Để thực hiện những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm về trốn thuế, kiến nghị những vấn đề sau:
Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật hình sự về tội phạm trốn thuế.
Cần xác định rõ hành vi trốn thuế: Hành vi trốn thuế là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm. Có thể mô tả rõ dấu hiệu pháp lý của hành vi trốn thuế trong điều luật hoặc có sự hướng dẫn cụ thể trong các văn bản hướng dẫn áp dụng.
Bổ sung thêm các văn bản hướng dẫn cụ thể xác định các đối tượng chịu thuế để tránh nhầm lẫn trong việc giải quyết các vụ án về trốn thuế.
Mặt khác, chúng ta cần quy định một chế tài cao hơn, xử lý nghiêm khắc hơn đối với những người đưa ra chủ trương trốn thuế trong các doanh nghiệp. Chúng ta nên quy định thêm tình tiết tăng nặng định khung là lợi dụng tư cách pháp nhân để trốn thuế.
Sửa đổi hình phạt đối với tội trốn thuế theo hướng mở rộng áp dụng phạt tiền. Một trong những nguyên nhân làm giảm khả năng áp dụng của hình phạt tiền này là vì hình phạt tiền được quy định là một chế tài lựa chọn bên hình phạt tù hoặc cải tạo không giam giữ. Do đó, đối với những trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng và nếu hình phạt tiền được quy định cho những tội này là điều luật nên sửa đổi theo hướng quy định hình phạt tiền là hình phạt độc lập.
Thứ hai, các cơ quan chức năng đưa vào nội dung, chỉ thị công tác của
cơ quan mình việc tổng kết toàn diện kết quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về trốn thuế trong đó tập trung phân tích, đánh giá thành công, tồn tại của công tác này, nguyên nhân của thành công cũng như tồn tại để làm cơ sở tham mưu, đề xuất những nội dung cụ thể trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm về trốn thuế.
Thứ ba, Về quy trình hoàn thuế giá trị gia tăng: Quy trình hoàn thuế
được xây dựng dựa trên luật thuế GTGT. Sửa đổi quy trình hoàn thuế đòi hỏi phải sửa đổi luật thuế GTGT. Trước mắt, cần thực hiện những vấn đề sau:
Quy trình hoàn thuế GTGT dựa trên quan điểm doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo cơ chế tự khai báo thuế và tự nộp thuế; doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về tính trung thực về số thuế đó nộp. Dựa trên quan điểm này thì quy trình hoàn thuế được xây dựng trên cơ sở hoàn thuế trước, kiểm tra sau. Vấn đề đặt ra là nếu doanh nghiệp vi phạm thì Nhà nước phải xử lý, nếu nhà nước không xử lý được thì đó là trách nhiệm của Nhà nước. Luật thuế đó qui định những trường hợp xử phạt, trong đó gian lận thuế GTGT bị phạt từ 1 – 5 lần giá trị gian lận; trốn thuế với số lượng lớn hoặc đó bị xử phạt về vi phạm hành chính về thuế mà còn có hành vi tiếp tục vi phạm nghiêm trọng khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, quy trình hoàn thuế theo cơ chế hoàn thuế trước, kiểm tra sau là phù hợp.
Mặc dù, ngành thuế cũng đó phân loại những đối tượng cần thực hiện việc kiểm tra, thanh tra trước, hoàn thuế sau; đối tượng cần được hoàn trước rồi mới kiểm tra, thanh tra sau theo Thông tư 82/2002/TT-BTC ngày 18/9/2002 của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, việc thực thi còn nhiều lúng túng và phức tạp, bởi vì việc theo dõi doanh nghiệp hiện nay của Ngành thuế chỉ dựa vào các báo cáo từng thời kỳ do các doanh nghiệp gửi lên, chứ chưa theo dõi được các giao dịch của doanh nghiệp. Muốn giải quyết được tình trạng trên,
ngành thuế phải thiết lập được hệ thống thông tin đến tận các doanh nghiệp đến các ban ngành – quận – huyện, để có thông tin kịp thời về các giao dịch của doanh nghiệp. Từ đó, có thể hạn chế được tối đa tình trạng gian lận thuế.
- Việc quản lý hoá đơn kê khai thuế cần phải thực hiện bằng hệ thống máy tính trên toàn quốc để truy cập, xác minh hoá đơn một cách thuận lợi và nhanh gọn. Do đó, ngành thuế cần phải phát triển hệ thống mạng giữa các tỉnh, thành phố nhằm xác định đúng số thuế GTGT kê khai khấu trừ, hoàn thuế; phát hiện kịp thời hoá đơn đó thông báo không còn giá trị sử dụng.
