chung thấp hơn so với các nước phát triển[34].
- Thuế TTĐB đối với các hoạt động casino, hộp đêm, cá cược và bài lá:
Hiện nay hầu hết các nước đều áp dụng thuế TTĐB đối với các hoạt động này. Xét trên khía cạnh khả năng mang lại thu nhập từ thuế TTĐB đối với hoạt động này thì hiện nay các hoạt động này chưa nhiều bởi pháp luật Việt Nam còn công nhận hạn chế các hoạt động trên. Tuy nhiên trong tương lai thì số thuế thu từ các hoạt động trên là rất đáng kể. Tuy nhiên việc quản lý thuế TTĐB đối với các hoạt động này khá phức tạp trong việc xác định đối tượng nộp thuế, cách tính thuế và quản lý sự tuân thủ của đối tượng nộp thuế.
Ở nhiều nước, dịch vụ kinh doanh casino đều phải nộp thuế tương tự như thuế TTĐB ở Việt Nam, tuy nhiên tên gọi ở mỗi nước khác nhau. Ở Singapore, Anh, Áo, Séc, Đan Mạch, Phần Lan … là thuế casino; tại Mỹ được gọi là thuế cá cược; thuế trò chơi đặc biệt tại Úc; thuế đặc biệt tại Macao … Cơ sở tính thuế đối với loại thuế này tại các nước rất khác nhau: có nước xác định trên lợi nhuận ròng, có nước lại xác định trên tổng doanh thu trò chơi …
- Thuế TTĐB đối với các hàng hoá dịch vụ khác: Các hàng hoá dịch vụ thuộc nhóm này ở các quốc gia rất khác nhau, song thông thường bao gồm một số loại như máy điều hoà không khí (kể cả máy điều hoà tổng và máy điều hoà có công suất nhỏ); đầu máy video, đầu đĩa, hệ thống âm thanh, máy quay phim, máy rửa bát; mỹ phẩm; thuyền máy, thuyền buồm, máy bay, máy bay trực thăng; các dụng cụ chơi gôn và trượt tuyết…
Một số trường hợp hàng hóa không phải chịu thuế TTĐB:
Các trường hợp hàng hoá không phải chịu thuế TTĐB đó là những hàng hoá, dịch vụ trong danh mục kể trên nếu chúng rơi vào các trường hợp dưới đây:
- Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu;
- Hàng hóa nhập khẩu bao gồm:
+Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ;
+Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ;
+ Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu không phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
+ Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; hàng nhập khẩu để bán miễn thuế theo quy định của pháp luật;
-Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch;
- Xe ô tô cứu thương; xe ô tô chở phạm nhân; xe ô tô tang lễ; xe ô tô thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên; xe ô tô chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông;
- Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ[7][8][23].
2.1.1.1.2. Đối tượng nộp thuế
Thuế TTĐB được áp dụng theo nguyên tắc điểm đến, tức là đánh vào hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB được tiêu dùng trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia. Hàng hoá sản xuất tại một nước nếu xuất khẩu sẽ không phải chịu thuế TTĐB tại nước xuất khẩu mà sẽ chịu thuế TTĐB tại nước nhập khẩu theo quy định của nước nhập khẩu hàng hoá.
Cũng theo nguyên tắc điểm đến thuế TTĐB được thiết lập không phân biệt hàng hoá sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu. Không thể đánh thuế TTĐB đối với mặt hàng nhập khẩu nào đó mà không đánh thuế TTĐB đối với mặt hàng sản xuất trong nước cùng loại. Mặt khác, cũng không thể đánh thuế đối với mặt hàng sản xuất trong nước mà không đánh vào mặt hàng cùng loại nhập khẩu. Khi tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới WTO, nguyên tắc không phân biệt đối xử đòi hỏi phải áp dụng thuế TTĐB đối với hàng nhập khẩu và sản xuất cùng loại theo cùng phương pháp đánh thuế và theo cùng mức thu về thuế TTĐB.
Theo quy định của pháp luật về thuế TTĐB hiện hành, đối tượng nộp thuế TTĐB bao gồm:
- Người nộp thuế TTĐB là tổ chức, cá nhân có sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB, bao gồm:
+ Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp) và Luật Hợp tác xã.
+ Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác.
+ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.
+ Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
- Cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua hàng chịu thuế TTĐB của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì cơ sở kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế TTĐB. Khi bán hàng hóa, cơ sở kinh doanh xuất khẩu phải kê khai và nộp đủ thuế TTĐB [7][8][23].
2.1.1.1.3. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế suất thuế TTĐB đượcquy định tại Điều 7 Luật thuế TTĐB số 27/2008/QH12, Điều 5 Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16/3/2009 của Chính phủ và khoản 4 Điều 1 Nghị định số 113/2011/NĐ-CP ngày 8/12/2011 của Chính phủ.
Thuế suất thuế TTĐB áp dụng có tính chất phân biệt giữa các nhóm hàng hoá,dịch vụ và giữa các hàng hoá, dịch vụ trong cùng một nhóm nhằm thực hiện chính sách điều tiết sản sản xuất và hướng dẫn tiêu dùng xã hội củaNhà nước và được quy định cụ thể tại biểu thuế TTĐB như sau [23]:
Bảng 2.1: Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt
Stt Hàng hoá, dịch vụ Thuế suất (%)
I Hàng hoá
1 Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá
65
2 Rượu
a) Rượu từ 20 độ trở lên
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến hết ngày 31 tháng
12 năm 2012 45
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 50
b) Rượu dưới 20 độ 25
3 Bia
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến hết ngày 31 tháng
12 năm 2012 45
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 50
4 Xe ô tô dưới 24 chỗ
a) Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này
Loại có dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 trở xuống 45 Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 3.000 cm3 50 Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 60 b) Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, trừ loại quy
định tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này 30
c) Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, trừ loại quy