Người yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở việt nam hiện nay luận văn ths luật kinh tế 60 38 50 (Trang 27 - 28)

Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP quy định:

Người yêu cầu đăng ký là Bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm hoặc Tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản của bên nhận bảo đảm là doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản hoặc người được một trong các chủ thể này ủy quyền. Trong trường hợp thay đổi Bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, thì Bên bảo đảm mới, bên nhận bảo đảm mới cũng có thể là người yêu cầu đăng ký thay đổi đó [20].

Tuy nhiên, đối với một số giao dịch bảo đảm nhất định nhƣ Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, pháp luật quy định cụ thể Bên thế chấp là bên có nghĩa vụ "làm thủ tục đăng ký việc thế chấp" (khoản 2 Điều 717 BLDS) với cơ quan đăng ký có thẩm quyền.

Căn cứ với quy định nêu trên, trong hoạt động cho vay của NHTM thì ngƣời yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm bao gồm: Bên bảo đảm, NHTM hoặc ngƣời thứ ba đƣợc các bên ủy quyền thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm. Theo đó, Bên bảo đảm có thể là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đáp ứng đầy đủ điều kiện pháp luật về chủ thể vay vốn, có nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tắn dụng/hợp đồng bảo lãnh đã ký kết với Ngân hàng hoặc ngƣời thứ ba cam kết bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho Bên bảo đảm theo thỏa thuận trong các hợp đồng nêu trên. Còn NHTM - Bên nhận bảo đảm là tổ chức tắn dụng đƣợc thành lập hợp pháp, đƣợc thực hiện hoạt động cho vay theo đúng quy định của pháp luật đồng thời là bên có quyền trong quan hệ tắn dụng/bảo lãnh mà việc thực hiện quyền này đƣợc bảo đảm bằng một hoặc nhiều giao dịch bảo đảm (nhƣ cầm cố, thế chấp tài sản,Ầ) của Bên bảo đảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở việt nam hiện nay luận văn ths luật kinh tế 60 38 50 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)