- Cơ quan thuế cần làm tốt chức năng xử phạt hành chính. Cần nghiêm khắc phạt và phạt nặng những đối tượng cố tình gian lận làm giảm số thuế phải nộp. Trường hợp cố tình làm giấy tờ giả để được khấu trừ thuế cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự chứ không đơn thuần chỉ xử phạt hành chính như hiện nay.
- Thực hiện đồng bộ giữa luật thuế GTGT và các luật có liên quan. - Giáo dục người dân nhận thức được tầm quan trọng của hoá đơn khi đi mua sắm: người tiêu dùng cần phải lấy hoá đơn khi mua sắm bất kỳ hàng hoá nào nhằm tránh những hành động gian lận về thuế, giúp Nhà nước thu đủ số thuế.
- Một số cán bộ trong ngành thuế, Hải quan chưa làm tròn và đúng vai trò, nhiệm vụ của mình. Trong một số trường hợp có sự thông đồng với các đối tượng gian lận thuế, làm mất tiền của Nhà nước. Thiết nghĩ công tác cán bộ trong ngành Thuế và Hải quan phải được đặt lên hàng đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nhằm ngăn chặn các hành vi này, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các sở, ngành chức năng sau: Sở Kế hoạch đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải thông báo về địa phương nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở, đồng thời xây dựng cơ chế hậu kiểm để kịp thời phát
hiện Doanh nghiệp không triển khai dự án, không sản xuất kinh doanh hoặc không tồn tại tại nơi đăng ký kinh doanh. Sở Ngoại vụ phải báo cáo Bộ Ngoại giao về các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trốn thuế, gian lận thuế, từ đó tìm biện pháp giải quyết.
Trong năm nay, cơ quan thuế phải tập trung thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, cửa hàng ở các địa phương khác nhau, tập trung vào các hoạt động bán lẻ, nhà hàng ăn uống, dịch vụ, vũ trường, bar, karaoke, massage, dịch vụ cầm đồ…; các doanh nghiệp kê khai lỗ nhiều năm liền, các doanh nghiệp được ưu đãi thuế suất trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản; các cửa hàng, chi nhánh, đại lý bán xe ô tô, gắn máy; các ngân hàng, nhất là ngân hàng nước ngoài đang hoạt động kinh doanh tại các tỉnh, thành phố; các doanh nghiệp dịch vụ hàng hải, vận tải biển, vận tải hàng hải quốc tế; các doanh nghiệp hoàn thuế nhiều kỳ, có số hoàn thuế lớn… Cơ quan thuế chuyển ngay cho cơ quan công an các hồ sơ doanh nghiệp mua bán hoá đơn đó bỏ trốn để điều tra xử lý theo quy định…
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo Cục Thuế phối hợp với cơ quan báo chí vận động người dân khi mua hàng phải yêu cầu đơn vị bán hàng cung cấp hoá đơn tài chính, đồng thời phối hợp xây dựng các chuyên mục thông tin
KẾT LUẬN
Tội phạm nói chung, tội phạm trốn thuế nói riêng đã và đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh trật tự và nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trốn thuế không chỉ gây thất thu ngân sách mà còn làm giảm vai trò điều tiết của công cụ thuế, tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Vì vậy, từ khi thành lập và trong suốt quá trình phát triển, Nhà nước ta luôn chú trọng đến việc ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh hành vi trốn thuế và các quy định đó ngày một được bổ sung, hoàn thiện hơn.
Mặc dù vậy, tình hình trốn thuế vẫn có nhiều diễn biến phức tạp. Số vụ và số đối tượng trốn thuế ngày càng tăng. Kèm theo đó là sự móc nối giữa các tổ chức, cá nhân với các cán bộ có chức có quyền trong các cơ quan Nhà nước, cơ quan thực thi pháp luật, lợi dụng sơ hở của pháp luật để trốn thuế. Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là do những tác động của mặt tiêu cực trong nền kinh tế thị trường, ý thức chấp hành pháp luật của người dân, bất cập trong quản lý nhà nước và thiếu sót, sơ hở của hệ thống pháp luật… Do vậy, để nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh chống trốn thuế trong giai đoạn hiện nay, ngoài việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đến từng người dân cũng cần phải phát hiện kịp thời các sơ hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế và các quy định của pháp luật hình sự về tội trốn thuế, đưa ra phương hướng hoàn thiện. Đối với các cơ quan tiến hành tố tụng, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình bảo đảm mọi hành vi trốn thuế phải được xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Có như vậy, trật tự an ninh xã hội nói chung, trật tự quản lý kinh tế nói riêng mới được ổn định, tạo điều kiện cho nền kinh nước ta phát triển vững chắc, đảm bảo dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh./.
