Tình hình bắt ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của viện kiểm sát trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 42 - 46)

Bắt người là biện pháp ngăn chặn có tính đặc thù, thường được áp dụng liền trước các biện pháp tạm giữ hoặc tạm giam, làm hạn chế quyền tự do thân thể của người bị bắt trong một khoảng thời gian nhất định với mục đích ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội, không để cho họ tiếp tục gây hậu quả cho xã hội, hoặc cản trở quá trình điều tra xử lý, đảm bảo sự tham gia của họ trong các hoạt động tố tụng hình sự. Bộ luật tố tụng hình sự cho phép áp dụng biện pháp bắt người không chỉ đối với bị can, bị cáo mà cả người chưa bị khởi tố hình sự. Việc cho phép mở rộng này là xuất phát từ yêu cầu thực tế của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Quyết định bắt người tác động trực tiếp đến quyền tự do về thân thể của công dân, một trong các quyền nhân thân quan trọng nhất của con người được quy định trong Hiến Pháp. Vì vậy cần có sự cân nhắc thận trọng khi quyết định việc bắt. Việc bắt người đúng pháp luật sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, ngăn chặn kịp thời những hành vi phạm tội cũng như những hành vi trốn tránh pháp luật, gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án của người phạm tội, bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án được thuận lợi. Ngược lại, việc bắt người không đúng pháp luật sẽ gây tác hại nhiều mặt như xâm phạm quyền tự do thân thể của công dân, làm giảm uy tín của nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật, gây hoang

mang trong dư luận, dễ bị các thế lực phản động, thù địch trong và ngồi nước lợi dụng để xun tạc nói xấu chế độ, chống lại nhà nước.

Ngày 30 tháng 9 năm 2010, Văn phịng chính phủ đã tổ chức hội nghị tổng kết 12 năm thực hiện Nghị quyết 09/CP của Chính phủ về chương trình quốc gia về phòng, chống tội phạm, tại hội nghị Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm báo cáo từ năm 1998 đến hết tháng 6 năm 2010 cả nước đã điều tra phát hiện 953.135 vụ phạm tội các loại; giảm 103.000 vụ (bằng 10,07% so với giai đoạn năm 1986 – 1997) triệt phá 43.280 băng, nhóm các loại; bắt 126.660 đối tượng.

Theo thống kê, 12 năm qua cả nước đã điều tra, khám phá 694.771 vụ, bóc gỡ nhiều đường dây tội phạm nghiêm trọng, triệt phá gần 1000 tụ điểm phức tạp về Ma túy.So với năm 2007 cả nước giảm gần 40.000 người nghiện Ma túy. Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết 09/CP số vụ án oan đã giảm tối đa (trong đó mỗi năm chỉ cịn trên dưới 10 vụ) .Tuy nhiên, từ năm 2000 đến nay số vụ án chống người thi hành công vụ; tội phạm cướp, cướp giật, tội phạm trong lứa tuổi thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên có xu hướng tăng lên, chiếm 90,4%, trong đó 21% là các vụ án giết hại người thân trong gia đình. Theo báo cáo thì giải pháp chiến lược thời gian tới sẽ đề xuất Bộ chính trị ban hành chỉ thị “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng chống

tội phạm trong tình hính mới” và xây dựng chiến lược quốc gia phòng chống tội phạm đến năm 2020.

So với các biện pháp ngăn chặn khác được Bộ luật tố tụng hình sự quy định thì bắt người là một trong những biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất, đồng thời cũng được cơ quan điều tra sử dụng phổ biến trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Tuy nhiên, biện pháp bắt người đang có những tồn tại nhất định. Cụ thể:

- Cịn có sự lạm dụng trường hợp bắt khẩn cấp quá nhiều. Lý giải về vấn đề này cịn có nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng, việc bắt khẩn cấp là đỡ phải chờ Viện Kiểm sát phê chuẩn, mất thời gian mà cùng một lúc còn phải giải quyết nhiều vụ án nên bắt khẩn cấp sẽ thuận lợi hơn, dễ làm việc, nhưng lý giải như thế nào chăng nữa thì đây là sự lạm dụng trường hợp bắt khẩn cấp, mặc dù có bắt đúng đối tượng nhưng lại bắt sai quy định, hơn nữa đây là một trong những biểu hiện bắt người vì động cơ cá nhân, vì tình trạng điều tra viên được khốn cơng tác phí, do đó đi lại nhiều sẽ tốn kém nên thường nảy sinh tư tưởng này.

