Pháp luật Việt Nam giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển (Trang 100 - 101)

Với quan điểm cho rằng, hoạt động nhập khẩu các phương tiện giao thông vận tải để phá dỡ và hoạt động phá dỡ là nguyên nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Nên vào ngày 29 tháng 11 năm 2005, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường, trong đó Điều 42 của Luật này quy định cấm nhập khẩu máy móc, thiết bị và phương tiện giao thông vận tải đã qua sử dụng để phá dỡ. Trong giai đoạn này, hoạt động phá dỡ tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam vẫn được thực hiện nhưng cũng như giai đoạn trước, đó là thiếu các chế tài quản lý, không được kiểm soát chặt chẽ, còn đối với các tàu mang cờ quốc tịch nước ngoài bị cấm phá dỡ tại Việt Nam. Trong đó, một số tàu treo cờ quốc tịch nước ngoài thuộc sở hữu của doanh nghiệp Việt Nam đã cũ nát không còn khả năng khai thác nhưng không được phép phá dỡ trong nước, việc đưa các tàu ra nước ngoài phá dỡ thì mất chi phí rất cao không mang lại hiệu quả, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp cho tàu neo đậu dài ngày trên tuyến luồng gần cửa ngõ cảng biển gây mất an toàn, an ninh hàng

hải và tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường. Từ năm 2008, thị trường vận tải hàng hải suy giảm mạnh. Năng lực vận tải của đội tàu biển trong nước và trên thế giới trở nên dư thừa khiến số tàu quá tuổi không đủ điều kiện an toàn, môi trường vào các cảng biển hoặc không có nguồn hàng để khai thác và dần trở thành phế tích. Thêm vào đó, do khủng hoảng kinh tế, chủ tàu không đủ khả năng tài chính khai thác nên đã xảy ra tình trạng tàu biển neo đậu dài ngày tại các vùng nước cảng biển Việt Nam. Các chủ tàu không cung cấp nguyên nhiên liệu và không bố trí đủ thuyền viên để xử lý kịp thời các trường hợp sự cố an toàn, an ninh hàng hải và biện pháp bảo vệ môi trường đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn thông suốt của luồng hàng hải ra, vào cảng biển, gây nguy hại đến môi trường. Chi phí thường xuyên để duy trì cho tàu rất lớn và hầu hết các doanh nghiệp đang khó khăn về tài chính gần như bỏ mặc hoặc đưa vào cơ sở phá dỡ "chui". Mặt khác, ngành công nghiệp đóng tàu của nước ta đang lâm vào tình trạng khó khăn về mọi mặt, hợp đồng đóng mới, sửa chữa rất ít, trong khi đó nhiều doanh nghiệp có năng lực phá dỡ tàu biển, dư thừa lao động có kinh nghiệm lại không có việc làm do chưa có cơ chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)