Danh mục những tài liệu tham khảo
1. Bộ luật hình sự năm 1985 2. Bộ luật hình sự năm 1999
3. Bộ luật hình sự năm 1999 và sửa đổi, bổ sung năm 2010 4. Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999
5. Chuyên đề thực tiễn công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự về tội trốn thuế - một số giải pháp và kiến nghị, tháng 11/2007 của Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự về kinh tế và chức vụ.
6. Công văn số 8585/BTC-TCT ngày 08/07/2005 hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
7. Luật thuế giá trị gia tăng năm 1999 và luật sửa đổi bổ sung năm 2005
8. Nghị định 100/2004/NĐ-CP ngày 25/2/2002 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
9. Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế.
10. Nghị định số 156/2005/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng.
11. Luật giá trị gia tăng ngày 10/05/1997.
pháp và kiến nghị, Tài liệu tập huấn của Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế và chức vụ.
13. Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT-BCA-TANDTC-VKSNDTC- BTP ngày 23/11/2004 hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi mua bán, sử dụng trái phép hoá đơn giá trị gia tăng.
14. Thông tư liên ngành số 06/TTLN ngày 20/09/1996 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ nội vụ hướng dẫn xử lý tội trốn thuế.
PHỤ LỤC
Bảng 1 Mục 2.1.1
Số vụ, bị can và số tiền trốn thuế được phát hiện ở Việt Nam trong 5 năm (2005-2009)
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm Số vụ/ bị can Số tiền trốn thuế
2005 31/79 15.531.924.784 2006 36/78 25.512.763.821 2007 28/59 56.868.390.154 2008 24/39 42.944.108.118 2009 52/158 60.944.955.125 Tổng 201/413 201.802.142.002
Bảng 2 Mục 2.2.1.
Tình hình giải quyết của CQĐT về tội trốn thuế trong 5 năm (2005-2009)
Năm
Thụ lý, giải quyết của CQĐT
Tổng số Đề nghị truy tố Tạm đình chỉ Đình chỉ Vụ Bị can Vụ Bị can Vụ Bị can Vụ Bị can
2005 50 111 26 65 2 4 4 6 2006 59 127 28 71 6 5 2 5 2007 56 124 35 84 1 1 2 4 2008 41 88 24 52 1 1 1 7 2009 45 125 40 112 1 1 1 1 Cộng 251 575 153 384 11 12 10 23
Bảng 3 Mục 2.2.1
Tình hình thụ lý, giải quyết
của VKS về tội trốn thuế trong 5 năm (2005 – 2009)
Năm
Thụ lý, giải quyết của VKS
Tổng số Truy tố Tạm đình chỉ Đình chỉ Vụ Bị can Vụ Bị can Vụ Bị can Vụ Bị can
2005 27 71 19 53 4 12 4 6 2006 30 79 27 63 1 6 2 10 2007 38 83 33 62 5 13 3 8 2008 26 69 22 53 3 12 1 4 2009 30 79 27 63 1 6 2 10 Cộng 151 381 128 294 14 49 12 38
Bảng 4 Mục 2.2.1.
So sánh tội trốn thuế và các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được VKS truy tố giai đoạn từ 2005 – 2009
Năm Tội trốn thuế
Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Tỉ trọng trốn thuế trong tổng số tội XPTTQLKT(%) Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo
2005 19 53 872 1651 2 3 2006 27 63 868 1677 3 3 2007 33 62 832 1802 4 3 2008 22 53 837 1792 2 2 2009 27 63 861 1708 3 3 Tổng 128 241 4511 68462 2 3
Bảng 5 Mục 2.2.1.
Tình hình thụ lý, giải quyết
của Toà án về tội trốn thuế trong 5 năm (2005 – 2009)
Năm
Thụ lý, giải quyết của Toà án
Tổng số thụ lý Toà án xét xử Tạm đình chỉ Đình chỉ Vụ Bị can Vụ Bị can Vụ Bị can Vụ Bị can
2005 24 63 17 28 5 26 2 9 2006 38 102 28 81 7 18 3 3 2007 42 82 31 56 4 19 3 7 2008 26 64 18 45 3 8 5 11 2009 30 79 27 63 1 9 2 7 Cộng 160 390 111 273 20 82 15 37
Bảng 6 Mục 2.2.1.
Bảng tổng hợp hình phạt Toà án áp dụng trong 5 năm từ 2005-2009
Năm Toà án đã xét xử Hình phạt tù Hình phạt tiền Số vụ Số bị can 2005 17 28 23 5 2006 28 81 68 13 2007 31 56 48 7 2008 18 45 41 4 2009 27 63 55 13 Tổng số 111 273 241 32