Hình 16. Giấy Kraft

Một phần của tài liệu Báo cáo tìm hiểu bao bì giấy (Trang 31 - 37)

Phụ lục hình

Hình 16. Giấy Kraft

- Được sản xuất từ bột gỗ sulphit, 40-60g/m2.

- Bột gỗ trước khi tạo giấy được qua công đoạn đánh khuấy, đảo trộn mạnh để nghiền nhỏ, làm mất tính chất sợi của bột gỗ. Sau đó được cán, ép mạnh để tạo độ trong suốt của giấy tốt hơn đồng thời tăng độ dai chắc, độ mịn cho giấy.

- Thường được dùng để bao gói margarine, làm lớp trong túi bánh qui, các sản phẩm rán… ( sau một thời gian dài tiếp xúc giấy sẽ thấm nước, thấm dầu).

Hình 17. Giấy không thấm mỡ

3.3. Giấy gương

- Sản xuất như giấy không thấm mỡ nhưng sử dụng máy cán siêu mịnh. Giấy trở nên bóng láng và trong mờ.

- Trọng lượng 20-40 g/m2.

Hình 18. Giấy gương

3.4. Giấy tráng sáp

- Tráng ướt ( ẩm) và tráng khô.

- Cho thêm vào sáp EVA (chất dẻo trùng hợp giữa etylen và vinylaxetate), PE và một số vecni tổng hợp: tăng khả năng kết dính tốt khi ghép kín, mềm dẻo, tạo độ cứng cho bề mặt.

- Giấy tráng sáp sử dụng phổ biến bao gói thực phẩm nhiều chất béo, thực phẩm lạnh, đông.

3.5. Giấy carton

- Carton phẳng: được sản xuất bằng cách ghép nhiều lớp giấy lại với nhau. Lớp bên trong thường là các loại giấy có tỷ trọng thấp chủ yếu là giấy phế thải. Lớp bên ngoài sử dụng loại giấy có chất lượng tốt hơn (kraft).

- Carton sóng: chịu sự đè nén, va đập trong điều kiện môi trường có độ ẩm cao, do tạo ên các lớp sóng, tăng cường các lớp giấy bìa.

- Carton trắng: làm từ giấy cellulose nguyên chất.

Hình 19. Giấy carton

4. Một số kiểu bao bì giấy, giấy carton 4.1. Bao bì vận chuyển- giấy bìa gợn sóng

Giấy bìa gợn sóng thực hiện chức năng vận chuyển là vật liệu tạo nên bao bì ngoài hình khối chữ nhật một lượng lớn đơn vị bán lẻ, giúp thuận tiện trong phân phối vận chuyển,lưu kho và kiểm tra quản lý. Quá trình cải tiến nguyên vật liệu tạo nên giấy bìa gợn sóng là một trong những bước tiến của thế kỷ 20 .Nó được sản xuất trên máy có tốc độ 50-200 m/phút, khổ rộng 2m và có thể được ghép 3,5 hoặc 7 lớp. Những đặc tính về cường lực của nó tùy thuộc vào loại giấy được dùng,biên độ gợn sóng và chất lượng của keo. Các gợn sóng có hình vòng cung nhằm mục đích tăng khả năng chịu lực lên cao nhất.

• Các loại giấy gợn sóng

Tùy thuộc vào loại hàng hóa và cách thức xếp hàng hóa mà giấy bìa gợn sóng có nhứng yêu cầu cường lực khác nhau.

Loại gợn sóng A, có bước sóng dài và chiều cao sóng cao có đặc tính chịu lực va chạm tốt nhất. Giấy bìa gợn sóng loại A sẽ được dùng để đóng gói các loại hàng hóa có thê bị ảnh hưởng bởi va chạm cơ học.

Loại gợn sóng B, có bước sóng ngắn và chiều cao sóng thấp cũng có khả năng chịu tải trọng nặng so với loại gợn sóng A, do đó giấy bìa gợn sóng kiểu B chủ yếu được dùng để đóng gói hàng hóa có tải trọng cao như đồ hộp.

Loại gợn sóng C, kết hợp những đặc tính của loại A và loại B nên có tính năng chịu được tải trọng và va chạm.

Loại gợn sóng D, có bước sóng ngắn chiều cao sóng rất thấp nên khả năng chịu tải trọng cũng như va chạm đều rất kém vì thế chỉ được dùng làm bao bì thương mại bao gói các loại hàng hóa có trọng lượng nhỏ và ít chịu tác động tác động cơ học.

Dựa vào những đặc tính của loại sóng để xác định phương cách tạo thùng chứa hình khối chữ nhật bằng giấy bìa gợn sóng có khả nằng chịu lực tác động và chịu tải trọng tốt nhất.

Cấu trúc triển khai của bao bì ngoài bằng bìa gợn sóng, khi lắp thành thùng chứa phải có cấu tạo gợn sóng, bề mặt xung quanh có đường nối đỉnh của gợn sóng thẳng đứng với mặt đáy, mặt đáy và nắp có phương của đường nối đỉnh sóng song song nhau và song song với một mặt phẳng đáy.

Bảng 2: Các thông số kỹ thuật giấy lượn sóng

Kiểu sóng Chiều cao (mm) Bề dày (mm) Số sóng/foot (30 cm) Chiều dài sóng (mm) A 4.59 0.52 36 8.4 B 2.61 0.52 49 6.1 C 3.68 0.52 38 7.8 D 1.2 0.52 94 3.2 Các loại gợn sóng A, B, C, D

• Một số phương pháp tạo hình của bao bì giấy gợn sóng - Cách 1

- Cách 2

- Cách 3

- Cách 4

- Cách 6

- Cách 7

4.2. Bao bì tetra pak

Đặc điểm

Bao bì tetra pak là loại bao bì ghép rất nhẹ nhằm mục đích vô trùng, đảm bảo chất lượng tươi, nguyên cho sản phẩm giàu dinh dưỡng và vitamin từ nguồn nguyên liệu. Bao bì nhẹ, có tính bảo vệ môi trường, tiện ích cho sử dụng, chuyên chở, phân phối và bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ thường với thời gian dài.

Theo phương thức đóng gói tetra pak, sữa phải được thanh trùng, tiệt trùng trước khi đóng vào bao bì. Bao bì tetra brik dạng phức hợp được tiệt trùng riêng bằng hơi H2O2

trước khi được rót sữa vào.

Phương pháp đóng bao bì tetra pak đi đôi cùng với phương pháp tiệt trùng nhiệt độ cao, thời gian cực ngắn UHT đảm bảo cho sữa không bị biến đổi màu, mùi, như sậm màu và trở nên có mùi nấu.

Hình 20. Cấu tạo bao bì tetra pak

Một phần của tài liệu Báo cáo tìm hiểu bao bì giấy (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w