- Việc bắt khẩn cấp là do cơ quan điều tra đã bắt trước sau đó mới đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp, chính vì vậy cơ quan điều tra không trao đổi trước với Viện kiểm sát hoặc có trao đổi thì cũng chưa có kết luận thống nhất giữa hai cơ quan dẫn đến việc cơ quan điều tra bắt tạm giữ Viện kiểm sát không phê chuẩn. Hầu hết các vụ bắt khẩn cấp Viện kiểm sát không phê chuẩn là do cơ quan điều tra bắt không đúng theo quy định tại các điểm b,c khoản 1 điều 81 Bộ luật tố tụng hình sự.

Ví dụ: trong thực tế nhiều đối tượng phải bắt để tạm giữ, tạm giam phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử nhưng để bắt được đối tượng làm sao đảm bảo an toàn cho người thi hành nhiệm vụ là rất khó, có những địa phương mang tính cục bộ cho nên để tiến hành bắt đối tượng tại nhà và áp giải đối tượng về nơi tạm giữ, tạm giam là rất khó thực hiện, thơng thường những vụ án này liên quan đến lợi ích chung của cả tập thể, như những vụ án gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ… nên khi bắt những đối tượng này thường gặp phải sự chống trả quyết liệt của những người có liên quan, chính vì vậy việc lạm dụng trường hợp bắt khẩn cấp thường được áp dụng để bắt những trường hợp nêu trên, cho nên việc vi phạm nguyên tắc này là không thể tránh khỏi trong việc bắt tạm giữ, tạm giam.

- Việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam: mặc dù đã có sự ràng buộc của pháp luật là đòi hỏi phải có chữ ký của Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát trước khi tiến hành, nhưng qua nghiên cứu và số liệu thống kê cho thấy vẫn có vấn đề nảy sinh như do điều tra viên và Kiểm sát viên quen biết nhau, thống nhất với nhau trong khi đề xuất biện pháp ngăn chặn bắt bị can để tạm giam, do vậy dẫn đến việc không vô tư trong hoạt động tố tụng, vi phạm quy định tại điều 303 Bộ luật tố tụng hình sự về Bắt, tạm giữ, tạm giam; việc dùng giấy triệu tập để triệu tập bị can đến cơ quan hoặc đến trụ sở chính quyền địa phương, sau đó tun bố bắt đối tượng, nên việc mời người hàng xóm hoặc người đại diện chính quyền địa phương chứng kiến sẽ không thực hiện được, điều tra viên tự mình hồn tất mọi thủ tục theo trình tự pháp luật làm cho việc bắt đó không khách quan.

- Việc bắt người phạm tội quả tang: luôn luôn chiếm tỷ lệ cao trong các trường hợp bắt do cơ quan điều tra thường tiếp nhận người bị bắt nhiều hơn là từ hoạt động của mình. Do đó có liên quan đến nhiều vấn đề đi kèm như sự không thống nhất giữa Viện kiểm sát với cơ quan điều tra trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn tiếp theo hoặc lúc đầu Viện kiểm sát đồng ý nhưng sau lại không đồng ý; việc bắt người phạm tội quả tang thường có diễn biến cấp bách, đột xuất do đó khơng thể xác định ngay được độ tuổi của đối tượng. Đây là vấn đề mà luật tố tụng hình sự cần quy định cụ thể cho trường hợp bắt này; khi đối tượng bị bắt, thường những người có trách nhiệm hoặc có uy tín khơng có mặt kịp thời nên hay xảy ra tình trạng đánh đập người bị bắt ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của họ; việc bắt người phạm tội quả tang ở các đơn vị xã, phường còn đơn giản, xem như là hình thức cảnh cáo, đe dọa, sau đó là tha thứ, khơng mang tính giáo dục cao.

Trên đây là một số những tồn tại trong việc áp dụng biện pháp bắt người trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam của cơ quan điều tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của viện kiểm sát trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)