vào Việt Nam
3.2.1. Hoàn thiện khái niệm bán phá giá trong pháp luật hiện hành Thứ nhất, giữ nguyên khái niệm về bán phá giá trong Pháp lệnh chống Thứ nhất, giữ nguyên khái niệm về bán phá giá trong Pháp lệnh chống
bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Quy định này phù hợp với chuẩn mực chung trong pháp luật chống bán phá giá của WTO.
Thứ hai, các quy định trong Pháp lệnh giá nên đề cập tập trung giải
quyết các vấn đề về biện pháp và công cụ quản lý giá của nhà nước đối với các lĩnh vực kinh tế mà nhà nước cần kiểm soát giá, các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý giá và các biện pháp xử lý đối với chủ thể có hành vi vi phạm. Vấn đề bán phá giá trong thương mại quốc tế nói riêng và bán phá giá nói chung không thể là đối tượng áp dụng của lĩnh vực pháp luật này.
Thứ ba, các hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ với mức giá đủ để
cướp đoạt thị phần của đối thủ hoặc loại bỏ đối thủ cạnh tranh sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh, cụ thể là các quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hoặc lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh.
Với quy định này, trong hệ thống pháp luật chỉ có một khái niệm về bán phá giá dành cho hàng hóa nhập khẩu khi giá nhập khẩu thấp hơn giá thông thường của hàng háo tương tự tại nước xuất khẩu. Mọi hành vi bán
hàng hóa (bao gồm hàng hóa sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu) được bán trên thị trường Việt Nam với mức giá dưới giá gây lỗ cho người thực hiện hành vi (đối tượng này không là nhà nhập khẩu) để chiếm đoạt thị trường một cách bất chính sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh. Như vậy, chúng ta không chỉ bảo đảm sự phù hợp của pháp luật Việt Nam với pháp luật WTO mà còn đảm bảo sự thống nhất và khả năng điều chỉnh của pháp luật đối với những hành vi trên.
3.2.2. Sửa đổi, bổ sung các quy định về thủ tục điều tra, xử lý vụ việc chống bán phá giá chống bán phá giá
Thứ nhất, sửa đổi bổ sung các quy định về việc bảo mật thông tin. Các
quy định về việc bảo mật thông tin trong Pháp lệnh chống bán phá giá còn sơ sài và có nhiều nội dung cần sửa đổi, cụ thể:
- Các quy định về việc thẩm định thông tin bảo mật trong pháp luật chống bán phá giá không nên đề cập đến bí mật quốc gia bởi đối tượng này được bảo mật theo pháp luật về bảo mật đối với bí mật quốc gia.
- Cần có quy định chi tiết về bản tóm tắt đối với các tài liệu, thông tin được yêu cầu bảo mật theo hướng bản tóm tắt phải đảm bảo các nội dung cơ bản để người tiếp cận có thể hiểu một cách hợp lý nội dung của tài liệu trừ trường hợp thông tin tài liệu không thể tóm tắt được.Trong trường hợp này bên đề nghị cần chứng minh rằng tài liệu, thông tin được đề nghị bảo mật không thể tóm tắt được.
Thứ hai, quy định chi tiết về việc điều tra tại chỗ
- Cần quy định việc điều tra tại chỗ đối với các doanh nghiệp trong nước bao gồm các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa bị điều tra và các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất trong nước. Với các doanh nghiệp nhập khẩu, việc điều tra tại chỗ nhằm thu thập và thẩm tra các thông tin có liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa như số lượng, khối lượng, giá trị của hàng hóa trong
thời kỳ điều tra, giá xuất khẩu,… Với các doanh nghiệp trong nước sản xuất hàng hóa tương tự, việc điều tra tại chỗ để thu thập và xác minh thông tin về thiệt hại đáng kể do việc bán phá giá gây ra hoặc đe dọa gây ra.
- Cần quy định về điều kiện mà các doanh nghiệp phải đáp ứng để được điều tra tại chỗ. Điều kiện được đặt ra từ mục đích của việc điều tra tại chỗ là xác minh lại những thông tin mà họ đã cung cấp trong bản câu hỏi và những tài liệu kèm theo. Do đó, để được điều tra tại chỗ, các doanh nghiệp phải trả lời hoàn chỉnh bản câu hỏi, phải cung cấp tài liệu, chứng cứ theo quy định của pháp luật và yêu cầu cơ quan điều tra. Trong trường hợp có nhiều doanh nghiệp đáp ứng được điều kiện trên và thời hạn điều tra không cho phép cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra tại chỗ tất cả doanh nghiệp, pháp luật nên đặt ra nguyên tắc mẫu. Việc chọn mẫu sẽ do cơ quan có thẩm quyền quyết định theo từng vụ việc cụ thể.
- Cần có quy định về việc thông báo nội dung điều tra tại chỗ, Pháp luật cần quy định cơ quan có thẩm quyền phải thông báo cho doanh nghiệp về nội dung sẽ thẩm tra trước khi tiến hành điều tra tại chỗ. Việc thông báo có tác dụng hỗ trợ cho người bị điều tra có những chuẩn bị cần thiết để đảm bảo việc điều tra hiệu quả và nhanh chóng.
Thứ ba, cần hoàn thiện các quy định về rà soát trong thời hạn và rà soát cuối kỳ.
