- Chất lượng và công bằng giáo dục:
1.2.3. Nội dung phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo
Trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, giáo dục nền giáo dục của nước ta cịn có những yếu kém cần khắc phục, đó là: Yếu về chất lượng; mất cân đối về cơ cấu; hiệu quả giáo dục chưa cao; đội ngũ giáo viên còn yếu; cơ sở vật chất cịn thiếu; chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục và cơng tác quản lý chậm đổi mới, một số hiện tượng tiêu cực, thiếu kỷ cương chậm được khắc phục… Một trong những nguyên
nhân của những yếu kém là do chưa giải quyết được mối quan hệ giữa yêu cầu phát triển nhanh về số lượng và đảm bảo chất lượng và khả năng hạn hẹp về nguồn lực, do đó, đổi mới quản lý giáo dục và đào tạo là một vấn đề cấp bách cần sớm thực hiện, trong đó vấn đề phân cấp quản lý giáo dục và đào tạo nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động của toàn bộ hệ thống quản lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là một nội dung phải được quan tâm đúng mức.
Tuy nhiên, việc phân cấp trong quản lý giáo dục và đào tạo không đơn giản là giao nhiệm vụ cho cấp dưới mà cịn là giao phó quyền hạn với tư cách là những điều kiện tiên quyết để cấp dưới có thể thực thi, hồn thành nhiệm vụ. Phân cấp cũng không chỉ là giao phó nhiệm vụ và quyền hạn mà còn là chỉ rõ mục tiêu phải đạt, quy định phạm vi trách nhiệm cho cấp dưới trong việc thực hiện nhiệm vụ để đạt được các mục tiêu. Như vậy, phân cấp còn được hiểu là việc chuyển giao nhiệm vụ, thẩm quyền từ cơ quan quản lý nhà nước cấp trên xuống cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới để thực thi một số nhiệm vụ nhất định nhằm đạt mục tiêu đã đặt ra. Trong phạm vi nhiệm vụ, thẩm quyền được phân cấp, mỗi cấp quản lý có quyền chủ động, tự chủ và tự chịu trách nhiệm đối với việc sử dụng các nguồn lực nhằm đạt các mục tiêu trong các cơng việc của mình.
Mục tiêu phân cấp trong quản lý giáo dục và đào tạo là nhằm phân định rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi cấp trong hệ thống quản lý giáo dục và đào tạo, phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trên cơ sở đảm bảo sự quản lý thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo.
Việc phân cấp trước hết được gắn liền với sự phân định chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận của toàn bộ hệ thống giáo dục và đào tạo. Vấn đề
đặt ra hiện nay là điều chỉnh chức năng nhiệm vụ giữa các bộ phận cấu thành hệ thống quản lý giáo dục và đào tạo; Giữa cơ quan quản lý cấp trung ương với địa phương và cơ sở giáo dục như thế nào để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của xã hội và khắc phục những mặt còn yếu kém. Đây là vấn đề lớn, khó, cần nghiêm túc nghiên cứu, thảo luận để từng bước tìm lời giải. Một trong những khía cạnh quan trọng của việc phân định chức năng, nhiệm vụ đối với hệ thống quản lý giáo dục và đào tạo là sự phân cấp quản lý giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với UBND tỉnh và sự phân công nhiệm vụ của UBND tỉnh cho các Sở địa phương và giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các Bộ, Ban, Ngành ở trung ương có liên quan khác.
Tuy nhiên, quy mô của việc chuyển giao này rất đa dạng, từ phân cấp quản lý hành chính, quản lý nhân sự, quản lý chuyên môn đến quản lý tài chính. Mặc dù về lý thuyết, phân cấp là đúng đắn và có nhiều lợi ích nhưng trên thực tế, để thành cơng, q trình này lại phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm của các nhà quản lý, hệ thống chính trị, động lực cải cách cũng như phụ thuộc vào điều kiện kinh tế – xã hội, mối quan hệ tương tác giữa ngành giáo dục với các ngành khác và ngay trong chính ngành giáo dục.
Nội dung về phân cấp quản lý giáo dục thực chất là việc xác định lại và phân công lại các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng cấp, mà ở đây trong khuôn khổ của Luận văn, tôi chỉ xin đề cập đến việc phân cấp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Uỷ ban nhân dân tỉnh và các Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về giáo dục được quy định tại Điều 86 Luật Giáo dục năm 1998 và tại điều 99 Luật Giáo dục năm 2005.