- Không nên áp dụng cơ chế rà soát tự động đối với việc rà soát cuối kỳ. Theo quy định hiện hành, thời hạn áp dụng biện pháp chống bán phá giá không quá năm năm kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Do đó, khi hết thời hạn áp dụng, biện pháp chống bán phá giá đương nhiên hết hiệu lực. Việc áp dụng cơ chế tự động rà soát cho thấy ý chí của nhà nước mong muốn kéo dài khả năng áp dụng biện pháp chống bán phá giá khi chúng hết hiệu lực theo quy định của pháp luật. Điều này hoàn toàn trái với quy định
về thời hạn áp dụng biện pháp chống bán phá giá và trái với những nguyên tắc được ghi nhận trong pháp luật của WTO. Vì vây, pháp luật chỉ nên quy định việc rà soát cuối kỳ chỉ được thực hiện khi các bên liên quan có yêu cầu.
- Cần phân biệt nội dung rà soát cuối kỳ và việc điều tra ban đầu. Theo quy định hiện hành, việc rà soát được thực hiện theo các quy định về điều tra vụ việc chống bán phá giá bao gồm các quy định về nội dung điều tra và thủ tục điều tra. Tuy nhiên, các quy định này không hợp lý vì nội dung và mục đích của hoạt động rà soát và hoạt động điều tra là khác nhau. Nội dung của việc rà soát không xác định có hay không việc bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu, có hay không thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước…mà là đánh giá về tác động của việc chấm dứt áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với thị trường trong tương lai. Do đó, thủ tục và các hoạt động nghiệp vụ có thể áp dụng tương tự như cuộc điều tra ban đầu, song nội dung của việc rà soát phải được quy định chi tiết và có sự khác biệt với nội dung điều tra.
- Cần phân biệt nội dung và mục đích điều tra thường niên và điều tra cuối kỳ. Theo đó, rà soát thường niên chỉ nhằm đánh giá những thay đổi của thị trường để xác định lại mức độ áp dụng biện pháp chống bán phá giá trong khi rà soát cuối kỳ quyết định có hay không việc tiếp tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Với mục đích khác nhau như trên nôi dung của hai hoạt động rà soát này không thể giống nhau.
- Cần quy định về trách nhiệm của người yêu cầu rà soát. Người yêu cầu cần cung cấp chứng cứ chứng minh về việc cần thiết phải rà soát để thay đổi biện pháp chống bán phá giá cho phù hợp với điều kiện thị trường hoặc chứng minh về nhu cầu tiếp tục áp dụng các biện pháp này khi thời hạn áp dụng sắp kết thúc. Tùy theo đối tượng và nôi dung yêu cầu mà chứng cứ cần được cung cấp sẽ khác nhau.
3.2.3. Hoàn thiện bộ máy thực thi chống bán phá giá cho phù hợp với điều kiện hiện nay của Việt Nam với điều kiện hiện nay của Việt Nam
Xây dựng bộ máy thực thi và có năng lực là điều kiện tiên quyết đảm bảo hiệu quả của việc thực thi pháp luật chống bán phá giá. Việc hoàn thiện bộ máy chống bán phá giá cần đặt trong xu thế cải cách bộ máy hành pháp theo hướng tinh giản hợp lý. Hiện nay, trong bộ máy hành pháp đã tồn tại một số Hội đồng có chức năng xử lý các vụ việc về hành vi xâm hại đến thị trường cạnh tranh như Hội đồng cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Các Hội đồng này được thành lập riêng biệt theo quyết định của Chính phủ và các thành viên do những cán bộ quản lý nhà nước kiêm nhiệm. Trong khi đó nhu cầu xử lý các vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, các vụ việc về hành vi hạn chế cạnh tranh không nhiều nên hoạt động xử lý vụ việc chống bán phá giá, gần như không có bất cứ dấu hiệu vật chất nào cho thấy sự tồn tại của cơ quan này trên thực tế. Vì vậy, tình trạng cá doanh nghiệp trong nước không biết đến vai trò, nhiệm vụ của các cơ quan thực thi pháp luật dẫn đến lúng túng trong việc sử dụng pháp luật để tự bảo vệ mình.
Bên cạnh đó cần xây dựng chiến lực đào tạo nguồn lực cho các cơ quan thực thi pháp luật chống bán phá giá. Trong điều kiện chưa có kinh nghiệm thực tiễn, công tác đào tạo chắc chắn gặp nhiều khó khăn và cần có sự trợ giúp từ các nước phát triển đã có bề dày áp dụng pháp luật chống bán phá giá. Vấn đề cần giải quyết là nhưng cản trở trong tâm lý quản lý của các cơ quan có thẩm quyền hoạch định chính sách thương mại quốc tế bởi chiến lực đào tạo này chưa phát huy hiệu quả trong ngắn hạn do khả năng áp dụng pháp luật chống bán phá giá tại Việt Nam chưa cao. Tuy nhiên việc đào tạo cán bộ điều tra và xử lý vụ việc sẽ tạp thế chủ động cho Việt Nam trong dài hạn khi cần áp dụng các biện pháp phòng vệ hợp pháp trong thương mại quốc tế. Trước mắt
cần nhanh chóng củng cố lực lượng điều tra viên và nâng cao năng lực của nguồn nhân lực hiện tại cho Cục Quản lý cạnh tranh. Sau đó, nên sắp xếp lại cơ cấu của Hội đồng xử lý theo nguyên tắc không chỉ dựa trên chức danh quản lý để bổ nhiệm thành viên mà cần thu hút thêm các nhà khoa học từ các Viện nghiên cứu, các trường đại học và Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam.